Làng hoa giấy Thanh Tiên rực rỡ sắc màu những ngày cuối năm

204

Bảo Trân

(Vanchuongphuongnam.vn) – Vào những ngày đầu tháng Chạp, làng hoa giấy Thanh Tiên (xã Phú Mậu, TP Huế-TT Huế) lại tất bật khi vào mùa sản xuất hoa giấy cho dịp Tết Nguyên Đán.

Chạy men theo con đường làng, bên kia là những cánh đồng lúa thẳng tắp, chúng tôi dừng chân tại làng hoa giấy Thanh Tiên, được biết đây là làng có lịch sử hình thành từ lâu đời đến nay đã được hơn 400 năm lưu giữ và phát triển. Làng hoa giấy Thanh Tiên thuộc xã Phú Mậu, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Làng nằm dọc bờ nam hạ lưu sông Hương, cách Thành phố Huế 7km. Tuy nhiên, với thời tiết khá là khắc nghiệt ở Huế nên người dân nơi đây luôn lo lắng cho nghề mưu sinh của mình, chính vì vậy Tổ nghề làm Hoa giấy Thanh Tiên ra đời từ đó.

Đây là Làng nổi tiếng ở Huế chuyên làm về hoa giấy, Hoa ở đây có hai loại chính, đó là hoa Thờ Cúng với đầy đủ màu sắc và hoa Sen giấy có màu tím Huế thơ mộng, có mặt khắp các vùng miền như Quảng Trị đến Đà Nẵng. Hoa giấy ở đây được người dân chuộng dùng để thờ cúng, củng như được trang trí ở các miếu, am, bàn thờ ông địa, táo quân và thần bếp và chùa chiền.

Với hai loại hoa thờ cúng và hoa sen giấy – cả hai mang những ý nghĩa khác nhau như hoa sen giấy tô thêm vẻ đẹp cho ngôi nhà của mình thì hoa giấy cúng được trang trí ở các am, miếu, bàn thờ… biểu thị sự trang nghiêm, thành kính của gia chủ.

Hoa giấy Thanh Tiên gồm 5 loại hoa cúc, quỳ, hồng, lan, mai rực rỡ, đẹp mắt. Ngoài ra hoa giấy còn mang trong mình triết lý Nho học phương Đông; tượng trưng cho Nhân – Lễ – Nghĩa – Trí – Tín.

Được biết, người thợ phải có đôi tay khéo léo, kiên trì với các công đoạn như: vót nhỏ lồ ô, nhuộm giấy, cắt tỉa cẩn thận hoa và nhụy; ngoài ra việc dán hồ cũng phải được chú ý nhằm tạo nên tính thẩm mỹ cao cho bông hoa. Ngoài ra thay vì dùng thuốc nhuộm công nghiệp, người thợ sử dụng nhựa cây và lá để chế tạo thuốc nhuộm theo kiểu gia truyền để giữ cho màu sắc hoa khó phai theo thời gian. Hoa giấy Thanh Tiên gồm các loại hoa lan, cúc, hồng, huệ, hoa sen…được làm bằng nguyên liệu chính là tre và giấy, hoàn toàn bằng thủ công. Sản phẩm hoa giấy được dùng để trang trí những nơi thờ tự, được làm và bán nhiều nhất vào mỗi dịp Tết cổ truyền.

Với giải thưởng này nhằm tôn vinh giá trị văn hóa truyển thống của làng nghề thủ công TT Huế, là cơ hội để tuyên truyền quảng bá; thu hút du khách đến với Làng hoa giấy Thanh Tiên nhiều hơn. Làng nghề truyền thống hoa giấy Thanh Tiên được hình thành cách đây khoảng 400 năm, được truyền từ đời này sang đời khác. Nguyên trước đây, hoa giấy được làm bằng những vật liệu thô sơ từ tre, đọt sắn, giấy nhuộm màu ngũ sắc để sản xuất ra những cành hoa giấy phục vụ tín ngưỡng. Ngày nay, làng nghề hoa giấy đã được đầu tư nâng lên một vị thế mới là sản xuất ra nhiều loài hoa nhằm phục vụ du khách trong và ngoài nước. Có được cái tên làng nghề hoa giấy Thanh Tiên ngày nay, chính là sự sáng tạo của người dân trong làng qua bao đời làm hoa giấy; với óc tưởng tượng phong phú và bàn tay khéo léo, nghệ thuật, họ đã mô phỏng các loài hoa có trong tự nhiên, như: Hoa loa kèn, hoa cúc đơn, hoa cúc kép, hoa tường vi, hoa quỳ và sau đó là hoa sen… Nhằm kịp đáp ứng cho nhu cầu thị trường hoa Tết những nghệ nhân nơi đây đang say sưa cần mẫn chuẩn bị kỹ lưỡng các công đoạn. Hiện ở làng có khoảng 20 nhà đang theo nghề hoa giấy và 3 nhà làm hoa sen giấy.

Để làm được một cánh hoa thì đòi hỏi các nghệ nhân phải có đôi bàn tay khéo léo và tỉ mỉ, các công đoạn để làm được một cánh hoa gồm có: tre (phải là tre lồ ô mới có độ dẻo dai) được vót nhỏ và phơi khô; giấy được nhuộm màu; hoa và nhụy được cắt tỉa một cách tỉ mỉ để khi lấy hồ dán sẽ tạo được một cành hoa hài hòa về màu sắc lẫn bố cục.

Hiện nay hoa thờ cúng được bán với giá là 7.000 đồng-10.000 đồng/1 cặp hoa, còn đối với hoa sen giấy thì có giá là 15.000 đồng đến 20.000 đồng/1 bông hoa sen. Hoa cúng được tiểu thương đến tại làng thu mua rồi đem bán khắp các chợ, còn hoa sen giấy thì được khách du lịch và các nhà sách mua.

Hoa giấy Thanh Tiên hiện nay không chỉ nổi tiếng đặc thù cho văn hóa cố đô Huế, mà còn theo chân những du khách đến các vùng miền khác như Hà Nội, Hội An hay đưa ra cả nước ngoài như Thái Lan, Hàn Quốc…

Việc công nhận làng nghề năm 2015 sẽ giúp người dân Thanh Tiên chủ động hơn trong công tác sản xuất, khẳng định một thương hiệu đã hình thành từ lâu đời, đồng thời có cơ hội quảng bá và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm hoa giấy của địa phương. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để tìm chỗ đứng trên thị trường cho sản phẩm hoa giấy Thanh Tiên, xã Phú Mậu.

B.T