Khoảnh khắc bình yên – Truyện ngắn của Vũ Khắc Tĩnh

901

(Vanchuongphuongnam.vn) – 1. Chiều hôm ấy, khi tôi trở về quê, với chiếc ba lô đựng đầy buồn vui và nỗi nhớ nhà của bao năm xa cách, thì trận mưa cuối cùng của mùa mưa vừa tráng lên con đường bê tông một lớp ánh sáng bóng láng. Những chiếc lá vàng trên những hàng cây ven đường rơi bay lả tả nhạt nhoà trên mặt đường. Dọc hai bên đường là những cánh đồng lúa chin vàng ướt đẫm mưa cúi đầu trĩu xuống.

Biết bao nhiêu những đổi thay, nhưng mảnh trời miền quê hoang dã nơi thôn xóm làng mạc vẫn giữ nguyên vẻ tịch mịch, vốn có từ đời cha ông sinh sống cho tới bây giờ, non một thế kỷ. Tôi cảm động nhận thấy qua hàng tre xanh dày đặc lá rủ bóng xuống ngõ vắng, đây đó những ngôi nhà lưa thưa nằm rải rác dưới chân đồi, những con đường trong làng quanh co khúc khuỷu thuở trước vẫn còn nguyên vẹn không hề thay đổi. Đi quanh những bụi những bờ, cây lá rậm rạp, chim bìm bịp kêu mỗi khi chiều về nghe não nề thê lương.

Từ xa, hiện ra ngôi nhà xưa, ở trước một khu vườn rộng, với những cửa lớn nhỏ và những bức tường vôi đã bạc màu rêu xám xịt.

Tôi dừng lại trước ngõ. Phía trước mặt là cây vú sữa, đứng sừng sững ở góc sân. Tôi cảm thấy nổi xúc động dâng lên từ đáy lòng. So với hình ảnh giấc mơ chập chờn trong suốt nổi nhớ của những ngày xa quê, ngôi nhà thân yêu, nơi tôi đã chào đời có vẻ cũ kỹ, già nua qua lớp bụi của thời gian.

Tôi bước chậm rãi đi vào cái sân lát gạch rộng, rồi đi lên bậc thềm, tay gõ vào cánh cửa đóng chặt, từng tiếng một khoan thai vang lên. Tôi chờ hồi lâu, mà không nghe tiếng động nào, ngôi nhà của tôi im ắng ở cái vùng quê yên tĩnh này. Đâu đó trong góc vườn, nơi không còn những luống cải xanh và những cây chanh trĩu trái xưa kia, chỉ nghe vang lên khe khẽ lá vàng rơi, xa hơn mấy con chim sâu kêu chim chip trên cây mận đang mùa ra hoa, ở bên góc vườn là cái ao đã cạn kiệt nước, đất khô nức nẻ. Mùa này là mùa hè nên trời nắng nóng oi bức, mỗi buổi chiều về trời sấm chớp sáng một góc trời nhưng chắng có một cơn mưa nào đến những cơn gió cũng ẩn núp một nơi nào đó vô biên. Thời tiết ở đâu rồi cũng vậy, luôn thay đổi bất thường. Nhưng ở quê thì đỡ hơn, từ xế chiều trở đi trời bắt đầu râm mát, không khí dễ chịu.

Tôi bỏ mũ và ba lô xuống hiên nhà. Ngồi nhìn ra cánh đồng lúa mênh mông ngút mắt tận đến chân trời. Quá khứ đã câm nín sau những tháng năm xa khuất. Tôi cảm thấy sau cánh cửa âm thầm một nỗi im lặng mênh mông bao trùm ngôi nhà. Nó ngấm sâu vào tâm hồn tôi. Dường như trước mắt tôi chỉ là ngôi nhà không chủ mấy mươi năm nay rồi. Ba mẹ tôi cùng bầu đoàn thê tử dắt díu nhau ra đi Mỹ theo diện HO. Cửa đóng then cài nuôi lũ gặm nhấm mối mọt sinh sôi nẩy nở, nơi mà mọi kỷ niệm chỉ còn là kỷ niệm.

