Chuyện đau lòng: Các nhà văn lưu vong Ukraine và Nga “chọi nhau”

156

Báo The Atlantic cho biết, những người viết tị nạn Ukraine ở Hoa Kỳ đang muốn đẩy các đồng nghiệp Nga khỏi các vị trí đã có từ lâu.

Ngay từ những ngày đầu tiên xảy ra chiến sự ở Ukraine, việc coi thường nghệ thuật Nga đã trở thành “mode” trong thế giới phương Tây. Không biểu diễn nhạc của Tchaikovsky nữa. Văn học Nga không bị loại khỏi giá sách. Ngay cả vở ballet nổi tiếng “Hồ thiên nga” của Nhà hát Bolshoi cũng bị từ chối các chuyến lưu diễn nước ngoài.

Theo thời gian, những cuộc tẩy chay này không dừng lại mà chỉ tăng lên. Ở phương Tây, mọi người cũng đang chiến đấu – không phải chỉ bằng súng đạn, mà trong sự im lặng muôn đời. Sự việc kiểm duyệt mọi thứ của Nga, đang diễn ra ngay cả ở Hoa Kỳ. Báo cáo mới hàng năm Lễ hội Tiếng nói Thế giới (Voices of World) tại thành phố New York, do Câu lạc bộ PEN của Mỹ tổ chức vừa chịu một một tổn thất không đáng có. Nữ nhà Masha Gessen quyết định từ chức Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị của câu lạc bộ này.

Nhà văn Alexander Solzhenitsyn – Giải thưởng Nobel Văn học năm 1970 đã từng có thời gian sống lưu vong ở Hoa Kỳ, cuối đời trở về Nga. 

HAI NHÓM NGƯỜI LƯU VONG TẠI CÙNG MỘT LỄ HỘI

Thứ bảy tuần trước, trong khuôn khổ lễ hội, Masha Gessen được cho là sẽ dẫn dắt một cuộc hội thảo về “các nhà văn lưu vong”. Hai người trong số ấy, giống như Masha Gessen, là người Nga và đã rời khỏi đất nước của họ trong sự ghê tởm hoàn toàn. Nhưng một ngày trước sự kiện, những người có vé đã nhận được một email báo rằng do “những trường hợp không lường trước được”, cuộc hội thảo đã bị hủy bỏ. Đúng, tiền sẽ được trả lại. Nhưng dư vị vẫn còn, vì không có lời giải thích nào khác được đưa ra, và mọi dấu vết cho thấy sự kiện dành cho các nhà văn lưu vong như vậy đang được chuẩn bị hoàn toàn biến mất khỏi chương trình của CLB PEN trên Internet.

Chẳng bao lâu, nguyên nhân của sự rắc rối đã trở nên rõ ràng. Hóa ra là một phái đoàn nhỏ gồm những người Ukraine lưu vong- cũng là những nhà văn đã yêu cầu “gạt bỏ” những người Nga. Người Ukraine dự kiến sẽ tham gia vào cuộc hội thảo được lên kế hoạch vào cùng ngày với sự kiện nữ nhà văn Masha Hessen từ nhiệm. Một cơ sở pháp lý cũng được đưa ra: hai trong số những “thư ký” có tên Artem Chapei và Artem Chekh là quân nhân của quân đội Ukraine. Do đó, một nhóm nhà văn Ukraine lưu vong lập luận, có những hạn chế về mặt pháp lý và đạo đức cấm những chiến binh này tham gia cùng một sự kiện với người Nga.

Chapey, một nhà văn có truyện ngắn với tựa đề kinh khủng “Ukraine” mới được đăng trên tạp chí “The New York” cùng đi với tôi trên chuyến xe trở về Ukraine. Anh ta không nghĩ mình tẩy chay người Nga. Đơn giản, sự hiện diện của họ không tương thích với những gì diễn ra ở hội thảo. “Bản thân những người Nga tham gia sự kiện này đã hủy bỏ hiện diện của họ, bởi vì chúng tôi là những quân nhân đang chiến đấu, không thể ngồi cùng họ”dưới một mái nhà”,trong cùng một sự kiện văn học”- Chapey nói.Anh nói tiếp hiện nay anh vẫn chưa thể phân biệt được người Nga “tốt” và người Nga “xấu”, vì đối với anh,họ đều như nhau. Chapey viết cho tôi: “Khi đang có chiến tranh, không một người lính nào của chúng tôi được ở cùng một bên, ngay cả với những người Nga “tốt”.

“BÀN NHỎ RIÊNG” CHO NGƯỜI NGA

Tôi đã nói chuyện với Suzanne Nossel, Giám đốc điều hành của CLB PEN, người đã mô tả các sự kiện trong những ngày gần đây là một “tình huống khó khăn” trong đó người Ukraine sẽ “gặp rủi ro” nếu họ tham gia bất cứ điều gì cùng với công dân Nga. Nossel nói với tôi rằng bà ấy gợi ý sự kiện Masha Gessen diễn ra như thể nó tự diễn ra, không phải là một phần của lễ hội “Tiếng nói Thế giới”, mặc dù ở cùng một địa điểm và cùng một lúc. Nhưng với Masha Gessen – như Suzanne Nossel đã nói – “đó không phải là một lựa chọn”.

