Một tác phẩm hay – tầm cỡ viết về kinh tế

359

Thanh Hà

(Vanchuongphuongnam.vn) – “Lý xinh đẹp, trong trắng, ngây thơ, mái tóc vừa chớm qua vai được cắt tỉa công phụ. Đôi má bầu bĩnh màu hồng nhat, cặp mắt long lanh đầy sức sống. Nàng là bông hoa chớm nở, lộng lẫy… Hắn, ngây ngất trước vẻ đẹp trẻ trung quyến rũ của nàng…”

Nhân vật Lý, một cô gái xuyên suốt bộ tiểu thuyết 2 tập gần 2000 trang của nhà văn Lê Thành Chơn là một cô gái mà chúng ta có thể tìm thấy bất kỳ ở đâu, một nhân vật rất lạ cũng rất đời thường… “Lý đã rơi vào dòng xoáy dữ dội của cuộc đờị. Nàng liên tiếp rơi vào tay những gã đàn ông có chức, có quyền. Hàng ngày tiếp xúc với những người cỡ tuổi cha, chú mình; Lý được nghe những chuyện lắc léo trong kinh doanh, trong đấu tranh một mất một còn để giành quyền lực. Họ chẳng bao giờ nương tay, chẳng bao giờ nhường nhịn. Họ sẵn sàng giở mọi thủ đoạn để tiêu diệt lẫn nhaụ. Lý nhận ra rằng, trên đời này, muốn sống, muốn tồn tại phải biết cách để tồn tai… Nàng nhìn vào chiếc gương soi, cơ thể nàng… hấp dẫn quá. Lý khám phá điều hết sức tự nhiên, những gã đàn ông đều ham muốn sắc, dục. Nàng phải biết dựa vào dòng xoáy để tồn tại, để thực hiện ý định của mình…”


Nhà văn Lê Thành Chơn (1938 – 2021)

Trong 2 tập tiểu thuyết đồ sộ, nhà văn Lê Thành Chơn đã tỏ ra sắc sảo trong phát hiện và cả khám phá nội tâm hàng loạt nhân vật chính diện và phản diện mang tính thời sự trong bối cảnh đất nước ta đang tìm con đường để thoát ra khỏi khủng hoảng. Nhà văn đã cho chúng ta sống lại thời gian đó một cách xuất sắc, ông tỏ rõ bản lĩnh nghề nghiệp của một nhà văn làm kinh tế, phân tích kinh tế và … có thể nói nhà văn đã thành công trong thể hiện đề tài kinh tế, viết về kinh tế.

