(Vanchuongphuongnam.vn) – Hôm qua tôi và thầy hướng dẫn nói chuyện. Thầy nói “Em đúng là một người yêu ngôn ngữ.” Tôi cũng không biết tôi có phải như thầy nói là một người yêu ngôn ngữ hay không?
Nhưng tôi đúng là có nhiều năm kinh nghiệm tiếp xúc với nhiều thứ ngôn ngữ. Tôi đã tiếp xúc với tiếng Việt gần 10 năm kể từ khi tôi học chuyên ngành tiếng Việt ở trường đại học. Từ năm 2017, tôi lại bắt đầu học tiếng Nhật. Nói đến tiếng Anh, tôi cũng như mọi người học từ bé.
Tôi cũng thường xuyên hỏi chính bản thân mình “Thực sự thì mình có yêu ngôn ngữ hay không? Hay là thích thông qua một ngôn ngữ mới để quan sát văn hóa của người dân họ?” – “Có phải ngôn ngữ luôn mang cho mình cái gì mới mẻ hay sao?”.
Tôi đã sinh sống và làm việc tại thành phố Sài Gòn gần hai năm. Mỗi khi người Việt biết tôi là người Trung Quốc sẽ tò mò hỏi “Vì sao em học tiếng Việt?”, “So với những thứ tiếng em đã từng học, học tiếng Việt có khó không?” Đây là những câu hỏi tôi thường bị hỏi trong cuộc sống hằng ngày.
Những vấn đề trên này, tôi khá bối rối và không biết trả lời như thế nào. Mọi khi tôi cũng chỉ trả lời rằng: “Chắc vì tôi có duyên với Việt Nam ạ.” Gần 10 năm tiếp xúc với tiếng Việt, tôi càng tìm hiểu sâu về tiếng Việt càng cảm thấy văn hóa Việt Nam vô cùng thú vị. Quá trình này khiến tôi cảm thấy mình đang giải mã những vấn đề tôi đã từng thắc mắc từ lâu.
Kể từ khi tôi bắt đầu học tiếng Việt và tiếp xúc với người Việt. Tôi có phát hiện một hiện tưởng rất thú vị là đa số người Việt có năng lực giao tiếp với người xung quanh khá là cao. Lúc gặp người nước ngoài cũng sàng sẵn xã giao vài câu, tuy năng lực ngoại ngữ cũng chưa được phát triển tốt. “nihao, wojiaoshenmo…” “hello, where are you from?” “konnichiwa”…
Ban đầu tôi nghĩ chắc là do đất nước Việt nam thuộc nền văn minh lúa nước. Lúc thu hoạt lúa, mọi người chung làng yêu cầu đoàn kết một lòng mới có thể hoàn thành việc thu hoạt lúa. Trong quá trình này, mọi người bắt buộc phải giao tiếp mới có thể phối hợp được tốt. Do vậy, năng lực giao tiếp của người Việt cũng được kế thừa và phát triển. Nếu lý do này có cơ sở, Nhật Bản cũng thuộc nền văn minh lúa nước, đáng lẽ người Nhật cũng có năng lực giao tiếp cao mới hợp lý. Nhưng thật ra năng lực giao tiếp của người Nhật không bằng người Việt.
Vậy lý do khiến người Việt có năng lực giao tiếp cao là gì nhỉ? Quay trở lại ngôn ngữ. Người Việt có năng lực giao tiếp cao có phải chịu ảnh hưởng của tiếng Việt không nhỉ? Dạo này tôi có một hướng suy nghĩ mới về việc này. Cũng chưa chắc là tôi đúng nhưng cũng có khả năng là hợp lý. Dạo này tôi phát hiện trong giao tiếp hằng ngày của người Việt không thể thiếu được từ “ơi”. Ví du trong cuộc giao tiếp hằng ngày, mọi người thường nói “Chị ơi, anh ơi, con ơi….” “Trời ơi, ối giời ơi…” vv. Lúc nhắn tin cũng bắt đầu từ “Em ơi, anh ơi, cô ơi…” Mỗi khi tôi đọc tin nhắn của người Việt, tôi có thể tưởng tượng ra hai người đang tám chuyện sôi nổi.
Nếu mọi người tìm hiểu về cách sử dụng cửa từ “ơi” thì sẽ dễ phát hiện ra điều này. Từ “ơi” thuộc từ loại thán từ trong ngữ pháp tiếng Việt. Thán từ là các từ dùng để biểu đạt cảm xúc, ngạc nhiên, gọi đáp hoặc yêu cầu sự chú ý. Trong câu, từ “ơi” thường được sử dụng để hô gọi và đáp, thu hút sự chú ý của người nghe. Ví dụ “ – Mẹ ơi! – Ơi”. Hơn nữa trong gọi và đáp “ơi” có biểu thị sắc thái thân mật. Tôi đã hỏi vài chị người Việt Nam từ “ơi” có thể sử dụng trong trường hợp lần đầu tiên gặp ai đó không? Các chị người Việt trả lời “Lần đầu gặp, mình cũng dùng “ơi” được.” Chị người Việt còn đưa cho tôi một ví dụ “Chú ơi, con đi đường này đến ĐH KHXHNV, đúng không ạ?”
Tôi đã từng đọc một số sách viết về đề cao năng lực giao tiếp. Tôi có nhớ một lý thuyết trong sách là “Cách nói chuyện hay nhất là có hỏi có đáp như chuyền một quả bóng. Bạn đánh một quả bóng cho đối phương, đối phương tiếp nhận quả bóng rồi đánh lại quả bóng…” Mọi người có thể suy nghĩ xem người Việt từ sinh ra đã được giáo dục sử dụng từ “ơi”, được huấn luyện hỏi đáp từ bé. Năng lực giao tiếp của người Việt làm sao không cao cho được? Một cầu thủ được huấn luyện từ bé sẽ còn biết cách biểu đạt thân mật trong giao tiếp nữa. Quay trở lại xem trong các ngôn ngữ khác như tiếng Trung, tiếng Nhật hoặc tiếng Anh thì ít có những hiện tượng như vậy.
Ngôn ngữ và văn hóa có mối liên hệ chặt chẽ không thể tách rời. Từ ngôn ngữ có thể hiểu biết văn hóa của một dân tộc. Từ văn hóa có thể khám phá sự phong phú của ngôn ngữ đất nước. Tôi không biết tôi có phải là một người yêu ngôn ngữ hay không nhưng mỗi khi thông qua ngôn ngữ mà tôi có thể giải mã được những điều mới mẻ. Tôi cảm thấy rất vui mừng và sàng sẵn ghi lại và chia sẻ những sự phám phá mới của mình. Cách suy nghĩ này, tôi cũng chưa chắc đúng hay không? Các bạn có suy nghĩ gì về năng lực giao tiếp cao của người Việt hãy bình luận ở dưới nhé.
H.T.G