Ngã ba cây cầy – Tản mạn của Trần Ngọc Phượng

999

(Vanchuongphuongnam.vn) – Thời mình ra trận, trong ba lô ai cũng có quyển sổ tay ghi chép đia chỉ gia đình, dòng lưu bút của bạn bè hoặc mấy bài thơ mình thích Sổ tay còn để ghị những đoạn đường đi qua, những kỷ niệm vui buồn của đời lính và những bài thơ tự làm. Sổ tay của tôi bằng giấy pơ luya, mỏng và nhẹ.

Ảnh minh họa

Bài 1 Ngã ba cây cầy

       Ký ức ùa ra từ những trang nhật ký

       Lòng bồi hồi tìm lại dấu chân xưa

Thời mình ra trận, trong ba lô ai cũng có quyển sổ tay ghi chép đia chỉ gia đình, dòng lưu bút của bạn bè hoặc mấy bài thơ mình thích sổ tay còn để ghi những đoạn đường đi qua, những kỷ niệm vui buồn của đời lính và những bài thơ tự làm. Sổ tay của tôi bằng giấy pơ luya, mỏng và nhẹ. Thực ra nó không hẳn là cuốn nhật ký, vì ghi chép không đều đặn. Lúc nào thích thì viết, nhiều đoạn bỏ nửa chừng, nhiều bài thơ dang dở. Mở trang viết xưa, mình bồi hồi xúc động nhớ lại cảnh, người đã theo mình suốt 10 năm chiến tranh. Đây đường Trường Sơn, rừng Lào những chiều hoàng hôn. Đây Rừng Lá Long Khánh khi đoàn đi B của tôi về hội quân với Q5, Công trường 5. Trải dọc theo bước chân là những trận đánh Ông Đồn Núi Đất Long khánh Bà Rịa, là những ngày tháng bám trụ nằm chờ để nhận vũ khí từ những tàu không số ở Bình Châu, Lộc An. Và bao nhiêu câu chuyện được ghi lại vội vã có khi quên cả ngày cả tháng. Bạn mình hy sinh cạnh mình trong Mậu Thân 68. Chuyện những ngày giặc càn, đói quay đói quắt chay lên Núi Ông Bình Thuận, đêm đêm đột ấp chiến lược nhổ sắn ở Võ Đắc Tánh Linh. Và những giây phút vui mừng khi nhận thư nhà sau 8 năm xa cách. Ôi nhiều lắm…

Sau khi hai đoàn hậu cần 84 và 81 sáp nhập với nhau thành đoàn Hậu cần 814, tạm biệt chiến trường Long-Bà -Biên*, tổ đài 15w của mình lại tiếp tục đi tiền phương cánh 1 ở Thủ Đầu Một do Đoàn phó Tư Giảng phụ trách Đây cũng là chiến trường vô cùng ác liệt. Đoàn mình phải lo súng đạn lương thực phục vu cho các sư đoàn chủ lực của ta mở chiến dịch Nguyễn Huệ đánh vào Bình Long Hớn quản. Chúng tôi đóng quân ở bên cạnh Sông Bé. Bên kia sông là mặt trận, bom gầm đạn xối. Ban ngày trực thăng như bầy nhặng vo ve. Ban đêm pháo sáng thay nhau lơ lửng trên bầu trời. Dưới đất địch trút bao nhiêu bom đạn, bom chồng lên nhau tưởng như không còn sự sống. Đã mây tháng nay anh em mình đã sống chiến đâu trong điều kiện vô cùng khắc khổ nằm giữ chốt phục kích địch ngày đêm dưới trời mưa, Anh nuôi mang cơm nắm ra bị hy sinh, anh em lại phải nhịn hứng nước mưa uống cho đỡ đói. Hàng sư đoàn địch vớ B52, pháo bầy vẫn không phá nổi các chốt kiên cường của đoàn H. Báo đài ca ngợi ở đây đã 150 ngày đêm, các chiến sĩ kiên cường bám trụ, nêu kỷ lục cao nhất từ trước đến nay.

