Bộ GD-ĐT không công bố đề minh họa, thí sinh ôn tập như thế nào?

571

(Vanchuongphuongnam.vn) – Theo ông Mai Văn Trinh (Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT), kỳ thi THPT quốc gia năm nay Bộ GD-ĐT sẽ không công bố đề thi minh họa. Thông tin này sẽ làm cho nhiều học sinh lớp 12 và giáo viên băn khoăn.

Nhất là những học sinh và giáo viên chưa thật sự làm quen với đề thi cũ, chưa cọ xát nhiều với sự linh hoạt trong với cấu trúc đề thi minh họa và đề thi chính thức năm 2019. Chẳng hạn mức độ kiến thức lớp 11 trong đề thi các môn trắc nghiệm là bao nhiêu? Đề thi tự luận môn văn đa dạng như thế nào? Trong khi đó, đề thi chính thức năm 2019 vừa qua có phần khác với đề minh họa công bố trước đó.

Chú ý gì để ôn tập đúng trọng tâm?

Để việc ôn tập đúng trọng tâm và đạt hiệu quả, học sinh và giáo viên cần bám sát đề thi minh họa và đề thi chính thức của kỳ thi 2019 vừa qua. Tuy nhiên không nên quá cứng nhắc. Đừng quá xem nặng kiến thức mà cần chú ý nhiều về cấu trúc đề, ma trận đề thi, thanh điểm đáp án. Các môn trắc nghiệm nên chú ý đến số câu với mức độ dễ khó tăng dần như thế nào? Những phần trọng tâm nào sẽ ra trong đề, có thể sẽ có kiến thức lớp đã học ở 11 (là điều bình thường) ở đâu?

Với môn tự luận là ngữ văn, cần chú ý là đề không có kiến thức lớp 11, tuy nhiên học sinh có thể liên hệ vào bài làm của mình. Ngoài các chú ý trên như môn thi trắc nghiệm, môn văn cần đặc biệt chú ý đến sự đa dạng trong cách yêu cầu ở câu nghị luận văn học (câu 2, phần làm văn, 5 điểm). Vì phần này đa dạng kiến thức kiến, gồm nhiều thể loại khác nhau. Trong khi đó, đề thi minh họa và chính thức năm 2019 vừa qua chỉ là một trong vố số của sự phong phú đó.

Thí sinh cần nắm chắc đề thi minh họa môn văn

Đề thi tăng cường tính thực tiễn và hướng đến những yêu cầu có tính gợi mở. Điều này có nghĩa là yêu cầu TS phải có sự hiểu biết thực tế, vốn sống xã hội. Bên cạnh việc nắm vững kiến thức tác phẩm, TS cần phải có kỹ năng để xử lý một đề thi theo hướng “mở”, đa dạng, bất ngờ về các cách hỏi. Giảm thiểu được cách ra đề bị cho là hàn lâm về kiến thức, hạn chế cách ôn thi tiêu cực như  học “vẹt”, bài văn mẫu bấy lâu nay.

Câu đọc hiểu văn bản sẽ tăng thêm độ khó, sẽ hạn chế những câu hỏi nhận biết quá đơn giản theo kiểu “chống điểm liệt” trước đây, sẽ tăng cường những câu hỏi thông hiểu và vận dụng (thấp).Trong đề minh họa là các cách hỏi: “Chỉ ra… trong đoạn trích” (câu 1); “Theo anh/chị…” (câu 2); “Việc tác giả… có tác dụng gì?”; “Anh/chị có cho rằng…Vì sao…?”. Tình hình đó đòi hỏi TS phải có kỹ năng đọc và suy ngẫm kỹ, sâu và tốt hơn. Một khi câu nghị luận văn học giảm bớt chương trình lớp 10 và 11, giảm bớt vế yêu cầu, thì câu hỏi này tăng lên độ khó là điều dễ hiểu. Vả lại, cho như thế là hợplý, về lâu dài sẽ nâng lên kỹ năng đọc hiểu cho TS nói riêng và học sinh chúng ta nói chung.

Cần chú ý nhất là ở câu nghị luận văn học. Đây là cách hỏi khá thoáng, đầy ngẫu hứng theo lối chấm phá, từ một vài “lát cắt” của truyện (“hai lần miêu tả cung cách ăn uống của người vợ nhặt” trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân) nhưng TS phải nắm thật vững tác phẩm thì mới làm bài được.  những cách  Mặc dù chỉ còn chương trình lớp 12 nhưng với cách yêu cầu như thế thì không không phải là dạng đề dễ làm bài nếu TS không có kỹ năng xây dựng một dàn bài thật hợp lý.

Điểm cần thấy ở đây nữa là, dù đề thi hướng đến mục đích xét tốt nghiệp là chính, song không loại bỏ hoàn toàn mục đích phân loại TS để xét tuyển sinh. Cho nên trong cách hỏi phần này cũng có nhiều vế yêu cầu từ đơn giản đến khó hơn. Chẳng hạn trong đề minh họa, vế đầu là: “Phân tích hình ảnh người vợ nhặt trong hai lần miêu tả trên”. Và vế sau là “từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này”. Vế đầu câu hỏi vừa sức cho TS ở mức học trung bình. Vế sau đánh giá TS có lực học tốt hơn, kỹ năng tốt hơn…

 Trần Ngọc Tuấn