Lễ hội Quán Thế Âm Đà Nẵng hội tinh hoa

559

Xuân Mai

(Vanchuongphuongnam.vn) Nằm trong xâu chuổi các sự kiện Lễ Hội Truyền Thống Quán Thế Âm tại chùa Quán Thế Âm quận Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng từ ngày 7/3 đến 10/3/2023, anh em nghệ nhân ba miền tham gia trưng bày triển lãm Đá Cảnh Thiên Nhiên và cây cảnh Bon Sai gần 300 tác phẩm hoành tráng và sâu lắng.

Cổng chào lễ hội

Suiseki tiếng Việt thường thông dụng phát âm “Sư sê ki” Suiseki là một từ ngữ của Nhật Bản “Sui“ nghĩa là “thuỷ“ ( nước ). “Seki“ là “thạch“ (đá). Khi dòng chảy của nước lâu ngày xói mòn tác động trên đá biến hoá thành tác phẩm hoa văn hay hình thể nghệ thuật tự nhiên do thiên nhiên tạo tác.

Nghệ thuật đá cảnh thiên nhiên thưởng ngoạn trên 1000 năm trước tại Trung Hoa, rồi lan dần sang các nước Triều Tiên, Nhật Bản,ảnh hưởng qua phương Tây và các nước khác trên thế giới khoảng 100 năm trở lại đây.

Không gian trưng bày đá nghệ thuật

Đá Suiseki từ trường năng lượng linh khí rất lớn tăng trưởng sức khoẻ tài lộc cho con người, vượng khí cho gia đình, un đúc nhân tài cho đất nước vì địa linh sinh nhân kiệt

“Gia trung hữu thạch,tôn tử phú vinh

Nữ nhi lưu thạch,xú tuyệt,dung linh

Nam nhân dụng thạch,trí đức hữu tình

Quốc gia trọng thạch,nhân tài phồn sinh“

Dịch:

“Trong nhà có đá,con cháu hiển vinh

Nữ biết giữ đá,xấu hóa thành xinh

Trai trân quý đá,tài đức vẹn tình

Quốc gia trọng đá,nhân tài phát sinh”.

Lễ hội Quán Thế Âm ban đầu là lễ hội tâm linh mang tính cách đặc thù tôn giáo, hiện nay có sức lan toả đến công chúng chuyển thành lễ hội dân gian cấp thành phố có tầm ảnh hưởng đến quốc tế.

Được sự chỉ đạo của hoà thượng Thích Huệ Vinh trưởng ban tổ chức lễ hội gọi mời các nhà sưu tầm nhiều tỉnh thành như: Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai, Khánh Hoà, Tây Nguyên, Quảng Ngãi, các Hội và câu lạc bộ Sinh Vật Cảnh của Quảng Nam – Đà Nẵng tham gia triển lãm với chủ đề “Đá Hát Trùng Khơi” do thầy Thích Nhuận Tâm làm trưởng ban.

Các nghệ nhân và nhà sưu tầm 

Trên thế gian có hình tượng gì, thì đá cũng có hình tượng đó, các nhà sưu tầm tuy vất vả khi băng rừng lội suối, dầm mình dưới nắng mưa, thả từng bước chân trên từng con suối để tìm tác phẩm, nhưng diểm phúc được thừa hưởng lặng thầm thông điệp của đá “Em ẩn tích cho núi rừng trầm mặc. Ta phiêu bồng cho Đá hoá thành thơ” hay những bài học kiên nhẫn chịu đựng bão giông cho chúng ta thêm ý nghĩa sự sống”.

“Dẫu khó khăn ôm vết thương trầy xước

Luôn dặn mình mạnh mẽ vượt nỗi đau”

Đá dạy cho chúng ta tính cách định thiền luôn bất động giữa dòng đời biến động,lặng trầm mà trổ bao dung

“Dâng tặng đời tấm lòng của Đá

Trổ màu vô sắc hoá hư không”

Lễ hội Quán Thế Âm có nhiều hạng mục sắc màu Lễ và Hội tưng bừng mà sâu lắng, nhộn nhịp chất chứa lặng yên cọng hưởng không gian rộng rải thoáng đãng toả sắc hương văn hoá cội nguồn Phật giáo đồng hành cùng dân tộc.

                             X.M