Dòng sông Tỉnh Thức (Chương 13) – Truyện dài của Kim Hài

162

CHƯƠNG 13: GIẤC MƠ BỊ ĐÁNH CẮP 2

(Vanchuongphuongnam.vn) – 1. Có sáu căn phòng nhỏ nằm dọc hai bên một căn phòng rộng sơn màu trắng sữa. Mỗi phòng có hai cửa. Một cửa hướng ra phía ngoài. Và một cửa thông với phòng họp lớn của Ủy Ban. Khác hẳn khu Ủy Ban cũ, nơi đây chỉ dành để họp trong những dịp cần có quyết định chung và mang tầm chiến lược của nông đô Tỉnh Thức. Vì thế, căn phòng được trang bị khá hiện đại và cách âm tuyệt đối. Giữ bí mật và an ninh là ưu tiên hàng đầu của chính quyền Tỉnh Thức.

Trong một căn phòng nhỏ dành cho khối kế hoạch giáo dục, Hải chăm chú nhìn vào bảng ghi nhớ gồm 4 trang giấy đánh máy đặt ngay ngắn trước mặt mình. Đối diện anh là bà Thủy, bên trái anh, hiệu trưởng Thọ đang loay hoay với báo cáo tổng kết về tình trạng cơ sở vật chất của trường trung học Tỉnh Thức mới.

– Chỉ còn hơn tuần lễ nữa là trường đi vào hoạt đông, nhưng có rất nhiều hạng mục chưa kịp hoàn thành. Nhà vệ sinh dành cho học sinh chưa có. Như vậy có thể các học sinh phải dùng chung nhà vệ sinh với giáo viên. Thư viện có quá ít sách để tham khảo, sách giáo khoa dự tính cấp phát cho học sinh nghèo không thấy tăm hơi. Dụng cụ học tập, phòng thí nghiệm là con số không… Giáo viên chính thức vẫn chưa có…

Bà Thủy ngắt lời:

– Rồi sẽ bổ sung sau, còn có nhiều..

Hải ngạc nhiên nhìn bà Thủy:

– Theo tôi biết, kinh phí dành cho trường học đã được ưu tiên rót về rồi, nhưng sao ban tài chánh vẫn chưa thực hiện?

Hiệu trưởng Thọ gật đầu:

– Đúng vậy, tôi muốn biết lý do..

Bà Thủy nhìn Hải và Thọ với vẻ mặt như không hiểu.

– Tôi đã nói với anh Hải trước khi nhận lời về thôn rằng nếu trường không đạt yêu cầu cơ sở vật chất và chất lượng giảng dạy, tôi sẽ thối lui..

Hải vội vàng xua tay:

– Anh Thọ ráng chờ một thời gian ngắn thôi, tôi sẽ thực hiện hết các yêu cầu nầy mà.

Bà Thủy cười khẩy:

– Chắc anh Thọ cũng biết Nông đô Tỉnh Thức đang cố gằng từng ngày. Tất cả sẽ theo đúng kế hoạch, chỉ là chúng tôi đang du di một chút cho những chuyện cấp thiết. Mình phải có gì đó mới được cấp trên chú ý và hấp dẫn các nhà đầu tư.

Hiệu trưởng Thọ cười khầy:

– Khi mời tôi về, Ủy Ban nói sẽ ưu tiên cho giáo dục. Tôi vì là bạn cùng trường với anh Hải và cũng biết anh Hải là người rất nặng lòng vì giáo dục nên tôi từ bỏ tất cả, về đây . Tôi đã từng hy vọng thôn ta sẽ không giống những nơi khác chỉ khư khư với những tư tưởng giáo dục lạc hậu, sợ sự thay đổi, sợ những con người mới mẽ, tư tưởng mới mẽ. Biết hô hào mà không biết thực hiện…

Hải e ngại ngắt lời Thọ:

– Không. Nông đô Tỉnh Thức nhất quyết đi đầu đổi mới. Đó là ý chí của lãnh đạo. Dù tôi phụ trách kế hoạch chung, nhưng riêng với giáo dục tôi cũng có cùng suy nghĩ như anh . Anh yên lòng giúp chúng tôi.

Bà Thủy nhếch miệng cười, chăm chú nhìn hiệu trưởng Thọ, hỏi:

– Không lẽ anh không có tham vọng gì cho bản thân sao?