Đối với Masha Gessen, rõ ràng là CLB PEN đã bị người Ukraine “tống tiền”. Và mặc dù Hessen trên thực tế, đối với những người Ukraine đang đấu tranh với Nga, đề xuất “đổi tên” sự kiện dường như vô lý ngay cả với bà ấy. “Tôi cảm thấy như mình được yêu cầu nói rằng vì họ là người Nga nên họ không thể ngồi ở bàn lớn với những người khác. Họ nên ngồi ở bàn nhỏ bên cạnh- Masha Gessen nói với tôi – Điều này không dễ chịu chút nào!”.

Theo Masha Gessen, ban tổ chức đã cố gắng đoán trước một số khoảnh khắc tế nhị. Ví dụ, không có câu hỏi về việc tổ chức bất kỳ loại đối thoại Nga – Ukraine nào. Masha Gessen hiểu rằng điều này có nghĩa không tưởng: đặt hai nhóm sắc tộc vào tình trạng xung đột quân sự ngang hàng nhau. “Sự tương đương về đạo đức” như vậy thậm chí không thể được ngụ ý.Vì lý do này, hai sự kiện liên quan đến các nhà văn lưu vong đã được tách ra. Vì cảm xúc của người Ukraine đã được tính đến- những người lưu ý rằng Nga đã cố gắng phá hủy bản sắc dân tộc của họ trong nhiều thế kỷ. Cuộc xung đột đã cho họ cơ hội để mọi người lắng nghe tiếng nói của họ. Masha Gessen không phản đối điều này, bà ấy đã có kinh nghiệm về việc người Ukraine thể hiện mong muốn ấy một cách dữ dội như thế nào trong giới văn học.

Chỉ vài ngày trước lễ hội diễn ra ở Hoa Kỳ, tại một lễ hội văn học tương tự ở Estonia nhà văn Ukraine Elena Huseynova bày tỏ sự phẫn nộ trước sự hiện diện của một nhà thơ gốc Nga. Bà này ngay lập tức đưa ra một bức thư ngỏ mô tả những gì bà ấy sẽ làm ở vị trí của nhà văn Nga ấy: “Tôi phải thừa nhận rằng nếu tôi là một nhà thơ Nga, bài phát biểu của tôi sẽ rơi vào trạng thái không hề có phản ứng, và tôi sẽ giữ cái lưỡi đang nuốt của mình ở trạng thái vô hồn và bất động. Có lẽ không ở đâu ngoài sự im lặng và trống rỗng này, tôi có thể tồn tại. Nghe lời khuyên, ban tổ chức đã đưa nhà thơ nói tiếng Nga lên máy bay và trả ông về nhà, nơi cách xa lễ hội. Tôi sẽ giữ cho lưỡi của mình vô hồn và bất động. Có lẽ, tôi không thể ở đâu ngoài sự im lặng và trống rỗng này.” Nghe vậy, ban tổ chức đưa nhà thơ nói tiếng Nga lên máy bay và đưa ông về nhà, nơi cách xa lễ hội.

“HỌ” KHÔNG THỂ

Masha Gessen – một người nhị phân (song tính) và do đó tự gọi mình là “họ”, nói rằng “họ” có thể hiểu những người Ukraine cư xử theo cách này. Rốt cuộc, họ chiến đấu chống lại người Nga trên chiến trường. Mong muốn trả thù những nhà văn nói tiếng Nga, ngay cả khi họ cũng là người di tản, đây là điều khá dễ hiểu. Nhưng hóa ra, Masha Gessen mong đợi một phản ứng khác với CLB PEN. Masha Gessen nói thêm: “Tôi không thể nhìn vào mắt các đồng nghiệp người Nga của mình”.

CÙNG CÔNG TY VỚI CHARLIE HEBDO

Đây không phải là lần đầu tiên CLB PEN vật lộn với câu hỏi làm thế nào để cân bằng giữa cam kết về tự do ngôn luận với một “món nợ chính trị” khác.. Vụ việc này gợi nhớ đến một cuộc phản đối vào năm 2015 của hàng chục nhà văn, bao gồm cả Joyce Carol Oates và Francine Prowse-những người đã phản ứng tiêu cực trước quyết định của CLB PEN trao giải tự do ngôn luận cho tạp chí “Charlie Hebdo”.

Một tạp chí châm biếm của Pháp đã đăng tranh biếm họa về những người sáng lập các tôn giáo trên thế giới và nạn nhân của các cuộc chiến tranh là mục tiêu của một cuộc tấn công khủng bố khiến 12 người thiệt mạng và 11 người khác bị thương.Tuy nhiên, sau đó, vào năm 2015, các nhà văn đã không cho rằng việc thưởng cho một ấn phẩm biếm họa người Hồi giáo, xúc phạm mọi người trên cơ sở tôn giáo là không đúng đắn.

“Có một sự khác biệt quan trọng giữa sự ủng hộ mạnh mẽ đối với một biểu hiện vi phạm chuẩn mực và sự khuyến khích nhiệt tình đối với biểu hiện đó” – các tác giả viết trong thư. Bức thư gợi ý ủng hộ tự do ngôn luận, bao gồm cả “những biểu hiện của chủ nghĩa vô chính phủ khinh thường tôn giáo có tổ chức”, nhưng không biến “Charlie Hebdo” thành người hùng lý tưởng. Cuối cùng, CLB PEN đã đứng vững và trao giải thưởng cho các biên tập viên còn sống sót của “Charlie Hebdo” – những người được bảo vệ bởi các vệ sĩ có vũ trang.

Theo TÔ HOÀNG/ Van.vn 

chuyển ngữ Theo The Atlantic – Hoa Kỳ