Bằng những cử chỉ mệt mỏi sau một chuyến đi trong Sài Gòn ra, tôi không chợp mắt được. Tôi đi tới đi lui trên bậc thềm nhà trên mới phát hiện ra gian nhà dưới có ổ khoá cửa, thì ra có người giữ chìa khoá cửa. Tôi yên tâm ngồi chờ đợi “tháng sáu trời mưa trời mưa không dứt” thế mà trên cánh đồng lúa đã chin vàng. Gió thổi rì rào trên những ngọn tre lao xao trong nắng.

Có lẽ tôi đúng, tôi ngồi ở bậc thềm này khá lâu, nên không nghe rõ bước chân tiến vào sân. Một giọng nói của đứa con gái cất lên bên tai tôi. Tôi ngẩng đầu, trước mặt tôi là đứa cháu gái, khuôn mặt sạm nắng, tay cầm cái thúng không. Mặc bộ đồ áo bông đã bạc màu mưa nắng dính đầy bùn đất đầu đội chiếc nón lá đã cũ, đứa cháu gái tay chân rắn rỏi khoẻ mạnh. Một đốm nắng chiều vương nhẹ trên khuôn mặt dạn dày sương gió.

Đứa cháu gái chăm chú nhìn tôi một lúc rồi luôn khen tôi còn trẻ, ở thành phố có khác. Tôi cười chẳng lẽ tôi phải nói ra sống ở thời đại này cái gì cũng giả như tóc giả, răng giả, râu giả… Không chừng lời nói cũng giả, hoà mình vào cuộc sống giả mới sống được. Cháu tôi ngơ ngác không biết tôi nói chuyện gì mà cái gì nghe cũng giả như ở cung trăng mới xuống.

Tôi không giải thích và cũng không muốn tạo thêm mẫu chuyện đời nay vào cái đầu còn non nớt của cháu. Đừng để đầu óc cháu bị vẫn đục một mớ bòng bong thời đại ngày nay. Coi như cháu chưa bao giờ nghe thấy, biết đến.

2. Những người xa quê hương, không biết họ có suy nghĩ gì mỗi khi nhớ về quê quán, hình ảnh nào làm cho họ cảm động và đáng nhớ nhất? Chẳng hạn như dòng sông, con đò bến nước, hay những món ăn dân dã như dĩa rau muống luộc, bát nước chè xanh… Riêng trong cuộc sống đời thường của tôi có một hình ảnh gắn liền với tuổi thơ thời còn đi học ở trường làng, thời gian êm đềm trôi mỗi khi tôi nhớ đến. Hình ảnh đó có gì gợi nhớ trong tôi suốt những tháng năm đời lang bạt, đó chính là ngôi chùa làng quê tôi.

Năm tháng trôi đi cái vèo như chiếc lá bay, cuộc sống đời thường cuốn tôi theo với vòng xoáy của cuộc đời. Có lúc gặp những khó khăn vướng mắc, tưởng chừng như không vượt qua nổi, có lúc buồn chán đến cùng cực, có lúc vướng vào chút bụi nắng gió làm nản chân tay trong đời lang bạt. Trong trí nhớ của tôi bất chợt văng vẳng tiếng chuông chùa từ xa vọng lại ngân nga, hình ảnh ngôi chùa đứng sừng sững mái ngoí nâu sẫm, tường vôi màu vàng nhạt cổ kính của làng tôi như một khoảnh khắc bình yên trong dòng đời lang bạt.

Tôi là người viết văn làm thơ nhưng nói lên cũng chưa đủ về cuộc đời của ba mẹ tôi suốt một cuộc đồi tu tâm dưỡng tính, tĩnh tâm nơi cửa Phật làm việc thiện hầu giúp một phần nhỏ những mảnh đời bất hạnh của con người vượt khó để đi lên.