Thọ nhìn thẳng vào mắt bà Thủy, anh nói chậm và rõ ràng:

– Nói không là dối lòng. Nhưng mục tiêu đó là thực lòng. Tôi muốn từ đây sẽ tạo một trường mẫu cho các vùng nông thôn khác. Đó phải là dấu ấn của tôi vì dự án nầy là tâm huyết , là tim óc của tôi. Nếu Tỉnh Thức không thể thực hiện, sẽ còn rất nhiều nơi khác muốn đón nhận.

Bà Thủy đứng dậy, tươi cười:

– Dự án của anh là tất cả những gì mà ban lãnh đạo mong muốn vì nó sẽ mang lại lợi ích to lớn cho Nông đô. Hiệu trưởng Thọ đứng lo, chúng tôi ủng hộ đề án giáo dục của anh, vì vậy chắc chắn chúng tôi sẽ thực hiện.Chỉ là anh cho ủy ban chút thời gian. Anh biết những thủ tục về ngân hàng, tài chánh kế toán luôn chậm và phức tạp. Nhưng chúng tôi nhất định sẽ ưu tiên cho anh. Vậy nhé, tôi còn phải qua chủ trì phòng y tế,xã hội. Anh cứ tiến hành  đi. Đừng lo quá…

Còn lại Hải và Thọ. Hai người nhìn nhau , chẳng ai nói với ai câu nào. Sự chờ đợi không như ý khiến Thọ thất vọng và Hải biết rõ điều đó. Ngày khai giảng đã lui lại một tháng, nhưng rồi mọi thứ sẽ vẫn y như cũ. Thọ gằn giọng:

– Chắc cậu cũng không tin những gì bà Thủy hứa. Đúng không?

Hải làm thinh. Đã từ rất lâu rồi anh không còn nói ra những câu xác định. Thọ chán nản:

– Cho cậu 3 tuần. Rồi tôi sẽ quyết định dứt khoát.

– Cậu có dứt khoát được không?

Thọ ngạc nhiên:

– Tại sao không? Hợp đồng đã rõ ràng vậy. Và cậu cũng biết đó, nhiều nơi muốn mời tớ.

– Tớ sợ cậu không thoát khỏi được Tỉnh Thức. Cái nầy tớ có thể xác định chắc chắn…

– Cậu đe tớ sao?

– Không, đó sẽ là quyết định của chính cậu mà.

Thọ làm thinh. Trong thâm tâm anh biết mình đã lọt vào cái mớ bòng bong này. Tuy anh sẳn sàng tháo gở mọi thứ , anh đã rất giỏi về việc đó, nhưng điền làm anh chùn bước chính từ bản thân anh. Anh luôn có cảm giác mọi chuyện ở đây không thực. Niềm mong mỏi cũng như lý tưởng của anh cứ bị mài mòn dần. Có gì đó hướng anh quẹo qua một quỷ đạo khác. Cái cảm giác thất bại cứ ăn mòn anh từng ngày, mài dủa sự cố gằng của anh mà anh bất lực không nắm bắt được.

– Cậu vẫn chưa nhận ra sao?

Câu hỏi của Hải quá bất ngờ khiến Thọ ngẩn người. Anh xoa mặt. Anh vừa bắt gặp một ánh mắt thoáng qua trong cái liếc mắt của Hải như muốn nói: hãy dấu kín những ý nghĩ của mình. .Có lẽ mình nhầm chăng? Trong lúc Thọ còn bần thần , Hải đã nhẹ nhàng mở cánh cửa ra ngoài.

2. Cửa sau bật mở đồng loạt. Khi tất cả nhân viên các phòng ban rời khỏi khu nhà họp. Ngay lập tức các cánh cửa khép lại, cùng lúc giờ họp của ban lãnh đạo bắt đầu. Trưởng 6 phòng ban ngồi theo hàng ngang trước chiếc bàn dài. Trước mặt họ là Trưởng thôn Lý và hai phó thôn Đồng và Thủy. Bảng ghi tên và chức vụ chểm chệ trước mặt. Vì vậy chẳng cần giới thiệu mọi người ai cũng biết chức vụ của họ. Trưởn thôn Lý, không hiểu sao đến bây giờ Hải mới biết tên thật của ông, nhưng anh không hề ngạc nhiên. Có lẽ vì cái tên quá thường và quen thuộc như được lôi ra từ ký ức ngàn năm. Hải chỉ hơi lúng túng với chức vụ của hai cán bộ phó. Phó thôn Đồng kiêm nhiệm khối công nghệ cao, nhưng hình như theo Hải biết, anh ta chẳng có chút kiến thức nào về công nghệ. Còn phó thôn Thủy , chuyên Y tế,Xã hội , anh không còn ngạc nhiên khi biết bà giữ luôn khối kế hoạch và văn hóa giáo dục. Quá nhiều cho một cán bộ chuyên ngành dược như bà.

