Dù trong đại dịch Covid nước Pháp vẫn mê đọc sách

508

Tại Pháp, tình trạng cách ly vẫn duy trì đã mấy tháng nay. Các rạp hát, các viện bảo tàng, các trung tâm văn hóa đều đóng cửa. Trên cái nền miễn dịch Covid-19 lây lan ấy sách vở bỗng có dịp trình diễn. Điều tra của cơ quan theo dõi các cửa hàng sách cho biết, trong năm 2020 nếu so sánh với năm trước đó, số sách bán ra bị giảm bớt chỉ 3,3%, nhưng người Pháp lại bắt đầu giành cho việc đọc sách sự quan tâm lớn hơn hẳn việc theo dõi các mạng xã hội.

Việc ấn loát thậm chí còn thấy rõ sự tăng trưởng. Sách tranh truyện và sách văn học, kể cả tiểu thuyết hình sự và trinh thám tăng lên 14%. Sau hai đợt cách ly người ta tránh được những kịch bản xấu xẩy ra trong các tập đoàn in ấn.Một điều hoàn toàn bất ngờ là ba phần tư người Pháp, tương đương với 85% dân số nước Pháp đã tham gia chống lại việc đóng cửa tạm thời các cửa hàng sách. Các nhà xã hội học đã lên tiếng giải thích điều này, ví như người Pháp trong chế độ cách ly đã mệt mỏi vì cứ ngồi lỳ một chỗ dướn mắt theo dõi mạng xã hội nên đã trở về với nhu cầu đọc truyền thống. Số đông đọc các tác phẩm cổ điển, ví như sách của các tác giả văn học Pháp, văn học châu Âu, văn học Nga.

– Hôm nay dòng người xếp hàng rồng rắn không chỉ trước các cửa hiệu thuốc, các phòng thử virut mà mọi người còn tới với chúng tôi – Bà Mari Kler, người bán hàng tại một kios sách nói – Chúng tôi phải lo sao để người xếp hàng giữ đúng giãn cách. Cũng cần nói thêm, chúng tôi không chỉ bán sách văn học mà còn phải để mắt lo sao người tới mua sách không tụ tập thành đám đông. Khách hàng của chúng tôi tỏ ra rất có ý thức, họ mua sách của chúng tôi cũng là một cách biểu lộ tình đoàn kết. Mua sách tức là họ đã ủng hộ người bán sách và các nhà xuất bản.

Giữa những cuốn sách bestseller, chiếm vị trí đặc biệt là cuốn “Điều dị thường” của nhà văn Herve Le Tellier mà hồi cuối tháng 12 năm ngoái đã được trao Giải Goncourt-2020. Được viết theo thể loại viễn tưởng cuốn tiểu thuyết này đã đạt tới con số 820 ngàn ấn bản. Giữa những nhà văn được trao giải Goncourt, xét về lượng ấn bản nó chiếm vị trí thứ 2. Vị trí số 1 cho tới nay vẫn chiếm vị trí vững chắc là cuốn tiểu thuyết “Người tình“ của nữ văn sỹ Marguerite Duras được phát hành năm 1986, với ấn bản là 1,6 triệu cuốn.

Kẻ cạnh tranh ngang ngửa với cuốn “Điều dị thường “có thể là saga có tính chất tự thuật “Gia đình lớn“ của nữ luật gia Camilla Cusner, con gái của một chính khách nổi tiếng, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bernard Kouchner. Tác phẩm này đã gây tiếng vang trên mặt báo và trên mạng xã hội khi kể lại một câu chuyện có thực về một người em sinh đôi của tác giả là Viktor (tên có thay đổi) trong suốt nhiều năm trở thành vật hy sinh bởi tệ nạn bạo lực tình dục của ông bố dượng- chính trị gia có tiếng Oliver Duhamel.

Ba chục năm nay vụ việc quái dị xẩy ra trong một gia đình gianh giá này đã được các thành viên trong gia đình ấy giữ kín. Lên tiếng chống lại việc phơi bày ra ánh sáng chuyện xấu xa ấy, ví như có cả bà mẹ của tác giả, người thời còn trẻ đã là bạn gái của chính lãnh tụ Cu Ba Fiden Castro. Một số năm sau bà này đã quyên sinh.

“Tôi khâm phục lòng dũng cảm của con gái tôi” – Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Pháp tuyên bố với báo chí. Ngay sau khi cuốn sách ra đời Tòa công tố đã khởi thảo hồ sơ chống lại ông bố dượng độc ác kia.

Niềm quan tâm không thuyên giảm đối với việc đọc sách đã được hơn 70 thư viện tại Paris khẳng định.

– Như trước đây, thư viện của chúng tôi vẫn có nhiều người tới đọc- một cộng tác viên tại thư viện mang tên nhà thơ Nga Marina Svertaieva nói- Tất cả các thư viện đều vào cửa miễn phí. Trong số các thư viện ấy có những thư viện dành riêng cho điện ảnh, nghệ thuật tạo hình, âm nhạc, lịch sử Paris, nghề trồng vườn, nghề du lịch và thậm chí có thư viện gồm toàn tiểu thuyết hình sự. Giữa mấy bức tường chúng tôi thường tổ chức các cuộc trò chuyện với giới nhà văn, gày dựng những đêm hòa nhạc, tổ chức các cuộc triển lãm…

Niềm quan tâm tới việc đọc sách cũng làm cho giá bán của những cuốn sách cũ tăng lên. Vào cuối năm 2020 tại Nhà đấu giá “Drouot” ở Paris đã diễn ra việc bán những bộ tuyển sách có một không hai của doanh nhân Pier Berje hay của người sáng lập “Nhà Mode“ Iva Sen – Loran. Lần rao hàng này hút khách nhiều đến những cuốn sách của các nhà kinh điển đã xuất bản ngay khi các tác giả ấy còn sống. Ví dụ như cuốn “Về nạn đói“ của Lev Tolstoi với bản dịch qua tiếng Pháp hoặc cuốn “Salomei” của Gustav Flober.

Trong năm 2020, việc bán đấu giá sách tại Pháp thu hẹp không đáng kể, tuy một số người bán muốn chờ tới một thời điểm tốt hơn. Nhà đấu giá Drouot chuyển qua chế độ bán online, sáng tạo ra những sàn rao hàng mới.

Theo Tô Hoàng/VHSG