Hương bần xứ Đầm – Truyện ngắn của Trọng Bình

911

(Vanchuongphuongnam.vn) – Ngồi trên xe, Tờ cứ miên man nhớ về những ngày tháng mằn mặn hai nươi năm về trước. Nhớ con nước lớn ròng, nhớ lòng sông mêng mông phù sa bồi lắng… nhớ những đêm trăng dập dìu con nước lập lờ sáng trắng, nhìn như được tráng một lớp giấy bạc trên bề mặt lung linh nước.

Tác giả Trọng Bình 

Nhớ nhất là cái lành lạnh se sắt trong đêm trăng ướt sũng, mặt nước trong vắt như có tấm gương chìm phía bên dưới… Rồi lam man nỗi nhớ chan chát đi kèm mùi tha hương quanh năm xa nhà.

Năm ấy Tờ ngoài 20 tuổi, học xong trung cấp được nhận vào làm việc và phân công xuống làm nhiệm vụ tại xứ Đầm, một huyện vùng sâu của tỉnh đang chuyển mình điện khí hóa mạnh mẽ, nơi đây nổi tiếng là vùng đất cách mạng và hiếu học. Thời điểm này khá rình rang với những bước tiến đi trước thời đại của người dân nơi đây, đó việc chuyển dịch cơ cấu từ trồng lúa sang nuôi tôm với khát khao vương ra thoát nghèo.

Tờ nhớ nhất là những lần chạy chiếc vỏ lãi Composite mấy chục cây số đến cửa Gành Hào, đi bộ từ Thị trấn Đầm Dơi đến xã Thanh Tùng, Nguyễn Huân, đến làng cá Hố Gùi dò sự cố, tìm nguyên nhân mất điện. Hắn đi dọc theo tuyến đường dây mới xây dựng khảo sát đưa điện vào nhà cho dân sử dụng. Xẹt qua đi thu tiền điện với những câu chuyện dở khóc dở cười, bởi tình trạng thu tồn thu thiếu, thu vét không ai chịu đóng rồi cắt điện luôn. Nhớ nhất có lần đi thu gặp tiệc tùng ta rủ rồi ngồi dự không lấy tiền điện luôn, có khi gặp ông chủ nhà say rượu cà khịa nói điện mắc rẻ này kia rồi không chịu nộp tiền… Tờ cũng ráng ngồi chịu chết đợi cho ổng ngủ ổng mới cho đi… Rồi còn nhiều tình cảm khác với mảnh đất Xứ Đầm giàu truyền thống cách mạng này lắm.

– Hôm nay trở lại “chiến khu xưa” chắc vui chú nhỉ? Hận Osin hỏi làm Tờ giật mình ú ớ.

– Ờ… ờ… vui vui… nhưng cũng không như xưa. Tờ phản ứng.

– Ấn tượng của chú ngày ấy ở đây là gì?

– Là mùi hương trái bần chín.

– Sao kỳ vậy? Hận Osin hỏi tới

– Ừm! Đặc trưng mà. Ngày ấy đi công trường giữa đồng không mông quạnh nó là phương pháp giải quyết cái mồm chồm xuống bao tử. ha ha ha.

– Nó chua lè mà chú.

– Ừ. Vậy mới nhớ.

– Hôm nay chú về là tìm mùi hương ấy hà?

– Chưa hẳn!

– Sao thế chú?

– Chắc có còn bần không mà vương vấn mùi hương.

– Ừm… hén! Hận Osin trợn mắt cười ẩn ý.

Xe dừng tại một khu sinh thái liên hiệp của huyện, trên mái nhà vòm được phủ kín những tấm pin năng lượng mặt trời, trong cái nắng đổ về chiều nhìn lấp lánh như tờ giấy than, đen xanh óng ánh tràn trề năng lượng. Cạnh bên là khách sạn hoành tráng, bên kia là cây cầu dây văng, xa xa thấy mình những con lộ bóng loáng ngoằn nghèo dẫn lối về trung tâm các xã, nhà tường mọc lên san sát từ hồi nào mà mùi vôi còn mới chát, phía sau là ao tôm trắng xóa búng tung bọt nước trong tiếng động cơ xình xịch. Xứ Đầm thay đổi nhiều quá!

