Các kiệt tác văn học gây tranh cãi xuyên thế kỷ

263

Theo trang Big Think, một số cuốn sách kinh điển, ví dụ “Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn”, vẫn còn gây tranh cãi cho đến ngày nay.

Rất ít tác phẩm văn học gần đây gây ra nhiều tranh cãi như The Satanic Verses của Salman Rushdie. Trong khi tác phẩm này được nhiều nhà phê bình văn học đánh giá cao, tiểu thuyết lại bị nhiều nhà chức trách tôn giáo lên án.

Khi nhà phê bình văn học hàng đầu nước Mỹ Harold Bloom chúc mừng Rushdie về thành công của cuốn sách thì Lãnh đạo tối cao Iran Ruhollah Khomeini đã ban hành một tuyên bố kêu gọi dành cái chết cho nhà văn này.

Rushdie đã phải nhờ tới sự bảo vệ của cảnh sát. Hơn ba thập kỷ sau, ông vẫn phải đối mặt với những mối đe dọa bạo lực. Vào năm 2022, Rushdie đã sống sót sau một cuộc tấn công tại New York.

Trong khi đó, cuốn The Satanic Verses đã bị cấm lưu hành ở Nam Phi, Pakistan, Saudi Arabia, Ai Cập, Bangladesh, Somalia, Indonesia, Sudan, Malaysia và Qatar.

Các hiệu sách của Anh và Mỹ bán cuốn sách này đã bị đánh bom. Người dịch cuốn sách này sang tiếng Nhật Hitoshi Igarashi cũng bị giết năm 1991. Còn dịch giả tiếng Italy và tiếng Na Uy của Rushdie may mắn sống sót sau các vụ ám sát.


Viết ra tác phẩm gây nhiều tranh cãi khiến Salman Rushdie bị tấn công 

Cho tới nay, lý do tranh cãi của các cuốn sách đều không giống nhau. Một số tác phẩm gây tranh cãi vì chúng được viết bởi các tác giả gây tranh cãi. Hay một cuốn sách đi trước thời đại có thể bị chỉ trích khi phát hành, nhưng danh tiếng sẽ được phục hồi trong thời gian đó.

Ngược lại, một cuốn sách bao hàm những tiêu chuẩn của thời kỳ bấy giờ có thể được khen ngợi lúc đầu, nhưng sẽ không còn được ưa chuộng khi những tiêu chuẩn đó trở nên lỗi thời.

Một số cuộc tranh cãi tan biến khá nhanh, trong khi những cuộc tranh cãi khác tồn tại hàng chục năm nếu không muốn nói là hàng thế kỷ dưới hình thức này hay hình thức khác.

Tranh cãi vốn dĩ không xấu. Ngược lại, những cuốn sách gây tranh cãi giúp nâng cao nhận thức về các vấn đề xã hội quan trọng, bao gồm chủ nghĩa cực đoan tôn giáo, phân biệt giới tính, phân biệt chủng tộc hay lạm dụng quyền lực.

Tục tĩu trong nghệ thuật?

Một số cuốn sách gây tranh cãi vì chúng thách thức quy tắc đạo đức của một nền văn hóa. Đó là trường hợp cuốn Tropic of Cancer của Henry Miller rơi vào. Tác phẩm này kể về hành vi bóc lột tình dục của một người nước ngoài nghèo sống ở Pháp những năm 1930.

Cuốn tiểu thuyết được Miller hoàn thành vào khoảng năm 1934 nhưng mãi đến năm 1961 mới được đưa vào các hiệu sách vì một số bộ phận trong xã hội Mỹ cho rằng ngôn ngữ và chủ đề của nó quá tục tĩu và không nên được xuất bản.


Tác phẩm này cũng đã bị cấm ở Anh trong gần 30 năm

Lý do cho sự tranh cãi này là trong tác phẩm có nhiều đoạn văn mô tả cảnh quan hệ tình dục và có sử dụng nhiều từ dân dã.

Trong khi hệ tư tưởng truyền thống cho rằng những từ ngữ như vậy là khiêu dâm thô tục thì vẫn còn rất nhiều nhà xuất bản và những người ủng hộ tự do ngôn luận có lập trường khác.

Họ đã nhờ đến các nhà phê bình văn học để lập luận rằng tác phẩm của Miller có nhiều giá trị nghệ thuật khác. Một trong những nhà phê bình này là Donald Gutierrez, người trong một bài báo năm 1978 giải thích Tropic of Cancer là một câu chuyện hài tình dục cấp thấp nhưng có “sức hấp dẫn nội tâm mạnh mẽ hơn hài cao cấp”.

Thông qua cách tiếp cận này, một công ty xuất bản cuối cùng đã thành công trong việc xóa bỏ lệnh cấm và giúp quyển sách này được ra mắt.

Cuộc chiến pháp lý xung quanh Tropic of Cancer đã đóng một vai trò quan trọng trong việc mở rộng các biện pháp bảo vệ quyền tự do ngôn luận ở Mỹ. Các biện pháp này không chỉ áp dụng cho sách mà còn cho các loại hình nghệ thuật khác như phim ảnh, âm nhạc và hội họa. Ngày nay, các nhà văn không chỉ đưa các hình ảnh và mô tả cụ thể vào tác phẩm của họ mà còn có thể nhại lại tác phẩm gốc của các nhà văn khác mà không phải lo lắng về việc vi phạm bản quyền.