Tôi nhiều đêm ngồi tĩnh tâm lại, đã nửa cuộc đời trôi qua, mới chợt nhận ra rằng trong cuộc đời của mình chưa thoát ra khỏi cõi tục để đi vào con đường coĩ Phật. Cái tâm chưa yên như mặt nước hồ thu phẳng lặng, chưa vứt bỏ được hỉ nộ ái ố trong cõi đời này. Tôi còn mang nặng cái nợ đời chưa trả nhiều lắm. Giá mà tôi tu được, tôi sẽ đi tu xa lánh bụi hồng. Không đi tu được, tôi sẽ cố gắng đi tìm cho mình một sự thánh thiện trong tâm hồn. Biết yêu thương tất cả mọi thứ, mọi con người trên cõi đời này. Chúng ta vẫn biết rằng cho đi sẽ có một ngày nào đó sẽ nhận lại.

Ngôi chùa làng Dương Đàn quê tôi cứ như một nốt lặng giữa những âm thanh của cuộc sống ồn ào sôi động không ngừng làm tôi nôn nao trong lòng. Rồi một sớm một chiều trên bước đường lang bạt trong cuộc mưu sinh. Tôi chợt nhớ mấy câu thơ của sư Huyền Không.

“Chuông vẳng nơi nao nhớ lạ lùng
Ra đi ai chẳng nhớ chùa chung
Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tong”

3. Tôi đang sốt ruột, đứng lên ngồi xuống bậc thềm liên tục, không còn kiên nhẩn để chờ.

– Chìa khoá nhà ai giữ?

– Dạ, chồng con trên đường về bác ngồi đợi khoảng mười lăm phút nữa.

Chồng đứa cháu gái về, chào hỏi nhau dăm câu chuyện trong cái nắng non mệt mỏi. Gian nhà dưới vặn khoá mở cửa…

– Bác vào nhà đi.

Tôi nghẹn ngào cúi nhặt mũ, ba lô đem vô nhà tôi về đây coi như đã trở về mái nhà xưa, căn phòng ngày xưa vẫn còn đó nguyên vẹn, chiếu giường đầy bụi gián, nhện giăng bẫy khắp nơi trên tường, phải ra tay quét dọn, lau chùi sạch sẽ mới ở được.

Ngôi nhà đã mấy mươi năm rồi không người ở mối mọt gặm nhấm có phần hư hỏng trầm trọng nhưng chưa có hướng tu bổ, sữa chữa lại. Anh em đứa ra đi đứa còn ở lại, quê hương, đứa nào cũng có cuộc sống riêng và ở xa xôi. Đến ngày giỗ hay chạp mã thì về cúng quẫy, xong lại đi, thời buổi cơm áo đầu tắt mặt tối phải vậy thôi, còn thời gian đâu để đi đây đi đó cho thoả chí.

Tôi rất hạnh phúc khi nắm thẻ hương vái lạy trước bàn thờ tổ tiên như một lời hối lỗi, tạ tội mà lúc sống không thể hiện được cho ông bà vui.

4. Tôi ở đêm đầu tiên giữa căn phòng cũ, như sống trong một giấc mơ dịu dàng. Tôi ngồi trên chiếc ghế mà hồi còn nhỏ tôi vẫn thường xuyên ngồi để học bài bên cái đén dầu lửa để trên cái bàn viết của tôi vẫn còn nằm nguyên trước bàn thờ ông bà, nhưng cái này không phải hồi xưa để lại, xem ra không mấy còn giá trị. Cái bàn thời ông bà tôi còn sống bằng gỗ mun đen bóng láng có thể ngồi soi gương mặt được và bộ ván gỗ mun đen ba tấm ghép lại thành một bộ phản để nằm, những buổi trưa nóng nực hầm, nằm lên bộ phản nghe mát lạnh.

Những năm bom đạn loạn lạc, nhà không có người ở, không biết ai đã đến khiêng đi bộ phản đem cất giấu ở một nơi nào không ai biết. Không những bộ phản mà hầu hết những đồ đạc quí hiếm, của cải trong nhà không cánh mà bay. Bay vào những tay hôi của, bay vào lòng tham không đáy, bay vào những con người không có chút lương tri.