Trang nhật ký kể về con sông Bé, không lớn mà oai hùng dữ tợn vô cùng. Sau mỗi trận mưa nước dâng lên đỏ ngầu, cuốn phăng cả thân cây lớn, kéo theo những đọt tre xõa trên mặt nước. Công việc phục vụ cho chiến dịch tiến hành rât khẩn trương. Đêm đêm các đoàn xe ầm ầm chở hàng đến bến sông Xe đi trong đêm vượt qua các trọng điểm Dốc 5 cua ,Ngã ba cây cầy đến bến sông thường khoảng 11h đêm. Đơn vị vận tải chỉ có mấy người phải đảm nhiệm công việc nặng nhọc và khẩn trương quá sức. Đêm nào cũng thức trắng bốc hàng xuống xe, xuống ghe, bè chở sang sông rồi lại chuyển thương binh từ bên sông về. Phải làm nhanh trong tiếng máy bay và tiếng pháo để còn đưa thương binh kịp lên xe chạy về phía sau. Nếu không, trời sáng xe ló lưng ở trảng trống cho máy bay đich oanh kích

Trong những ngày này mình đã làm các bài thơ Dốc Năm cua, Trân đia bến sông và Ngã ba Cây Cầy để ca ngơi chiến sĩ lái xe, vận tải: “Đã bao đêm xe ta vượt lên/ Nơi trọng điểm trăm lần bom dội/ Thương thân cây máu tuôn nhựa xối/ Vẫn hiên ngang đứng sững giữa trời (Ngả ba cây cầy).

Hoặc “Đất chuyển mình sau mỗi đợt pháo gầm/ Lại yên lặng lọc từng hơi thở/ Dốc dựng đứng, hai bờ thành nham nhở/ Chân thụt bùn chùng gối kéo hàng lên/ Không rõ mặt cũng chẳng biết tên/ Ai đã vác bao hàng này trăm ký/ Những quả đạn cào vai rách chỉ/ Những bao gạo ghì rách da lưng (Trận địa bến sông)

Những ngày tháng đó được ghi chép vôi vã nhưng khá kỹ càng trong quyển sổ nhật ký

Sau giải phóng các đoàn hậu cần giải thể. Anh em chúng mình phục viên hoặc chuyển ngành tứ tán khắp nơi.Chạy đua với cuộc sống bận rộn với miếng cơm manh áo nên chẳng quan tâm gì đến thơ thẩn ghi chép nữa. Mấy năm gần đây, tuy không có điều kiện tổ chức họp mặt toàn Đoàn, nhưng anh em vẫn tự tổ chức họp mặt theo đơn vị hoặc đia phương. Tôi cũng hay dự họp mặt do anh em Long Khánh, Bà Rịa tổ chức tại nhà anh Khảm và hay cùng anh em đi thăm lại chiến trường xưa. Chỉ băn khoăn các địa danh trong các bài thơ Ngã ba cây cầy, Dốc Năm cua, Trận đia bến sông. không biết chỗ nào mà đến. Hỏi anh em, có người biết người không, và có biết cũng chỉ nhớ mang máng thôi không biết chính xác chỗ nào.