Đây là buổi họp đầu tiên trong căn phòng mới , được xây dựng bởi nhóm chuyên viên công nghệ cao. Căn phòng sử dụng ánh sáng trắng và không cửa sổ để che chắn bớt khí lạnh từ bên ngoài tràn vào. Nhưng vì thế mà căn phòng như bị nén chặt mang đến cảm giác bức bối khó chịu. Trưởng thôn Lý ngọ nguậy không yên trong chiếc ghế da. Bộ com lê hơi chật so với thân hình khiến hơi thở của ông mạnh và nhanh. Tất cả các trưởng phòng còn lại đều là những cán bộ cũ mà Hải quen mặt.

– Đây là kiểu phòng họp hiện đại nhất nước với phần ghi âm tự động, Như vậy không cần tốc ký và những chi tiết buổi họp sẽ được ghi chú đầy đủ. Tiết kiệm nhân lực cũng là điểm mạnh của thôn mình.

Trưởng phòng địa chính cười ruồi:

– Tụi trẻ bây giờ lại khoái xài di động thu âm. Gọn nhẹ ra phếch.

Bà Thủy nhếch mép:

– Trong những cuộc họp chung quan trọng, không ai được phép tự ý thu âm . Cần một hệ thống chung, công bằng để tránh ngụy tạo. Cơ bản như vậy mà trưởng phòng Đan không hiểu sao?

Trưởng phòng Đan lắp bắp:

– Dạ , em hiểu…

Trưởng thôn cất giọng nhàm chán:

– Hãy bắt đầu đi…

Buổi họp thật sự chỉ là buổi thông báo những chỉ thị phải làm cho các trưởng phòng. Các điều khoản đã được quy định và phân bố . Buổi họp được ghi hình tự động và việc có mặt đông đủ trong căn phòng sẽ thể hiện các tiêu chí dân chủ, tự do và nghiêm túc.

Nửa tiếng sau, căn phòng chỉ còn lại mình Hải và phó thôn Đồng. Phó thôn thận trọng gở các USB ,cho vào tủ sắt khóa lại dưới sự giám sát của Hải.

Đèn tắt. Căn phòng mờ tối và lạnh giá. Hải rùng mình bước ra ngoài. Chiều đang xuống.

3. Con đường về khu công đập thủy điện vắng ngắt, Một bên là tiếng réo của giòng chảy sông Tỉnh Thức. Một bên là những lùm cây lúp xúp trải đến ven đồi đá. Thỉnh thoảng một chiếc xe con màu đen từ phía đập, chắc chở chuyên viên thủy lợi nào đó, hướng về ngã rẽ đến khu biệt thự cao cấp.

Lệ gò lưng trên chiếc xe đạp. Mặt đất dốc dần lên phía trước. Bước đạp vì thế nặng và chậm dần. Mồ hôi túa ướt cả lưng áo. Cô khá mệt dù đã quen với đoạn đường, nhưng Lệ vẫn cố gắng để kịp giờ lên ca. Tiếng máy xe Honda đuổi theo cô. Bỗng guồng đạp nhẹ hẩng, xe lên dốc rất nhẹ nhàng và nhanh không ngờ. Lệ giật mình quay lại lúc xe vừa đến đỉnh dốc. Tiếng máy xe cũng nhỏ rồi dừng hẳn. Lệ bối rối ấp úng:

– Cám ơn anh, nhưng tôi …

Người đàn ông cười ấm áp:

– Có gì đâu. Thấy xe lên dốc ngược gió, tôi phụ một… chân. Dù gì vẫn là máy xe làm việc.
Lệ nhìn xuống con dốc. Một thoáng ái ngại lướt qua mắt cô. Từ lâu rồi, cô tránh gặp mặt người trong thôn. Nhưng rõ ràng anh ta là người lạ. Vậy anh ta là ai?

Thấy vẽ thấp thỏm của Lệ, người đàn ông nghiêm mặt nói.

– Tôi sẽ rẻ vào con đường nầy..

Lệ gật đầu. Té ra anh ta là một cán bộ có máu ở thôn nên được cấp nhà ở đó.Vậy càng nên tránh. Cô leo lên xe định thả dốc, nhưng bất ngờ, người đàn ông hỏi:

– Hình như tôi có quen cô? Tôi tên Thọ, quê ở đây. Có phải cô là… Lệ…?

Lệ khoát tay:

– Chắc anh nhầm người. Tôi không quen anh.