– Qua cầu sông Đầm rẽ phải nhé! Tờ lên tiếng.

– Đi đâu thế chú? Hận Osin hỏi.

– Thăm một người bạn xưa.

– Chú cũng lắm bạn nhỉ?

– Ừ! Đó làm ở đây mà.

Xe xuôi về hướng chợ Ấp 9, ven theo con sông Đầm đong đầy con nước, mùi dây cóc kèn mặn đắng. Ven những hàng cây mắm, cây đước đàn cá thòi lòi nhảy chân sáo tung tăng mặt nước, sóng nhè nhẹ vỗ vai chiều êm làm cho mùi hương hoa bần lanh lảnh như giọt mật chiều buông. Cảm giác 20 năm lại chạnh lòng, Tờ muốn đón thêm cái gió se lành lạnh mù khơi hắt hiu khói bếp theo cùng, hơi nóng mãi trao lượn trên mặt nước để tuổi đôi mươi lại dạt dào bên dải phù sa con sông xứ Đầm.

Trong khoảnh khắc hiếm hoi đó, Tờ mơn man nhớ đến giọng hát ngọt ngào của cô đồng nghiệp Tư Hường. Nhớ hôm ấy, bên hành lang cư xá Thanh Đa, Cô Tư Hường dzô bài ca cổ “Bông bồn bồn” ngọt lịm… làm nổ tung tiếng vỗ tay của các bạn Trường Công đoàn miền Nam, khuấy đảo một vùng sông nước của người dân Bình Lợi.

– Tới rồi phải không? Dứt lời, tài xế dừng xe xịch tại quán cà phê Điệp Khách.

– Mình cà phê hả anh? Dũng hỏi lơ lớ giọng Thanh Hóa.

– Ừ! Người Xứ Thanh dùng cà phê xứ Đầm nhé em. Tờ tủm tỉm trả lời.

– Chỗ quán quen hả chú? Hận Osin hỏi.

– Ừm! Quen cả hai đó, hình như bạn tôi ở chung xóm chỗ ngã ba Tám Chánh với chú đó.

– Thật hả chú? Vào đ…i….! vào ngay… vào luôn… Hận Osin nó gân cái cần cổ hát bài gì chẳng hiểu…

Điệp Khách là quán cà phê mới chát vừa mọc lên cạnh sông Đầm, ngày mai mới chính thức khai trương, nhưng hôm nay có mấy vị khách lạ xưa không hẹn mà đến. Bức tranh chiều quê bình dân dễ mến; tường còn mùi xi măng, gỗ, sơn… ngổn ngang bàn ghế, dụng cụ, không khí khẩn trương để mai kịp mở bán… là bố cục của Điệp Khách. Tuy vậy, nhưng chẳng có ai ngoài cháu gái 15 tuổi chạy ra đón chúng tôi, xong lại chạy vào rồi nói “Chờ ba má con chút xíu”. Chẳng biết ba má cháu đang làm gì, nhưng cứ biết là chờ đã.

Tờ và các bạn ngắm những giỏ lan, chậu mai, hàng cau kiểng… không gian êm đềm mát mẻ được tạo ra bởi những cơn gió chen chân nhau lùa lên từ mặt nước sông Đầm. Quán tuy không rộng rãi nhưng chủ nó cũng kịp bố trí một cái hồ, thả một đàn cá trên mười con các loại, nó nhảy táp chòm chõm nghe vui tai. Phía ngoài cửa, gia chủ có vẻ khéo tay nên trang trí cổng vào bằng một tấm gỗ gắn chữ “Điệp Khánh”, đọc mà nghe lãng du mơ mộng, Tờ bước mạnh ra phía trước, con sông xứ Đầm bị phù xa lấn dòng có vẻ như sắp đầy, nó hắt tấm gương lên cho hàng hoa dâm bụt thả mình khoe sắc, vô tình làm tô đẹp thêm vẻ bình dị thân thương của “Điệp Khách”. Một không gian rất chân quê tĩnh lặng và bình yên đến mê hoặc.

– Trời ơi! Rồng đến nhà tôm. Tiếng của Thùy Trang làm Tờ dừng lại tất cả.