Từ lâu lắm rồi, chúng ta quen với đề tài chiến tranh. Tôi cũng được đọc hàng chục cuốn sách của các nhà văn viết về kinh tế, về đề tài kinh tế. Nhưng, đọc Lê Thành Chơn có cái thú vị riêng chính là vì ông là một nhà kinh tế, một doanh nhân… Vào giữa tháng 3 trên tờ “Doanh nhân Sài gòn cuối tuần” nhà báo Kim Yến đã viết một bài dài 5.000 chữ tựa đề “Không bao giờ phản bội lại chính mình”, Kim Yến đặt 11 câu hỏi và Lê Thành Chơn trả lờị. Có thể tóm tắt những câu hỏi đó như sau: “Một, 17 năm trước, có lần cô Ba Định (bà Nguyễn Thị Định, phó chủ tịch nước), đã gọi đùa anh là giám đốc mại dâm, bởi anh phải cai quản một khách sạn mà nạn mại dâm đứng số 1 thành phố. Làm thế nào chỉ trong một thời gian ngắn, anh có thể biến khách sạn của mình thành chốn bình yên? Hai là, hình như khi “bị” phân công làm giám đốc khách sạn này, anh đã một mực từ chốỉ. Ba, là đơn vị đầu tiên của ngành du lịch tiến hành cổ phần hóa, tham gia thị trường chứng khoán đầu tiên, và cũng nhận huân chương lao động đầu tiên. Vậy, tại sao khi cấp trên muốn liên doanh với nước ngoài, anh lại từ chốỉ. Dường như, anh từng có luc làm đơn xin ra khỏi Đảng? Bốn là, phải chăng sự phân thân dữ dội cũng là cách anh tự vệ để có thể vượt qua những khó khăn từ mọi phía và từ chính bản thân anh ? Năm là, nghe nói khi anh từ chối chủ trương liên doanh với nước ngoài, có người chế giễu anh: Đồ…, đi xe honda dame cũ mèm, còn bày đặt làm phách. Vì sao anh không đi xe hơi như những giám đốc khách sạn khác? Sáu là, theo anh, tìm ra con người thật của mình có khó không?”…  Đại loại như thế, tôi muốn nói đôi điều là con người này… Nhà văn xuất thân từ một sĩ quan quân đội, hết chiến tranh Tây Nam ông chuyển ngành và làm kinh tế. Tôi biết Lê Thành Chơn từ lâu, nhưng biết rõ ông từ chính cái hôm ông viết đơn xin ra khỏi Đảng. Hôm đó, Chơn buồn lắm, dường như cái chất lính, cái kiên nghị và vững chãi của đường đời đầy chông gai Chơn đã đi qua mất hết, anh thẫn thờ như người không có hồn. Về sau này, ông thú nhận với bạn bè, xin ra khỏi Đảng là cắt đi khỏi cơ thể phần quan trọng nhất của sự sống… Chúng tôi khuyên và ông ở lại. Khi quyết định ở lại với Đảng, Chơn linh hoạt và đầy nghị lực, thông minh. Anh trở nên một con người hoàn toàn khác với cách đó có 1 giờ…


Nhà văn Lê Thành  Chơn (ngồi, cầm bút) thời là sĩ quan dẫn đường Bộ Tư lệnh Phòng không Không quân Việt Nam

Bộ tiểu thuyết Canh Năm được ra đời, tôi nghĩ, người mừng nhất là tác giả, bởi nó cũng đắm chìm như cuộc đời của Lê Thành Chơn. Hồi đó, vào khoảng năm 2000, tôi được anh “khoe” khi vừa viết xong quyển thứ nhất (tác giả chia làm 4 quyển, quyển đầu tiên là Canh Năm, anh viết xong đầu năm 2000 gởi dự thi được tặng thưởng cuộc thi viết tiểu thuyết của Hội Nhà văn Việt Nam. Đến đầu năm 2003, anh mới viết xong 4 quyển. NXB Quân đội Nhân dân gộp 4 quyển thành 2 quyển, mỗi quyển dày đến trên 850 trang), vào khoảng tháng 2 năm 2000, anh cho biết, đã gởi cho nhà văn Hoàng Minh Tường lúc đó làm Tổng biên tập báo Du lịch Việt Nam. Canh Năm lấy bối cảnh ngành du lịch, nhà văn Hoàng Minh Tường quyết định cho đăng nhiều kỳ, Chơn vui lắm. Nhưng, mới đến kỳ thứ 5 thì bị cấm. Sau đó, quyển tiểu thuyết này được gửi đến một nhà xuất bản ở Thành phố Hồ Chí Minh, nó bị trả lại vì lý do chính trị… May sao, NXB Quân đội Nhân dân đọc kỹ và cho nó ra đờị.

Tôi đọc nó ngay từ hồi còn bản thảo, bây giờ nó thành sách, một bộ tiểu thuyết hay, đồ sộ, có tầm cỡ lớn laọ Bản đầu tiên, Chơn tặng cho tôị. Tôi đọc nó vời tâm trạng bình tĩnh và phán xet. “Lý quyết định gởi vào canh bạc. Có thể là… thua trắng. Mà, cho dù thua thì cái cảm giác được cho Long vào trong vòng tay nàng, tự nó, cảm giác ấy sống động và tuyệt vờị. Nàng mơ ước, chỉ cần ngồi canh Long, được Long nắm lấy bàn tay, hoặc hơn một cái va chạm, có thể tạo nên một ấn tượng mà tất cả những gã đàn ông có trên đời này cộng lại cũng không sao sánh được. Còn nếu thắng, Long sẽ thuộc về nàng. Nàng sẽ chăm sóc Long. Nhiều ý nghĩ chợt đến, chợt đị. Lý mơ tưởng, hình ảnh lung linh của Long trước đám đông làm cho hàng ngàn gã đàn ông lu mờ, làm cho nàng sung sướng. Lý sẽ ôm Long trong lòng với đôi tay mềm, trắng. Ngửi mái tóc phong trần đượm nồng mùi nắng gió của chàng…”


Một số tác phẩm viết về không quân của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong chiến chiến tranh chống Mỹ của nhà văn Lê Thành Chơn.

