Người đàn bà đi ngang qua thơ tôi – Tiểu thuyết Vũ Khắc Tỉnh (Chương 2)

288

 

CHƯƠNG 2

          Ông Tư Cẩn ở xóm làng này ai cũng quen mặt biết tên. Họ còn nói gọi ông Tư mỗi khi gặp thành ra thói quen, mà còn tỏ ra thân thiện nữa. Ngay đến ông Tư Cẩn, ông ta cũng muốn mọi người trong làng xóm gọi ông là ông Tư. Tên Cẩn là tên cúng cơm do cha mẹ đặt, ông không nói ra nhưng trong thâm tâm ông rất thận trọng mỗi khi trong giao tiếp với một ai đó. Ai đó lỡ miệng kêu tên Tư Cẩn là ông có phản ứng ngay tức khắc. Gọi ông Tư là được rồi, đâu có cần thiết phải gọi tên Cẩn kèm theo sau làm gì. động vào tâm can con người tôi.

Vừa rồi ông Tư nghe tin con gái ông ở Sài Gòn về. Đó là con Uyên con gái ông đã bỏ nhà ra đi lâu lắm rồi. Hôm nay nghe tin con gái trở về, đêm qua ông Tư không ngủ được, nằm thao thức trằn trọc mãi, mong sao cho trời mau sáng.

Nhà văn Vũ Khắc Tỉnh

          Buổi sáng ruộng đồng, đồi núi, phủ lên một lớp sương dày đặc, che khuất ánh nắng mặt trời nên buổi sáng ở đây đến chậm, chứ thật ra đã hơn bảy giờ rồi. Ông Tư ngồi hút thuốc, uống trà. Điếu thuốc lá này tàn ông lại châm điếu thuốc khác. Mỗi điếu thuốc tàn ông bỏ xuống đất lấy chân dụi cho điếu thuốc tắt ngúm. Ông đem bỏ vào thùng rác sợ bay mùi hôi.

Ông Tư nói với bà Tám vợ ông:

  • Hôm nay em không dọn cơm cho anh ăn để ra đồng.

Anh nghỉ ở nhà, em có nghe con Ly hàng xóm nói không? Con Uyên con gái mình nó về.

Bà Tám nghe mừng quá hỏi tới tấp..

  • Thiệt hả ông? Vừa rồi em có gặp con Ly mà chẳng nghe

nó nói gì hết.

  • Dĩ nhiên là thiệt rồi. Anh có dặn con Ly đừng có rêu rao

cho hàng xóm biết làm gì.

Bà Tám xuống bếp don dẹp. Ông Tư ngồi xem đồng hồ liên tục, tám giờ, chin giờ, mười giờ. Ông Tư tỏ ra đứng ngồi không yên. Nếu đi chuyến xe sáu giờ sáng có chạy chậm hay xe gặp trở ngại gì cũng đến nơi rồi. Từ bến xe về đây chỉ mất 20 phút xe ôm. Đằng này chin giờ rồi, không lẽ nó gặp trở ngại gì không về được, hay là con Ly dựng chuyện ra nói, nếu có dựng chuyện cũng chẳng lợi lộc gì cho hắn, mà hắn cũng ở Sài Gòn về

Xuống tàu là hắn về ngay quê.

Ông Tư mặc vội chiếc áo khoác, đầu đội chiếc mũ  bằng nỉ

trông như một chàng thanh niên.

Bác Tám thấy ngạc nhiên hỏi:

  • Ông chuẩn bị đi đâu, có vẻ hấp tấp vậy?
  • Anh đi ra bến xe, sao giờ này vẫn chưa thấy con Uyên

nó về.

Ông Tư vừa dắt chiếc xe ra khỏi cửa. Lúc này, có hai vợ chồng anh Sáu Lộc hàng xóm ở thành phố mới về quê đến thăm chơi.

  • Anh Tư đi đâu mà có vẻ hấp tấp vậy?
  • Tôi đi có chút việc riêng, nhưng xét ra cũng không quan

trọng lắm đâu. Mời anh chị vào nhà, mấy thuở mà có dịp gặp nhau như thế này.

Vợ chồng anh Sáu đâu có biết được con gái của ông Tư ở Sài Gòn về. Trước đây, ông Tư dịnh làm sui gia với nhau, thuở sinh thời hứa hẹn với nhau. Khi con gái ông Tư đã trở thành thiếu nữ. Ông Tư có nhắc khéo cho con biết, con gái ông một mực từ chối về làm dâu gia đình ông Sáu Lộc. Sau đó con gái ông bỏ nhà ra đi biệt tăm biệt tích. Từ đó, ông Tư cũng phớt lờ luôn không bao giờ nhắc đến chuyện đó nữa.