Rồi Lệ buông phanh thả dốc để người đàn ông ngơ ngác nhìn theo. Anh lắc lắc đầu rồi bấm đề. Chiếc xe quẹo vào ngả rẽ.

Khi đến cuối con dốc, Lệ mới dừng lại, thận trọng quay nhìn. Chiếc xe Honda đã biến mất nhưng trái tim cô vẫn đập thình thịch trong lồng ngực.

Mãi hồi lâu, cô mới ổn định lại, dắc bộ xe leo lên một con dốc nhẹ. Qua khỏi con dốc nầy, đạp xe khoảng hai cây số nữa là đã đến đập thủy điện. Lệ cố gắng đi nhanh hết mức để có thể về đến khu cư xá nhân viên.

Bóng chiều nhập nhoạng. Sương buông lạnh buốt. Cô lảo đão dựng xe rồi vào phòng, để nguyên quần áo nằm vật ra giường, lắng nghe nỗi sợ hãi mơ hồ đang lướt qua tâm trí.

Hình như Lệ đang phạm sai lầm.Lẽ ra cô không nên xuất hiện quá sớm. Những tin tức thu nhập được không bao nhiêu nhưng tại sao cô cứ muốn về thôn ? Đã có người nhận ra cô. Rồi chuyện gì sẽ xảy ra?

Hình ảnh người thanh niên đi xe gắn máy lại hiện ra. Anh ta là ai? Anh ta biết cô, chính xác là vậy.

Lệ lăn qua lăn lại và rồi cô bật ngồi dậy ôm mặt khi một cái tên lướt qua: Thọ, đúng là Thọ, Thọ còm, đôi mắt ấy,nụ cười ấy. Cô nhớ ra rồi. Thọ, người con trai ốm nhom ốm nhách từng học cùng lớp với Hải. Cậu ta rất thích đá banh nhưng không được bạn bè hoan nghênh vì thể lực yếu ớt. Luôn luôn là kẽ ngồi chầu rìa, kẽ lượm banh trên sân cỏ. Khác với đám con gái đến xem bọn con trai đá banh vì tò mò, vì đó cũng là những lần tụ họp chơi đùa, tán dóc. Còn Thọ, cậu ấy giống một tín đồ banh… nhựa… hơn. Có lần thiếu người, Thọ được kêu thế chỗ. Cậu sung sướng hào hứng đá, một cú đá trật chìa đã văng ra trúng ngay vào người Lệ. Quân tức giận bắt cậu ta ra xin lỗi. Cái người còm cỏi, nhát gan đó không ngờ có đôi mắt tuyệt đẹp như con gái và miệng cười rất tươi. Lệ hơi hẩng người nhìn quên cả đau. Đôi mắt thỏ ửng hồng ướt nước khiến Hải tức giận. Hải đạp mạnh chân Thọ khiến cậu ta phải đi cà nhắc hết một lúc.

Giờ đây, trước mắt cô không còn một Thọ còm mà là một người đàn ông trưởng thành, mạnh khỏe và khá đẹp trai. Cô hầu như không nhận ra các đường nét quen thuộc nếu Thọ không nhắc tên.

Nhưng tại sao hôm nay Thọ đã trở thành một cán bộ được sống trong khu biệt thự của nông đô Tỉnh Thức? Trước đây cô chưa từng được nghe tin tức gì của Thọ. Những câu hỏi ấy ám ảnh Lệ khiến chân tay cô run rẩy. Cô lục ba lô tìm điện thoại , đắn đo một chút rồi bấm máy.

4. Hải đặt lưng trên cái giường sắt độc nhất trong căn phòng trực ở tòa nhà ủy ban cũ. Chiếc đèn bóng chữ U, loại tiết kiệm điện chiếu ánh sáng trắng chói trên trần. Hải muốn đứng dậy tắt đèn để khỏi chóa mắt, nhưng anh không nhấc nổi thân hình. Hải quá mệt mỏi. Những cuộc họp liên miên kéo dài suốt hôm nay làm anh kiệt sức. Ai bày ra cái trò họp hành nầy nhỉ? Hồi trước, anh thích họp vì đó là một cơ hội để giết thời gian và cũng giúp anh hiểu rõ công việc từng cán bộ nhân viên trong thôn. Nhưng giờ đây, anh chán nản và tâm trạng háo hức vui vẻ bị bóp nghẹt bởi bầu không khí nặng nề ,lạnh nhạt của mọi người. Không có gì mới lạ, có chăng là những kiến thức hạn hẹp áp đặt , ru ngủ với nhiều mộng tưởng phi hiện thực thiếu logic. Một thời gian dài, anh cũng chìm đắm trong môi trường đó. Anh lên chức, được tâng bốc và cứ đi tới với niềm tin cả khi lý trí mách bảo ngược lại. Cho đến một hôm.