Tác phẩm của Lê Thành Chơn vừa có những chuyện đời, người đọc có thể nhận ra đó là chuyện của đơn vị mình, thành phố của mình. Càng đọc cô gái có tên là Lý trở nên quyết liệt, ranh ma, nàng giống nhiều cô gái có tính cách dữ dội phớt đời và biết sử dụng sắc đẹp trời cho để làm lợi cho bản thân mình. Còn…phía bên kia,  Triết lý sống của một nhân vật chính diện. “…nói cho cùng, những gã đàn ông trên đời này đâu có cần người đàn bà quá khôn ngoan… và, chính vì thói đời, thấy đàn bà, những gã đàn ông nào cũng muốn làm giống đực. Cho nên Lý hành động như vậy và cho rằng mình sẽ thành công cũng là điều dễ hiểu…”. Trong “Canh năm”, ngoài những cuộc mây mưa, chụp giật ngoài luồng, còn có những đầu óc tỉnh táo, không phải như sự suy nghĩ của Lý rằng “nàng biết làm cho bao gã đàn ông nổi tiếng trờ thành tầm thường”. Đó là nhân vật Long, Chiến, Tư… những chiến sĩ từ chiến trường trở về, còn lạ lẫm về môi trường kinh tế đã phải trở thành chứng nhân của bọn bon chen và thực dụng, của quỷ quyệt, tàn ác, và đầy thủ đoạn. Hơn thế, họ trở thành đối tượng để bị loại trừ. Có nhiều người đã gục ngã. Nhưng cũng có, rất nhiều người vươn lên bằng trí thông minh, sự ngoan cường của người lính ở mặt trận mớị. Bộ tiểu thuyết của nha văn Lê Thành Chơn lý giai rất sâu về kinh tế mà không nhàm chán, tôi đã đọc liền một mạch, càng đọc, tôi vỡ ra nhiều điều về cổ phần hoá và công ty cổ phần, về thị trường chứng khoán. Người viết am hiểu tường tận công tác quản lý và kinh doanh, thủ thuật của thị trường, của giới doanh nhân trong nước và nước ngoàị. Những kỹ thuật và xão thuật làm ăn và hội nhập. Mot bộ tiểu thuyết rất mới về cách thể hiện đề tai kinh tế sắc sảo mà hấp dẫn.  Nhà văn rất khéo léo trong cách tao kịch tính và xử lý, những lắc léo của những người ở tuổi khả kính với mối tình xưa, trong hoàn cảnh mới, cũng như chuyện hàn gắn những phức tạp trong lỗi lầm ngoại tình của những đội vơ chồng trẻ. Điều đặc biệt, với tính cách thượng võ vốn có trong giới võ lâm, nhà văn đã nhuần nhuyễn trong khắc hoạ nội tâm của giới giang hồ, người ở tận đáy xã hội bằng bút pháp chân thật.

Có thể nói, Lê Thành Chơn đã đề cập hầu hết những giai cấp trong xã hội, hàng chục nhân vật, mỗi nhân vật được ông khắc hoạ một tính cách và những nội tâm riêng, không có nhân vật nào trùng nhau, ông đã đẩy sự đau khổ, khốc liệt đến tận cùng, người đọc tự mình suy ngẫm và xót xạ. Điều hết sức thú vị: sự lý giải, những hiểu biết về tôn giáo đã làm cho tác phẩm của nhà văn trở nên sâu mà nhẹ, uyển chuyển, sáng tạo và có tầm cỡ.