Tháng 9 năm 1974, 6 anh em của đơn vị anh và 2 anh em lái xe của V21 vân chuyển hàng trên chiếc xe GMC đã hy sinh trên Ngã ba cây Cầy khi trúng mìn của địch. Chính anh cùng anh em đã chôn cất anh em tại ngã ba này. Cách đây mấy năm vợ chồng anh, vợ chồng Hậu và Hùng đến Ngã ba cây cầy tai ắp Gia Biện tại xã Tam Lập, Phú Giáo, Bình Dương. Cảnh vật cũng đã thay đổi không còn dấu vết của chiến tranh. Cây cầy cũng không còn nữa. Nơi đây đã trở thành rừng cao su ngút ngàn. Hỏi anh Chính một Cựu chiến binh đia phương về nơi chiếc xe bị nạn. anh Chính dẫn đến bãi cỏ chỉ chính xác nơi đây vì chính anh sau chiến tranh đã xẻ thịt chiếc xe này để lấy sắt vụn bán ve chai. Khu mộ anh em cũng gần đó. Anh Đường kể: Khi anh em đang thành tâm khấn vái, nhang đèn đang đỏ thì có một con chim to bay đến đậu trên cành tre gai trên 8 nấm mộ kêu lên 3 hồi thật dài rồi bay đi. Mọi người nổi gai ốc vái rằng: “Đồng đội ơi! Chúng mày có linh thiêng cho anh em biết giờ đã được dời về nghĩa trang chưa nếu chưa được quy tập anh em đồng đội sẽ khai quật để đưa về nghĩa trang”. Anh em chúng tôi bàn trước mắt đi tìm các nghĩa trang trong khu vực nếu không được sẽ làm đơn báo chính quyền địa phương tiến hành khai quật. Nghĩa trang đầu tiên chúng tôi đến là nghĩa trang lớn nhất tỉnh Bình Phước ngay trên quả đồi lớn thị xã Đồng xoài. Mấy mắn đã gặp 4/8 người đã có mặt trong nghĩa trang. Vậy là đã được quy tập, còn 4 đồng chí không có bia tên. Chắc đêm chúng tôi chôn. Chỉ nhờ vào ánh sáng lập lòe của bom pháo địch, nên không bỏ lọ pilicilin tên tuổi đơn vị quê quán vào đúng miệng các anh nên mất thông tin. Chỗ chôn nay là bên bờ nam sông Bé nhiều bụi tre gai lớn nên dân không trồng được gì Tôi có nhờ Nguyễn Chí làm cái mộ gió, mồng 1 ngày rằm tới đó thắp hương.

Đã nửa thế kỷ trôi qua, Về già xem lại trang nhật ký, bao nhiêu ký ức ùa ra cuồn cuộn như dòng chảy cuộc đời. Những trang viết vôi vàng vô tư ngày đó sao mà thấy trân quý vậy. Mình xúc động tìm lại được những nhân chứng vật chứng cho những đia danh Dốc Năm cua, Ngã ba cây cầy, Trận địa bến sông trong những bài thơ của mình. Hồi đó chiến tranh ác liệt, sống nay chết mai mà vẫn làm thơ. Thơ viết trong bom đạn, trên đường hành quân, dưới ánh sáng le lói của những ngọn đèn dầu làm bắng vỏ đạn M79. Còn bây giờ, bia bọt, trà thuốc đầy bàn vẫn không viết được câu thơ nào ra hồn.

Ngã ba cây cầy

Tặng đồng đội Đoàn vận tải 814

Đường phía trước qua ngã ba này

Cứ an tâm có cây cầy chỉ lối

Cành tán xòe như bàn tay vẫy gọi

Lòng bồi hồi nghe tiếng lá reo

Vào chiến dịch quân nối theo nhau

Đường vận chuyển ầm ầm thác đổ

Cái ngã ba là nơi gặp gỡ

Những bàn chân mang bụi đất trăm miền

Đã bao lần xe ta vượt lên

Nơi trọng điểm pháo bầy bom giội

Thương thân cây máu tuôn nhựa xối

Vẫn hiên ngang đứng vững giữa trời

Bao buồn vui trên chặng đường dài

Ta lấy nơi đây làm điểm mốc

Bao nét mặt lầm lỳ gan góc

Sáng bừng lên trong chớp lửa chập chờn

Dù nơi đây cây cỏ chẳng còn

Cái ngã ba không bao giờ đổi hướng

Khi tim ta đỏ hồng máu nóng

Lửa chiến công giục giã vòng quay

Đêm tiền phương lấp lánh sao mai

Có phải mắt em nhìn anh đấy

Cả hậu phương dồn trong tay lái

Anh sẽ đi tới đích đưa hàng

Qua đây rồi thấy đất mở mênh mông

Hạnh phúc em ơi! Ta đã thắng

Từ ngã ba đầu làng em đưa tiễn

Anh đã đi giữ trọn niềm tin

Anh đã cùng đất nước đi lên

Trong cuộc đời có trăm ngàn bước ngoặt

Em biết không ? Mùa xuân đang hát

Từ ngã ba này đi tới tương lai

1973

T.N.P