Đó là thời gian dòng Tỉnh Thức bục bờ xô đổ tài sản sinh mệnh của nhiều người dân. Những đám mây u ám lạnh buốt bao quanh thôn Tỉnh Thức báo hiệu chuổi ngày đói khổ đang đến. Giữa tiếng than khóc đau đớn vì tuyệt vọng và mất mát của người dân, Hải ngồi như tượng trong văn phòng ủy ban. Buổi họp sôi nổi hơn thường lệ.

– Tất nhiên thôn ta không thể khôi phục lại nguyên trạng nhà cửa, ruộng vườn ở hai bên sông. Do đó cần quy hoạch lại để bảo đảm chuyện nầy sẽ không xảy ra. Trưởng phòng địa chính hãy trình bày những đề án quy hoạch để mọi người theo dỏi và góp ý.

Một bản đồ quy hoạch lớn được treo lên tường. Hải cùng mọi người chăm chú nhìn. Một số nhân viên ủy ban có nhà bị lũ tàn phá nên khá sốt ruột. Hải dán mắt vào dòng Tỉnh Thức, tượng trưng bằng một nét đậm màu xanh ngoằn ngoèo. Có nhắm mắt Hải cũng nhớ như in, những mảnh ruộng, vườn tược cùng những căn nhà của từng người. Giờ đây, trên bảng quy hoạch chỉ còn là những đường gạch xéo màu đỏ, ứng với ghi chú ở cuối bên trái bản đồ:khu quy hoạch mới.

Một cơn nhói tim khiến mắt Hải tối sầm lại. Anh cất giọng khàn khàn:

– Rồi chúng ta đưa dân đi đâu?

Bà Thủy nheo mắt nhìn Hải:

– Một khu định cư mới đã được duyệt. Trận lũ khiến các mạnh thường quân đóng góp cho thôn mình khá nhiều và nhờ vậy các dự án được thông qua dễ dàng, trong đó có dự án triển khai khu rì sọt du lịch, các trang thiết bị y tế hiện đại cho bệnh viện mới , cùng các cơ sở hạ tầng mở rộng hai bên đập thủy điện..

Trưởng phòng địa chính hùng hồn chỉ vào vạch vàng trên cùng:

– Ta đang kiện nhà máy thủy điện, đòi phải bồi thường… Dân thôn cũng đang đòi phía thủy điện đền bù thiệt hại người,của và tái lập mặt bằng.

Giọng trưởng thôn vang lên lạnh lùng:

– Nhà máy thủy điện đang thời kỳ vận hành thử, chưa có lợi nhuận.

– Nhưng tụi nó có vốn của nước ngoài, không thể không bồi thường.

Kế toán trưởng cười nửa miệng:

– Thế cậu biết nó liên doanh với ai không? Con kiến muốn kiện củ khoai hả?

– Bà Thủy gỏ nhẹ trên mặt bàn:

– Tôi muốn mọi người chú tâm vào khu định cư. Khu định cư phải hình thành sớm và đưa dân vào đó nhanh nhất có thể. Chúng ta cần tiền để xây nhà cho dân. Mùa mưa đến, họ không thể ở tạm bợ. Đây là lý do thuyết phục nhất để nhà nước, và các mạnh thường quân chuyển tiền nhanh. Mục đích chính của chúng ta là vậy.

Trưởng phòng địa chính bối rối gải đầu:

– Nhưng đa số họ chưa muốn di dời. Họ nghe đồn khu định cư ở quá xa..

– Nuông chiều dân không có kết quả tốt. Còn làm cách nào để di dời dân là trách nhiệm của ban địa chính và ban xã hội. Nếu cần, bên công an sẽ phối hợp với dân quân..Nếu dân chây lì không đi, có nghĩa thôn ta khó thể nhận được xu nào.

Hải hoang mang nhìn mọi người. Hình như có một lưỡi dao sắc vừa cứa ngang lồng ngực anh. Họ đang nói gì nhỉ? Đưa những người dân vừa bị mất nhà cửa đi định cư mà không hỏi ý kiến họ sao? Họ đâu có phải là những vật nuôi trong lồng và chủ nuôi chỉ cần nhấc lồng chuyển chỗ khi muốn. Ý nghĩ đó vừa lướt qua khiến Hải giật mình. Tự khi nào anh dám suy nghĩ như vậy? Nhưng dòng suy nghĩ không ngừng chảy qua tâm trí Hải tựa như con đập tràn.