Bộ tiểu thuyết của Lê Thành Chơn, đọc xong vẫn còn thấy hình như tác giả để ngõ, nó còn có thể viết tiếp trong giai đoạn mới, bởi sàn giao dịch chứng khoán đã quật ngã bao người, bao người ngây thơ và nông nỗi, những thất bại và quyết liệt trên con đường hội nhập và phát triển, những vụ kiện và thua kiện, những cuộc đấu trí tử của các nhân vật cấp cao và thật cao để giành và giật quyền lực. Dù sao, tác phẩm của Lê Thành Chơn ra đời trong bối cảnh Hội nhà văn Việt Nam vừa tổ chức một đại hội với yêu cầu cấp bách phải có những tác phẩm hay, tầm cỡ. Tôi nghĩ đây là một tác phẩm đáp ứng yêu cầu đó.

T.H

Nhà văn Lê Thành Chơn (1938 – 10.9.2021)

Trung tá không quân, nguyên Giám đốc Khách sạn Sài Gòn

Quê xã Tân Mỹ, Chợ Mới, An Giang. Tốt nghiệp Đại học kinh tế; Sĩ quan dẫn đường Bộ Tư lệnh Phòng không Không quân Việt Nam. Huân chương Quân công. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam 1996.

Năm 1954, sau Hiệp định Genève, ông tập kết ra miền Bắc. Ngày 1.5.1960, ông là chiến sĩ duy nhất, cùng với 6 sĩ quan được triệu tập về Trường Văn hóa Quân đội; được cử đi học một khóa 6 tháng tiêu đồ gần tại Trung Quốc. Ông được tuyển dụng tham gia vào lực lượng không quân, trở thành phi công chiến đấu lái Mig 17 đối đầu với đủ các loại máy bay hiện đại của Mỹ, sau là sĩ quan dẫn đường. Vì vậy khi trở thành nhà văn, ông đa tài với nhiều thể loại văn học, là tác giả của nhiều tiểu thuyết nhiều tập về đề tài sở trường cùa mình là không quân Việt Nam. Năm 1983, ông giải ngũ, công tác Ban Tổ chức Thành uỷ TP.HCM. Năm 1989, ông được cử làm Giám đốc Khách sạn Sài Gòn. Năm 1995, ông được bầu chọn là 10 giám đốc khách sạn giỏi nhất nước. Nhưng với ông, viết văn là sứ mệnh để dấn thân, dù “càng viết càng cô đơn” và không ít chông gai, thử thách. Cọ xát thương trường cho ông vốn sống để viết tiểu thuyết Canh Năm dày hàng ngàn trang, được huyển thể thành phim truyện Ngược sóng. Cho đến cuối đời, ông vẫn nặng lòng với những trang viết về không quân và quê hương…

Tác phẩm:

Tập truyện ký: Đọ cánh; Anh hùng trên chín tầng mây;  Người anh hùng chưa được tuyên dương; Bầu trời ước vọng;  Đọ cánh với pháo đài bay B -52; Hoàng tử của bầu trời; Tầm cao; Tia chớp giữa bầu trời…

Tiểu thuyết:  Huyền thoại đất phương Nam; Bản án tản thất quân dụng; Đối mặt; Canh Năm; Khối mây hình lưỡi búa; Xuyên mây…

Kịch bản phim truyện, phim tài liệu: Bản án tản thất quân dụng (13 tập); Lợi nhuận (Ngược sóng);  Ánh chớp xuyên cầu vòng; Anh Ba trong ký ức người thân; Ấn tượng Võ Văn Kiệt…

Giải thưởng:

Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam với tập ký Anh hùng trên chín từng mây (1996), giải thưởng cuộc thi viết tiểu thuyết do Hội Nhà văn Việt Nam và Bộ Công an tổ chức 1998-2000 với tiểu thuyết Bản án tản thất quân dụng, giải thưởng cuộc thi viết tiểu thuyết do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức 1998-2000 với tiểu thuyết Canh năm, giải nhì (không có giải nhất) cuộc thi viết phóng sự ký sự Báo Sài Gòn Giải Phóng (2005).