Giới tính của tác giả: Charlotte Brontë hay Currer Bell

Trong thế kỷ 21,Henry Miller được xếp hạng cùng hai người chị em Emily và Anne là những nữ tác giả vĩ đại nhất mọi thời đại, đồng thời là nguồn cảm hứng cho những phụ nữ tiếp bước bà. Nhưng trong khoảng thời gian bà còn sống – chính xác là đầu thế kỷ 19 – tác phẩm của Brontë, bao gồm những cuốn sách như Jane EyreVillette và The Professor, đã gây tranh cãi vì nó được viết bởi một người phụ nữ.

Sống trong thời đại mà phụ nữ bị coi là không phù hợp để trở thành tác giả chuyên nghiệp, chị em nhà Brontë đã xuất bản tiểu thuyết dưới bút danh nam giới hoặc bút danh trung tính. Theo đó, Anne dùng bút danh là Acton Bell, Emily là Ellis Bell và Charlotte là Currer Bell. Những nữ tác giả này đã thay đổi cái tôi vì họ muốn tác phẩm văn học của họ tự nói lên giá trị và được các nhà phê bình coi trọng, thay vì chịu định kiến từ vai trò phụ nữ của chính họ.

Thật không may, giới phê bình chủ yếu tò mò về giới tính của tác giả sau khi đọc các tiểu thuyết của Brontë. Trong khi một số nhà phê bình cho rằng Currer Bell là đàn ông và đưa ra nhiều đánh giá tích cực thì những người khác đưa ra ý kiến tiêu cực nếu tác giả này là phụ nữ.

“Tôi không đoán được tác giả có thể là ai. Nếu là một phụ nữ thì cô ấy hiểu ngôn ngữ của nữ giới hơn hầu hết phụ nữ khác”, nhà phê bình William Makepeace Thackeray của Vanity Fair từng nhận xét.

Nhà phê bình nghệ thuật bảo thủ Elizabeth Eastlake đã viết trên một tạp chí rằng nếu Jane Eyre thực sự được viết bởi một người phụ nữ, thì cô ấy “đã từ bỏ giới tính xã hội của mình từ lâu”.

‘Muôn mặt’ của Huck Finn

Trong khi không có nhiều tác phẩm văn học có thể gây tranh cãi trong một thời gian dài vì các chuẩn mực và giá trị nền tảng của tác phẩm không ngừng phát triển thì vẫn có một số trường hợp tranh cãi kéo dài vì giá trị của tác phẩm đó có thể được hiểu trong rất nhiều bối cảnh.

Đó chính là trường hợp cuốn The Adventures of Huckleberry Finn của Mark Twain. Trong cuốn sách này, một cậu bé da trắng tên Huck và một nô lệ bỏ trốn tên Jim đã cùng nhau hành trình xuôi dòng Mississippi.

Kể từ khi được xuất bản vào năm 1884, Huck Finn đã khiến độc giả của rất nhiều thời kỳ tức giận vì những lý do khác nhau.

Những lời chỉ trích ban đầu nhắm vào cách sử dụng ngôn ngữ của Twain, cụ thể là cách ông viết sai chính tả để truyền đạt phương ngữ và trình độ học vấn của nhân vật. Twain nghĩ rằng điều đó sẽ làm rõ thêm đặc điểm nhân vật, nhưng nhiều độc giả cảm thấy sách nên được viết bằng ngôn ngữ tiếng Anh chuẩn mực. Thư viện Công cộng New York từng không đưa Huck Finn vào phòng đọc sách dành cho trẻ em.

Tiếp đó, tác phẩm thể hiện nội dung chủng tộc này cũng thu hút thêm sự chú ý khi các phong trào dân quyền diễn ra mạnh mẽ. Một số nhà phê bình da màu cho rằng việc Twain đưa một nhân vật da đen vào tác phẩm là tiến bộ, nhưng những người khác thì cho rằng nó thiếu tế nhị. Như hai nhà phê bình Fredrick Woodard và Donnarae MacCann đã viết trong một bài luận rằng: “Mặc dù Jim có thể được xem là một hình mẫu của lòng tốt, sự hào phóng và khiêm tốn, nhưng cậu bé lại được khắc họa là không đủ thông minh. Do đó, không đủ căn cứ để củng cố những tuyên bố về lòng tốt của cậu bé”.

Trong khi những tranh cãi này giúp cho xã hội hiểu rõ hơn về sự phát triển của văn học thì bản thân tác giả cũng thu được lợi ích. Khi được thông báo rằng Thư viện Công cộng New York cấm tác phẩm của ông, Mark Twain rất vui mừng vì tin tức này sẽ giúp thúc đẩy doanh số bán hàng của ông. Ông đã đúng. Huck Finn trở nên nổi tiếng hơn nhiều so với các cuốn sách khác ít gây tranh cãi hơn.

Theo Zing News