– Theo tôi biết, dân thôn muốn khôi phục lại đất canh tác và ruộng vườn hư hại. Phía nông nghiệp có kế hoạch giúp đỡ gì không? Vụ mùa qua mất trắng, chúng ta phải xin viện trợ thóc giống, cây trồng và cả con giống. Việc đó cấp thiết cũng như chỗ ở an toàn cho dân.
Một khoảng lặng kéo dài. Cuối cùng trưởng thôn cũng gật đầu:

– Ừ, chuyện đó cũng cầp thiết đấy. Nhưng theo tình hình thực tế, nếu chúng ta để nông dân tiếp tục canh tác thì rất sau nầy rất khó. Trước mắt thôn hứa sẽ nhanh chóng xây dựng khu định cư cho bà con. Tạm cấp lương thực để họ chờ đến lúc có nhà. Ruộng đất sẽ phân định công bằng theo số người trong hộ,không xa nơi ở,lúc đó mới phân phối thóc giống hoặc cây trồng. Công việc rất nhiều và nặng nề. Dân phải thông cảm và chờ đợi thôi.

Cuộc họp vẫn kéo dài, nhưng Hải không còn chú ý nhiều. Anh nghĩ tới những khó khăn của gia đình mình và những bà con làng xóm đang mỏi mòn ở khu tạm cư. Dù sao lời hứa của chính quyền sẽ xây khu định cư cho họ sẽ giải quyết một phần lo âu. Anh ra khỏi phòng họp với nổi lo trỉu nặng.

Con đường dẫn về nơi tạm trú vẫn còn tan hoang. Dù dòng sông đã thu hẹp nhưng không một ai dám dựng lại nhà cửa bên sông. Ngay cả các vườn cây và đất ruộng cũng xơ xác héo rũ vì ủng nước. Các ngôi nhà tạm dựng lúp xúp ven đường. Sau thời gian ngắn cứu trợ, giờ chính quyền thôn bắt đầu thả nổi, họ đang bận rộn cho các dự án tái thiết thôn . Ông Quang buồn rầu nói với con :

– Hải à, bà con lo lắm, không biết sẽ sống như thế này đến bao giờ? Con có nghe trên ủy ban nói gì không?

Hải gật đều an ủi:

– Có mà ba, họ đang xây nhà kiên cố cho những người mất nhà. Cố gắng chờ một thời gian ngắn nữa thôi, ba.

– Nhưng tại sao không cho bà con dựng lại nhà cũ ở đây. Mỗi người một tay, be bờ, giữ đất, cày xới lại ruộng với phục hồi vườn tược trong khi chờ đợi nhà nước cấp nhà?

Miệng Hải đắng nghét. Khó khăn lắm anh mới trả lời được:

– Chính quyền sợ một trận lũ tiếp sẽ gây chỉ là đề phòng thôi mà ba.

Bà Quang ngó mông ra ngoài, lẩm bẩm:

– Nói chuyện như con nít. Hồi xưa mấy năm lụt một lần cũng đâu có chi.

– Nhưng lũ lần này không do mưa bão mà là…

Mắt ông Quang quắt lên:

– Lại cái đập… ai cũng biết, chỉ có cán bộ cứ đổ lỗi cho trời. Con làm việc ở trỏng phải nói cho mấy ổng biết là dân ta thán nhiều lắm… vì khổ quá mà…

Những lời nói như muối xát từ miệng những nông dân hiền lành như cục đất lại khiến ngực Hải muốn vỡ tung. Anh biết dù sao ba má anh cũng có anh và ông bà bám víu vào đó để lây lất qua ngày. Còn phần lớn những dân thôn bình thường cuộc sống đã vất vã, trông chờ vào sự thay đổi cùng lời hứa xây dựng một nông thôn mới giàu có, sung sướng hơn, đã thật sự thất vọng.

Trước khi về, Hải lái xe đi dọc dòng Tỉnh Thức. Trời đã sập tối, sương mù đan dày trên mặt sông. Trong những căn lều dựng tạm, ngọn đèn vàng bệch leo lét tựa như cuộc sống thiếu sinh khí của những gia đình bất hạnh. Chắc họ chẳng biết mình trông chờ gì ở phía trước khi cuộc sống càng ngày càng phức tạp bởi vô vàn nghị quyết, nghị định và lời rao hứa hẹn.

