Lễ hội Điện Huệ Nam (Huế 2024) – Tái hiện Carnival dân gian quy mô và độc đáo

290

(Vanchuongphuongnam.vn) – Ngày 10/4, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên – Huế phối hợp với Ban Bảo trợ Điện Huệ Nam và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức khai hội Lễ hội Điện Huệ Nam 2024. Điểm nnấn của Lễ hội năm nay là hoạt động tái hiện carnival dân gian quy mô và độc đáo với lễ rước cung nghinh Thánh Mẫu Hội đồng Tứ phủ trên tuyến đường dài 3 km qua trục đường phố ven bờ Bắc sông Hương. Đây cũng là hoạt động nằm trong khuôn khổ lễ hội mùa hạ Festival Huế 2024.

Lễ hội Điện Huệ Nam năm nay diễn ra từ ngày 10 đến 11/4 (nhằm ngày 2-3/3 AL). Đây là một hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội mùa hạ Festival Huế 2024.Tại 352 Chi Lăng (P. Đông Ba-TP Huế) và Điện Huệ Nam (xã Hương Thọ-TP Huế).

Lễ hội nhằm góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, di sản gắn với di tích; đồng thời, đáp ứng nhu cầu tinh thần của cộng đồng thực hành tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ đã được UNESCO công nhận di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Lễ rước trong Lễ hội Điện Huệ Nam bắt đầu bằng việc đoàn rước xuất phát từ Thánh đường Thiên Tiên Thánh giáo (số 352 đường Chi Lăng, thành phố Huế) theo đường bộ lên Nghinh Lương Đình.

Đoàn rước trong Lễ hội Điện Huệ Nam còn trình bày vũ điệu đặc trưng của tín ngưỡng Thờ Mẫu có quy mô lớn nhất Việt Nam. Lễ hội có các hoạt động độc đáo khác như: Lễ Chánh tế, cầu nguyện Quốc thái dân an và Lễ Hoàn tạ… Từ đây, đoàn rước xuống thuyền theo sông Hương lên thượng nguồn đến Điện Huệ Nam.

Hoạt động rước Thánh trên sông Hương có sự tham gia của hàng chục thuyền Rồng, bên trong đặt long kiệu Thánh Mẫu và hòm sắc vua phong, cùng các vật thờ cúng như tán, tàn, cờ, quạt.

Năm 2024 là năm thứ 3, Lễ hội Điện Huệ Nam được phục dựng sau hơn 50 năm vắng bóng. Trước đó, lễ rước đầu tiên tái xuất hiện vào năm 2022 đã thu hút hơn 400 người tham gia đoàn rước. Năm 2023, ngày 20-21/4 thu hút hơn 300 tham gia đoàn rước. Lễ hội điện Huệ Nam (điện Hòn Chén) là hoạt động sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hóa tâm linh kết hợp giữa nghi thức cung đình và tín ngưỡng dân gian của một bộ phận dân cư xứ Huế nói riêng, cả nước nói chung. Lễ hội được tổ chức hằng năm vào 2 dịp: tháng 3 (ngày 2, 3) và tháng 7 (ngày 8, 9, 10) âm lịch cùng một số hoạt động, như: đám rước Thiên Y A Na Thánh Mẫu, lễ cung nghinh Thánh Mẫu hồi loan, lễ phóng sinh, phóng đăng, các làn điệu chầu văn xứ Huế.

Ban tổ chức cho biết để hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ cháy nổ và ô nhiễm môi trường, bên cạnh yêu cầu các Bằng, Châu án cam kết phải có giỏ đựng rác, không đốt, rải vàng mã trên sông; cử lực lượng chèo ghe, thuyền thu gom rác thải trước, trong và sau lễ hội, lực lượng chức năng sẽ thường xuyên tuần tra bằng ca nô, đồng thời xử phạt mạnh tay nếu phát hiện những ai vi phạm.

Ngoài ra còn có đội hầu bóng, những người phục dịch và đông đảo khách hành hương đi theo. Lễ hội Điện Huệ Nam còn có các hoạt động độc đáo khác như: Lễ Chánh tế, cầu nguyện Quốc thái dân an và Lễ Hoàn tạ… Hoạt động được đánh giá là tràn đầy màu sắc và sôi động, thu hút đông đảo tín đồ của tín ngưỡng Thờ Mẫu với hàng vạn lượt người đến tham dự. Đây cũng được xem là “một Festival” văn hóa dân gian, cộng đồng đặc trưng của vùng đất Cố đô.

Ngoài các lễ chính, còn các lễ phóng sinh, phóng đăng, với các làn điệu chầu văn xứ Huế… thu hút nhiều thuyền ngược dòng sông Hương với lượng du khách rất đông đến từ các tỉnh trong cả nước về với lễ hội.

Anh Lê Xuân Hiếu, một tín đồ ở tỉnh Quảng Ngãi tham gia cho biết: “Là một người con của đất Việt, cá nhân em tự hào, đó là một niềm vinh dự về với đất mẹ Thánh mẫu. Tôn thờ đạo mẫu của mình, một nét đẹp của người Việt. Đạo nào thì cũng phải dạy mình con người làm tốt, làm đúng đời đẹp đạo và phải có tâm, có đức”.

Vào lúc 6h sáng ngày 10/4, đoàn rước Thánh bằng đường bộ đường bộ di chuyển đoạn đường dài 3km từ 352 Chi Lăng đến Nghinh Lương Đình, sau khi làm lễ cáo yết cầu an sẽ nghênh giá xuống thuyền xuôi theo dòng sông Hương lên thượng nguồn đến Điện Huệ Nam làm lễ Chính. Hoạt động nhằm tái hiện, xây dựng một carnival dân gian độc đáo, có quy mô lớn, phô diễn nét độc đáo của những trang phục cổ xưa đầy màu sắc, kết hợp với các hình thức diễn xướng, vũ điệu đặc trưng của Tín ngưỡng Thờ Mẫu – tín ngưỡng dân gian Việt Nam, tôn thờ các nữ thần và đề cao vai trò của người phụ nữ.

Đoàn rước Thánh bằng thuyền trên sông Hương có sự tham gia của hàng chục chiếc thuyền Rồng được đóng thành Bằng (thuyền đôi) và Châu án (thuyền đơn) bên trong đặt long kiệu Thánh Mẫu và hòm sắc vua phong, cùng các vật thờ cúng như tán, tàn, cờ, quạt. Ngoài ra còn có đội hầu bóng, những người phục dịch và hàng ngàn khách hành hương đi theo.

Lễ Chánh tế, cầu nguyện Quốc thái dân an và Lễ Hoàn tạ, bế mạc được tổ chức trong ngày 11/4.

Theo Ban tổ chức, lễ hội đậm màu sắc dân gian này như một carnival dân gian đường phố hấp dẫn người dân và du khách. Đây cũng được xem là “một Festival” văn hóa dân gian, cộng đồng đặc trưng của vùng đất Cố đô.

                                                                                                                                                                            Bài, ảnh: Xuân Trường

Ghi chú ảnh: Một số hình ảnh của Lễ hội Điện Huệ Nam-TP Huế