XUẤT XỨ CỦA DÒNG GỖ LŨA
– Gỗ lũa là những phần lõi cứng còn sót lại từ thân, gốc, rễ của cây gỗ cổ thụ sống trong các vùng đất khắc nghiệt đã chết (Đông Nam Á – nhất là vùng Tây nguyên của Việt Nam) ở những vùng đất ít dưỡng chất và khí hậu khắc nghiệt này. Những cây gỗ có bộ gốc rễ rộng từ 1,5m trở lên đã sống hàng trăm năm. Khi nó chết, qua thời gian có thể là hàng vài chục, vài trăm năm thậm chí là hàng ngàn năm chịu sự tàn phá hủy hoại của gió mưa, nắng nóng, sự bào mòn do dòng chảy của nước và thời gian. Sự vùi lấp của đất, đá, bùn cát, sự hủy hoại của địa chấn, côn trùng,… tạo nên một thứ gỗ không bao giờ bị mục nát, thối rữa, cong vênh, nứt nẻ, mối mọt mang tên “Gỗ Lũa”!
Tác giả Phùng Trang Nhung cùng tác phẩm được chế tác từ Gõ lũa
– Gỗ quý thường có ở vùng Đông Nam Á, nhất là ở Việt Nam (Vùng Tây Nguyên) sẽ cho chất lượng gỗ lũa tốt nhất, có thể nói là đứng đầu thế giới. Vốn dĩ những cây cổ thụ quý hiếm từ thời xa xưa đã được dùng làm nội thất Hoàng cung, chế tác đồ dùng cho vua chúa, mà dân thường không có điều kiện để sử dụng.
– Cuối thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20 người Pháp đã phát hiện ra sự quý hiếm của các loại gỗ quý giá này. Lập tức, khi Thực dân Pháp đô hộ nước ta, người Pháp đã khai thác và sử dụng rất nhiều bởi gỗ quý ở Việt Nam có chất lượng tốt hàng đầu thế giới. Từ đó, khi họ khai thác họ bỏ lại phần gốc, rễ. Bởi vậy, gỗ lũa là loại gỗ quý hiếm và độc đáo mà giới sành chơi gỗ nghệ thuật có tiếng và các đại gia săn lùng. Cho nên Gỗ lũa ngày càng trở nên quý giá và khan hiếm.
Gõ Lũa được khai thác
- HÌNH DẠNG CỦA GỖ LŨA
- Vốn dĩ Gỗ lũa đã có hình thù vô cùng độc đáo , đa dạng và phong phú (có thể nói chúng có hình thù độc nhất vô nhị). Nhờ tạo hóa ban tặng kết hợp với sự tài tính, khéo léo, óc tưởng tượng vô cùng phong phú và thẩm mỹ của nghệ nhân làm mộc tài hoa, đã cho ra đời những tác phẩm thủ công mỹ nghệ tuyệt vời. Từ đó Gỗ lũa được nâng lên một tầm cao mới. Nó trở thành các món đồ mỹ nghệ đẳng cấp.
- Gỗ lũa dùng để tạc tượng phật, tạc tượng vỹ nhân, tạc cảnh thiên nhiên, non bộ, linh vật,… và …. tùy theo hình dáng và “ thế” vốn có của gỗ lũa.
- GIÁ TRỊ CỦA GỖ LŨA
Giá trị của một tác phẩm gỗ lũa phụ thuộc vào các yếu tố như:
+ Chất lượng của cây gỗ khi đã chết được tôi luyện trong môi trường: không khí, nhiệt độ, dòng chảy. Nó phụ thuộc vào gió mưa, bùn đất, nước của nơi nó bị tàn phá, cả sự hủy hoại của côn trùng, sự hóa thạch của phần Gỗ lũa.
+ Độ dài, rộng( kích thước) cân nặng của khối Gỗ lũa.
+ Hình thù độc đáo, ý nghĩa câu chuyện mà nó mang trên mình, nó còn phụ thuộc vào màu sắc, vân, thớ của gỗ.
+ Độ tinh xảo của bàn tay chế tác điêu khắc tác phẩm của người nghệ nhân.
*Gỗ lũa cây lâu năm càng chắc, càng có hình dáng độc đáo tự nhiên thì càng được khách hàng ưu tiên lựa chọn.
- CÁC LỌA GỖ LŨA:
Gỗ lũa được phân ra làm 3 loại chính:
- Gỗ lũa nằm cheo leo trên vùng núi đá có khí hậu khắc nghiệt, vùng đất ít dưỡng chất chịu tác động mưa nắng, gió sương, xói mòn của dòng nước và côn trùng hủy hoại.
- Gỗ nằm dưới đáy sông hồ, suối, ngâm trong bùn, đất, cát hoặc trôi nổi lập lờ trên sông suối rất lâu năm.
- Gỗ hóa thạch trong lòng đất.