Sơ sơ, bộ liễn bằng xà cừ treo trên tường, bộ ghế gỗ mít chạm trổ con rồng ông bà để lại không còn. Những cái không đáng giá thì nằm trơ trơ nguyên vẹn như bộ khay tách trà, chén nồi, soong chảo với lọ mực tròn và ống cắm bút mạ kền han gỉ gần hết, hòn thuỷ tinh chặn giấy vẫn trong suốt để trên cái kệ đầy bụi, những quyển sách xưa kinh điển tôi để dành tiền mua về để trên kệ chưa kịp mang theo, nay là miếng mồi ngon cho lũ mối mọt gặm nhấm vì nhà không có người ở, thiếu bàn tay chăm sóc. Trên tường giờ chỉ còn cái đồng hồ và tấm lịch đã cũ mèm treo ở đó bao nhiêu năm rồi.

Ở góc nhà vẫn còn kê chiếc giường gỗ, với tấm chăn kẻ sọc gấp gọn nơi đầu giường. Bên cạnh giường là cái tủ đứng bằng gỗ sưa lâu năm cũng sứt góc, căn phòng vẫn thế, nó nguyên vẹn như tấm lòng người mẹ.

Đêm về khuya, nghe sương rơi lộp độp trên cây lá ngoài vườn, ngôi nhà tắt hết điện tối om tiếng côn trùng nhả những khúc nhạc không lời nghe rã rich. Tôi nghĩ rằng bà con làng xóm đã ngủ yên rồi. Ở miền quê này là vậy có thức họ cũng chẳng biết làm gì, chỉ có đám trẻ học bài xong xem tivi may ra còn thức, nhưng cũng không quá tám giờ.

Tôi về đây, ngủ sớm không quen, nhưng vẫn đóng kín cửa nằm cho khoẻ cái lung. Nhìn ra phía ngoài sân trời đen như mực. Chợt nghe đứa cháu gái gõ cửa, tôi ra mở cửa, đứa cháu bước vào, tay bưng tách cà phê nghi ngút khói.

Đứa cháu bảo tôi cho dù hành trình vừa qua mệt mỏi thế nào, thức khuya nên cần uống một chút gì thật nóng cho ấm cái bụng, chứ ở miền quê này chẳng ai bán phở, hủ tiếu để ăn, mì gói lúc nào cũng có, nhưng ở rất xa làng xóm.

Khi đặt tách cà phê xuống bàn, đứa cháu gái thấy trước mặt tôi một tấm hình chụp cách đây mấy mươi năm. Gồm ông bà, cha mẹ và các em, mỗi người một vẻ già trẻ trong bộ áo quần tươm tất. Ông bà với bộ áo dài đen khăn đóng cũng màu đen ngồi chiễm chệ trên cái ghế dựa.

Tôi cầm tấm hình trên tay, rất cảm động. Đây là tấm hình duy nhất còn lại qua thời gian dài đã ngủ yên trong tủ đựng áo quần áo, trong đó có một số tấm hình khác bị mối mọt gặm nhấm không còn nguyên vẹn. Tình cờ tôi lục lọi trong ngăn tủ thấy được, dù có tróc trầy nhưng vẫn còn khuôn mặt, áo quần. Đây cũng là một chứng nhân của thời bom đạn loạn lạc, tưởng đâu đã cháy rụi hết trong đêm chạy trốn bom đạn, không thì cũng bị mối mọt gặm nhấm. tôi cầm tấm hinh ngắm nghía lại bức ảnh, lúc còn nhỏ so với bây giờ khác nhau quá. Trong khi ông bà đã là người thiên cổ.

Thời gian là quãng đời dài bị mất đi bởi cuộc đời lang bạt giang hồ tứ chiếng, bởi những nợ nần, bởi những canh bạc, sau một đêm trắng tay, bởi cái hào phóng rất huy hoàng nhưng chưa bao giở tồn tại. Cuộc đời bị lấy cắp đi ấy, may thay chỉ trong phút chốc được hồi tưởng lại, chỉ bằng nụ cười hân hoan với chút lòng thành trong trẻo, chỉ bằng những đoá hoa hồng nhung cắm vào bình mỗi buổi sáng mai khi thức dậy.

Đứa cháu gái thấy mắt mình cay cay. Chính lúc đó hai đứa con ùa vào phòng, mang theo giọng cười tươi mát như làn gió xuân. Chúng dừng lại, tròn xoe mắt ngạc nhiên nhìn mẹ mình đang thả hồn theo những vần thơ mà tôi đọc.

V.K.T