Sau năm bảy lăm, thằng Đực con trai vợ chồng anh Sáu làm cán bộ ở xã. Là một thanh niên nên làm việc siêng năng

nhưng tính nết nóng nảy, háo thắng, chẳng nể nang chi ai, ăn nói càng bừa nên ít được lòng bà con trong làng xóm trong đó có con gái ông Tư. Sau đó mấy năm thằng Đực bị tai nạn giao thông chết.

Lúc ngồi chơi uống nước trà. Ông Tư Cẩn làm ra vẻ dường như vui chuyện kể đủ mọi thứ trên trời dưới đất không đâu vào đâu. Ông Tư vẻ ra toàn bộ khung cảnh một vùng quê giống như những ngày vợ chồng anh Sáu còn ở, kể cả những chi tiết vụn vặt, con dốc lên ngọn đồi đá sỏi lởm chởm giờ không còn nữa, qua một mùa lũ nước trên nguồn đổ về làm sạch bóng, con dốc gần nhà anh Sáu thoai thoải chạy xuống đến tận cánh đồng. Để phòng xa những câu chuyện ngoài rìa. Ông Tư vừa kể vừa cười bởi vì ngay chính bản thân ông Tư cũng không mấy tin là có thật, đâm ra nghi hoặc, thiếu gì những câu chuyện lùm xùm? Do đâu mà một nơi bỏ hoang, nhìn từ cửa ra thăm thẳm đồi núi của người hàng xóm thấy rất rõ, lại có thể thấy được vẻ đẹp hùng hồn lay bay trong gió.

Ngôi nhà ngói của vợ chồng ông Sáu hàng xóm rằng không thể lầm lẫn vào một căn nhà nào khác được, không thể có một ngôi nhà thứ hai y hệt như vậy. Một ngôi nhà ngói ba gian đứng sừng sững dưới chân ngọn đồi mờ mờ ảo ảo trong lớp sương mỏng buổi sớm mai.

  • Anh Sáu và chị Bảy về ở dưới phố chắc gì có được ngôi

nhà giống như vậy!

Ông Sáu lúc nào nói chuyện giọng nói cũng oang oang..

  • Ngôi nhà của tui ở đây có thể nói là độc nhất vô nhị. Ở

nông thôn mà thiết kế theo kiểu riêng chẳng giống ai. Anh Tư có biết tại sao mái nhà của tui lợp bằng tole vồng không? Một loại tole rất hiếm có ở nông thôn lúc bấy giờ mà tui lại mua được mới độc chứ. Nó uốn lượn vòng trông rất đẹp mắt mỗi khi nhìn lên mái nhà.

Chị Bảy ngồi uống nước trà và hỏi vài câu bâng quơ chi đó rồi thôi. Chị thấy hai ông nói chuyện tâm đầu ý hợp quá, chẳng lẽ chị ngồi uống nước khan, chứ thật ra có chuyện gì để nói đâu. Chị cảm thấy mình ngồi lâu đâm ra dư thừa nên chị xuống bếp nói chuyện với bà Tám. Sau đó đi về.

Ông Tư chỉ khen lấy lệ vài câu xã giao:

  • Chị Bảy lúc này thấy trẻ khoẻ, nước da hồng hào, có

đâu như nhà tôi đau ốm liên miên.

Bà Bảy nhìn ông Tư cười cười…

Ông Tư Cẩn đứng dậy vào sau nhà lấy thẩu rượu ra uống. Ông kể, vừa rồi ông lên đồi lấy được một tổ ong mật, ông đem về ngâm rượu được một tháng rồi mới đem ra uống. Hai ông ngồi bù khú với nhau, ly cụng ly nghe lốc cốc…leng keng…

Ông Sáu Lộc là người mở đầu câu chuyện:

  • Anh Tư có biết anh Tú, người ta trong làng thường gọi

tên là Tú lùn ở xóm làng dưới không? Một ông bạn bà con chí cốt của tui đó. Tui sẽ lấy xe đi mời anh ấy lên uống rượu chơi, một tay uống rượu cừ khôi.

Ông Tư hớp ngụm rượu còn trong ly rồi để lại trên bàn nhìn ông Sáu.

  • Anh Sáu khỏi đi mời chú Tú cho mất công. Tôi biết chú

Tú đó, chú nhỏ tuổi hơn tôi.