Trong tâm trạng rối bời, Hải dừng xe một chốc, lắng nghe tiếng nước sông thịnh nộ chảy qua những tảng đá ngáng đường. Bỗng nhiên Hải cảm nhận được nổi xấu hổ đang len lén xuất hiện trong lòng. Một người như Hải tại sao cứ luôn tin tưởng vào cuộc diện thay đổi đến chóng mặt của thôn. Một giáo viên nhiều hoài bảo như anh lại chịu khuất phục trước các quyết định và lời giải biện của đồng nghiệp. Trong sâu tiềm thức, Hải vẫn giữ được cái khát vọng ban đầu của mình khi từ bỏ nghề giáo là góp phần xây dựng để thay đổi cuộc sống của thôn mình , nhưng có vẽ anh đang dần đầu hàng vô điều kiện sự xâm nhập mạnh mẽ của những tư tưởng quan chức quanh anh.

Vì cái gì mà anh không thể suy nghĩ khác với mọi người?

Đột nhiên, sống lưng anh lạnh buốt, tim anh dập dồn trong nỗi sợ không tên. Những ý nghĩ của anh, những ước muốn của anh, của một thời tuổi trẻ rất xa đang mơ hồ len lén rót vào thân thể anh một giọt cường toan.

Đó là tư tưởng độc lập đầu tiên của anh sau một thời gian dài trầm mê trong sự biến đổi.
Nhưng mọi thứ chỉ thoáng qua. Đầu Hải trĩu nặng. Những điều anh vừa nghĩ bỗng trở nên mơ hồ như chưa từng có, thay vào đó là hằng trăm chỉ thị, hàng chục yêu cầu phức tạp từ cấp trên khiến đầu anh rối bời. Điện thoai reo dồn dập. Anh hoàn toàn đắm chìm trong công việc, hối hả lái xe trực chỉ về hướng ủy ban.

5- Lam hồi hộp dắt chiếc xe đạp băng qua chiếc cầu tạm vượt dòng Tỉnh Thức. Cô nuốt nước miếng ganh tị với những thanh niên công nhân đạp xe vun vút, lướt ngang cô, khiến cô giật mình và có cảm giác sắp ngã nhào vào thành cầu. Tiếng nước réo bên dưới càng khiến cô lo lắng hơn, nhờ đó cô cố gắng đi nhanh. Mất gần nửa tiếng, cô mới vượt hết cây cầu. Dắt bộ thêm một đoạn, cô thở phào, chống xe, cột lại mái tóc đã rối bù vì gió.

– Sao thôn chưa chịu khởi công làm cầu, ít ra mình là người ủng hộ vô điều kiện dự án này.
Vừa lẩm bẩm cô vừa đạp xe xuống dốc. Lần chần mãi, cuối cùng cô cũng quyết định tiếp tục khảo sát tình hình đổi mới của thôn theo kế hoạch. Lam mỉm cười một mình. “Tưởng anh ta lơ luôn, ai ngờ anh ta đã nhanh chóng chuyển tiền.” Ý nghĩ mình cũng đắc dụng với ai đó khiến Lam quên đi hai cái chân mỏi nhừ. Cô còn phải đi một đoạn đường gần 20 cây số nữa, nhưng chút men phấn khích khiến cô tự tin nhấn bàn đạp.

Khi cô đến được khu định cư, hẳn đã khá trưa. Khói bếp nhà ai lởn vởn trên những ngọn cây bạch đàn tạo nên một màng mây sáng linh động độc nhất trong khung cảnh yên ắng trước mắt.

Chần chừ một lúc, Lam quyết định dấu xe sau một bụi mua lớn trổ hoa tím ngắt, khóa cẩn thận và đi bộ đến căn nhà đầu tiên. Cô lấy điện thoại, đọc ghi những nhận xét sơ lược của mình.” Khu định cư còn mới, xây dựng khá ổn, trên một khu vực trống trải, cư dân có vẻ không mặn mà với khoảnh đất nhỏ xíu sau nhà, vì không thấy họ trồng trọt, khai thác. Điều này tương phản với thói quen của dân quê. Cần tìm hiểu nguyên nhân.

“Khu định cư nằm trên một ngọn đồi trọc, sẽ không bị ảnh hưởng bởi lũ,nhưng rất khó giải quyết việc cung cấp nước sạch cho người dân.”

“Hệ thống điện hình như chưa đến với khu định cư, bao giờ mới giải quyết.”

– Cô kia, cô là ai, đang làm gì vậy?