– Chào cậu! 22 năm rối mới gặp nhau. Tờ nhanh chân nói rồi chìa ra bắt tay cô bạn học. Tay còn lại Trang vẫn chắc nịch đĩa cua luộc đỏ au nhìn bắt mắt với cặp càng khủng dị. Đúng là chờ mẹ cháu luộc cua rồi.

Cái bắt tay của đôi bạn như vô tình làm cơn gió xoáy bốc ngày ấy tràn về, cơn gió nhởn nhơ bên hiên trường rồi cuốn bay bông sậy vào lớp 10A2. Cuối cả hòa niệm từ khi cả hai cùng ngồi chung một lớp, cùng nghe cô Hoàn giảng bài “Thơ duyên” – “Vội vàng”.

Ngày ấy thơ ngây và vô tư lự, vậy mới có chuyện để bạn bè nhớ và nhắc hoài mỗi lần tề tụ. Nào là thằng Phụng có tính hay nghịch ngầm, Thằng Tính thích sức dầu bà đẻ, thằng Hóa lo ghẹo thầy Tiến môn Địa, thằng Chinh mê đá banh quên mang dép đi học, còn thằng Bách đẹp trai thì có nhiều bạn gái trong trường mến.

Lớp A2 này có một nét nổi bật, khá đặc biệt theo đánh giá của quý thầy cô giáo thì nó lại nghiêng về phái đẹp. Không riêng các bạn Loan – Lê – Huyền – Nhị; Thu – Tiền – Sáu – Lam Kờ mà tất cả các bạn nữ lớp A2 đều ngoan hiền nhất trường… trong đó hiển nhiên phải kể đến bà chủ Điệp Khách – Thùy Trang đây. Cho nên các bạn quý mến và khắn khít với nhau như người nhà cho đến giờ này.

Vợ chồng Trang kể cho Tờ nghe về chuyện từ ngày họ đến bên nhau tới nay, cả mối lương duyên Trang được ông tơ bà nguyệt dẫn về xứ Đầm làm dâu, sinh sống làm ăn chăm lo cho ba đứa con đẹp như tranh vẽ.

Anh Tâm chồng Trang là một người hiền từ, chăm chỉ làm ăn đúng gốc người con xứ Đầm. Anh có mái tóc dài nghệ sĩ, khuôn mặt bầu bĩnh cười rất hiền từ. Ba đứa con của đôi vợ chồng đều chăm ngoan học giỏi, xinh xắn. Được vậy thì còn ao ước gì hơn?

– Ông cứ chu du khắp nơi vậy à? Trang hỏi khiến Tờ giật mình trong suy nghĩ miên man.

– Ừm! Kiếm sống mà.

– Xa vợ, xa con cầm lòng có đặng trước cám dỗ đời thường không?

– Có! Vậy vợ mới chấp thuận cho đi chứ.

– Ông đi công tác miết vậy, một mình vợ một nách hai con cực lắm đó.

– Ừm! Từ từ rồi sẽ khắc phục được khó khăn thôi mà bạn.

*

Hàn huyên tâm sự miên man để con nắng chiều xõa xuống phủ kín bầu trời lúc nào không hay. Chiều nắng dần tắt ánh sáng le lói chát chúa, mặt nước sông xứ Đầm cứ gợn sóng lăn tăn. Hai thập kỷ lăn lộn kiếm ăn để gột lên một mảnh đời lang thang, nay có dịp trở lại thăm gia đình bạn học giữa xứ người, Tờ thấy bầu trời xứ Đầm thật an vui.

Từ giã vợ chồng bạn Tờ về trong lòng xao xác, cảm giác tuy không nguyên vẹn như tuổi thiếu thời ấy nhưng trân quý với nhau ở tấm lòng, vô tình gặp gỡ lại thêm hay, nhắc lại chút kỷ niệm xưa rồi lại phải hối hả cho hết quãng đường đời đã chọn.

Tờ cứ miên nam để cơn gió xứ Đầm vỗ vào mặt phần phật, gió xứ Đầm dào dạt như nước của dòng sông, bông bần trắng nõn nà phất phơ thơm ngát, những trái bần chua chát cứ rụng tả tơi. Xứ Đầm ơi!

T.B