- E. TÁC HẠI CỦA GỖ LŨA VỚI CON NGƯỜI
- Vì nó nằm trong lòng đất, sông suối, rừng núi nương rẫy… chiếm dụng một diện tích nhất định, do khó tiêu hủy vì độ bền cứng của nó, dẫn đến làm cản trở giao thông, sinh hoạt cấy trồng, đánh bắt của nông ngư dân như: cản trở đường chảy, tắc nghẽn giao thông, rách lưới đánh bắt cá, chiếm diện tích đất canh tác nông nghiệp …
- F. SỰ TÁI SINH VÒNG ĐỜI CHO GỖ LŨA VÀ SỰ KỲ CÔNG CỦA NGƯỜI THU GOM CHẾ TÁC
- Qua sự tôi luyện của tạo hóa và bàn tay tài tình khéo léo của người thợ mộc, Gỗ lũa có một vòng tái sinh kỳ diệu.
- Từ một thứ “ rác ”của tự nhiên, mà môi trường khó tiêu hủy nhờ bàn tay khéo léo của người nghệ nhân nó đã được tạo ra một tác phẩm có giá trị, vươn tầm cao mới, nó được tái sinh cho vòng đời bất tử, trường tồn với thời gian. Gỗ lũa được thổi hồn tạo nên những tác phẩm mỹ nghệ kiệt tác, nhằm thỏa thú chơi tao nhã của con người.
- Gỗ lũa dùng để trang trí nội thất, khuôn viên tư gia và nơi công cộng. Nó được trưng bày cho không gian công viên, công sở, chùa chiền, biệt phủ, nhà hàng, khách sạn, quán xá …
- Các tác phẩm từ Gỗ lũa còn là những đồ dung như: bàn ghế, giường tủ, tranh trang trí, quà tặng rất hữu ích và ý nghĩa để con người có thể biếu, tặng nhau trong các dịp, sinh nhật, lễ hội, mừng thọ, khánh thành, chúc tụng, khai trương, đầu xuân.
- Các tác phẩm Gỗ lũa không chỉ giải phóng được mặt bằng sản xuất cho người nông, ngư dân mà nó còn tạo ra công ăn việc làm cho những nhân lực dư thừa( vận chuyển) và khai thác gỗ lũa về xuôi, một quá trình vận chuyển vô cùng gian nam vất vả bởi sự cồng kềnh và địa lý nơi gỗ lũa được sinh ra).
– Gỗ lũa không dễ vận chuyển như các dòng gỗ thông thường bởi tính chất đặc biệt của nó người ta không thể xẻ nó ra hoặc dựa vào dòng chảy đường mòn để đưa gỗ lũa ra nơi tập kết. Khai thác, đào bới , kéo gỗ lũa ra khỏi môi trường cheo leo hiểm chở và độ sâu nó nằm vô cùng vất vả . Không chỉ khai thác Gỗ lũa gian nan mà nó càng ngày càng khan hiếm , ít ỏi do có được dòng Gỗ lũa này mất hàng chục hàng trăm thậm chí là hàng ngàn năm mới từ một gốc gỗ cây thành một gốc Gỗ lũa. Vì nó được chế tác bằng tay – thủ công – tỷ mỷ nên mất rất nhiều thời gian.
- GIÁ TRỊ NHÂN VĂN
1/ Theo nghĩa đen:
Gỗ lũa là những thân, gốc, rễ cây phải trải qua rất rất nhiều năm dãi dầu sương gió nắng mưa, dòng chảy bào mòn tàn phá, chịu sự phá hủy hoại của bùn đất lấp vùi, sinh vật phá hại mà nên.
2/ Theo nghĩa bóng : Gỗ lũa là cội nguồn, gốc rễ, khởi điểm để tạo nên sự bền chắc và thẩm mỹ, vĩnh cửu, trường tồn cho một giá trị nghệ thuật và nhân sinh.
“ Cây có cội nước có nguồn, con người có tổ tông”. Gỗ lũa mang giá trị nhân văn nhắc nhở con người biết ơn và hướng tới nguồn cội, ân nghĩa.
Trải qua thăng trầm cuộc sống, qua thời gian bền bỉ, sự tôi luyện vất vả, khốn khó, khắc nghiệt thì mới bộc lộ được những bản chất tốt đẹp trường tồn bền vững.
“Có áp lực mới tạo nên kim cương
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”
Những tinh túy và cốt lõi của Gỗ lũa biểu trưng cho những giá trị vĩnh cửu mà con người có được khi đã trải qua thăng trầm, thử thách.
3/ Theo nghĩa tâm linh phong thủy: Gỗ lũa là loại biến dạng của bách mộc, tượng trưng cho mùa màng tươi tốt, mang luồng vượng khí, màng luồng vượng khí, năng lượng tích cực cho gia chủ nó làm giảm tác động của hành Kim, Thổ tạo ra sự cân bằng cho khung cảnh, khuôn viên, ngôi nhà của bạn.
Gỗ lũa là món quà độc đáo, quý hiếm mà mẹ thiên nhiên ban tặng cho con người, sản phẩm chế tác từ Gỗ lũa chính là tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời mà mỗi chúng ta muốn sở hữu. Hãy tự thưởng cho bản thân một món quà từ Gỗ lũa tùy thuộc theo nhu cầu và điều kiện kinh tế của mình, để cuộc sống của bạn thêm phần ý nghĩa và hạnh phúc hơn!
Hà Nội, ngày 01/08/2024
Phùng Trang Nhung