Lam giật nẩy mình. Một giọng quát nạt vang lên và không biết từ đâu xuất hiện ba người trung niên,tiến tới sát Lam. Một người đưa tay muốn giật điện thoại của cô,nhưng cô nhanh trí đút nó vào túi quần. Người thứ hai có đôi mắt xéch chăm chú nhìn cô hỏi:

– Cô ở đâu đến? Cô không phải là dân ở đây?

Sau phút hoảng loạn, Lam bình tỉnh lại. Cô cứng cỏi vặt:

– Có luật nào cấm người vùng khác tới đây không? Tôi là dân ở đây. Còn anh, anh chắc không phải ở xứ nầy rồi?

Gả thứ ba trầm tỉnh hơn, trở giọng nhẹ nhàng:

– Chúng tôi là nhân viên an ninh khu xóm nầy. Đây là khu định cư mới nên ai lạ vào cũng phải báo cáo.

Lam cười nhẹ:

– Đâu có thông báo nào như vậy ở đây? Tui làm sao biết được.

Gả mắt xếch gằn giọng:

– Vậy cô đi về phía trước thêm 500 mét nữa, sẽ có văn phòng an ninh khu xóm. Nếu cô muốn thăm ai, gặp ai, cô đăng ký. Cũng nhắc cô nơi nầy không cho chụp hình. Cô phải nộp máy điện thoại cho chúng tôi để xóa hết hình ảnh.

Lam trợn mắt:

– Đây là khu dân cư bình thường, mà tui đâu có chụp gì chỉ điện thoại cho bạn.

– Bạn cô là ai?

– Không lẽ tôi phải khai báo với các anh bạn bè của tôi hả?

Một ý nghĩ thoáng qua, Lam mỉm cười nói:

– Mà cũng không sao. Bạn của tôi chắc các anh cũng biết. Anh ấy làm ở trên ủy ban, anh Hải, phòng kế hoạch đầu tư.

– Anh Hải?

Người có ria mép gật đầu nhè nhẹ. Cả ba bỏ đi trước khi để lại lời dặn dò:

– Thăm ai thì cô nên đăng ký trước ở phòng tiếp dân. Chỉ là giữ gìn an ninh khu xóm thôi mà.

Họ đi rồi, Lam len lén lấy điện thoại ra định chụp, nhưng một bàn tay đã nhanh chóng giật lấy. Hoảng hốt, Lam quay lại vừa vặn nhìn thấy một bóng người biến mất trong rừng bạch đàn.

Không thể được. Lam lao thẳng vào rừng cây và cô đâm sầm vào một lồng ngực rắn chắc.

– Cô bình tỉnh đi nào.

Giọng nói quen thuộc vang lên. Lam định thần đứng vửng lắp bắp:

– Thanh… anh Thanh…

Đúng là Thanh, Anh nhíu mày nhìn Lam và nhấp nhấp chiếc điện thoại

– Trong điện thoại của cô có gì quan trọng không?

Lam gật đầu:

– Bản chụp Hợp đồng.

Thanh vội vàng bấm nút khởi động. Hỏi:

– Mật khẩu?

– Lam 43210.

Lam trả lời như cái máy, mắt lom lom nhìn vào màn hình. Thanh nhấn nút xóa, rồi trả lại điện thoại cho Lam.

– Cô thận trọng chút đi. An ninh ở đây ứng dụng 4.0 triệt để đó. Bây giờ cô có thể đi rồi. đừng chụp hình lộ liễu như vậy.

Lam không chịu đi. Không hiểu sao cô lại có cảm giác thật bình an khi đứng bên cạnh Thanh, nhất là trong giây phút nầy. Cảm giác ấy quá xa lạ khiến Lam lúng túng. Đâu có phải đây là lần đầu tiên cô tác nghiệp, nhưng cô rất muốn Thanh sẽ cùng mình đi vào khu định cư.

Cô buột miệng:

– Anh đi cùng tôi đi.

– Hả?

– Làm ơn đi.

Lam có cảm giác mình vừa vứt bỏ hết lòng tự trọng của một cô gái nổi tiếng là cứng cỏi. Cô nhìn xuống đất chờ đợi lời từ chối và mỉa mai mà cô biết sẽ thốt ra từ Thanh.

– Cô… thôi được… cùng đi nào.

Thanh nắm cánh tay Lam kéo cô hướng ra ngoài đường chính. Hình như những cành lá bạc hà non quẹt lên vai, lên cổ Lam đang tỏa ra mùi hương dịu dàng quyện trên áo trên tóc hai người. Lam hít một hơi dài.

K.H