Ông Tư Cẩn ngồi kể lại vanh vách hết mọi chuyện liên quan đến ông Tú:

  • Chú Tú trước đây trúng độc đắc mấy tờ vé số, ở quê

một thời gian ngắn với vợ con. Sau này nghe người ta đồn ầm lên, chu Tú ôm tiền bỏ quê ra đi, chú vô tận Sài Gòn hoa lệ, sẵn có tiền trong túi ăn chơi thoả thuê rồi cặp bồ với nàng cave, thuê nhà trọ sống chung như vợ chồng. Thời gian sau này không ai còn nhắc đến tên chú nữa, chú đi biệt tăm biệt tích không biết ở đâu. Trong khi vợ con ở nhà nheo nhóc, sống lam lũ với ruộng đồng nương rẫy. Có lần tôi nghe vợ con chú nói, có gởi tiền về cho gia đình một số tiền lớn một lần duy nhất rồi thôi. Bẵng đi một thời gian dài nghe người ta thêu dệt ra lung tung không biết có trúng trật gì không, nhưng họ vẫn nói. Chú Tú làm ăn bị phá sản, hết tiền người tình sống với chú cũng bỏ đi. Chú sống chui nhủi một mình ở nhà trọ, đâu còn mặt mũi để về lại với vợ con quê nhà. Rồi một ngày nghe người thân báo tin chú mang căn bệnh hiễm nghèo sau đó chết.

Ông Tư Cẩn rót rượu vào ly bưng hớp một ngụm, khà một tiếng rồi nói tiếp:

  • Ông bà ta xưa nói có sai đâu “ Của trời cho sử dụng

không đúng mục đích trước sau gì cũng hết, của thiên trả hết cho địa “ Nên đừng có mong chi tiền trúng số.

 

Sau năm bảy lăm mọi chuyện đều đảo lộn, gia đình ông Sáu không còn sống ở quê từ ngày ấy. Vợ chồng ông Sáu Lộc có một thằng con trai duy nhất bị tai nạn giao thông chết. Vợ chồng ông buồn bỏ quê quán ra đi lang bạt khắp nơi tứ xứ cho khuây khoả. Dù có đi đâu, ngẫm nghĩ ra cũng không bằng sống ở quê. Chi bằng về lại quê. Ông Sáu tâm sự:

  • Anh Tư nói tui quá bất ngờ có biết ất giáp chi mô. Anh

Tú là người bà con với tui. Anh là một con người hiền lành, sống mẫu mực thương yêu vợ con, được bà con hàng xóm quí mến. Tui đâu có ngờ được con người anh trở chứng hư đốn đến như vậy. Đời có vay có trả, không không sắc sắc nói như Phật đã nói. Thà rằng sống nghèo khổ hơn là trúng số làm gì…Một thời chiến tranh bom đạn rơi loạn xạ nhà cửa tan hoang. Ai cũng bỏ làng xóm ra đi tránh bom đạn riêng anh sống bám trụ lại quê vậy mà không chết, thế mà nghe anh chết trên tấm vé số bạc tỷ mới lạ chứ. Tiền bạc và đàn bà nếu không tỉnh táo am hiểu sâu xa sẽ là một tai hoạ…

Ông Tư Cẩn nói:

  • Tôi có gặp chú Tú vài lần rồi nhưng không thân cho lắm

Lúc chú còn làm Chủ nhiệm Hợp Tác Xã nông nghiệp. Một con người rất đằm tính, ăn nói hoạt bát lanh lợi, rất được lòng xã viên. Vài năm sau này nghe đâu chú xin nghỉ ở nhà, tôi cũng không biết lý do tại sao. Làng xóm lúc này mở quán nhậu, quán cà phê, thấy chú hay la cà ăn nhậu ở đó, sinh tật mua vé số chắc cũng hao tổn tiền nhiều rồi mới trúng số. Nhiều người mua như chú lại không trúng mà chú Tú lại trúng mấy tờ vé số độc đắc.. Trúng số mà không xây nhà cho vợ con ở, chú lại đi theo gái đẹp và ăn choi cái kết là chết thảm thương.

Ông Sáu nghe vậy nằm gục trên bàn, thầm tiếc một con người có chút máu me văn chương, hồi xưa học rất giỏi. Ông Sáu nói ú ớ trong miệng…

  • Anh Tư có biết vợ con anh Tú giờ ra sao không?
  • Nghe đâu con chú Tú là những đứa con học giỏi thành

đạt làm ông này bà nọ trong xã hội. Vợ chú Tú định bán nhà ở quê về sống với mấy đứa con ở thành phố.

Ông Sáu nghe vậy như bừng tỉnh:

  • Vậy sao? Thật vậy sao? Chắc anh Tú hối hận về việc làm

đầy tai tiếng của mình phù hộ cho con cái anh ấy. Ông trời có mắt. Hôm nào tui sẽ ghé thăm chi ấy, dù sao anh chị cũng một thời giúp đỡ tui.

Dòng hồi ức bất tận này làm cho ông Tư Cẩn, ông Sáu cảm thấy xúc động. Vừa ngọt ngào cũng lắm cay đắng.

Đột nhiên, ánh sáng rực rỡ, run rẫy trào lên lan toả ra mỗi lúc một nhiều thêm. Ánh sáng dâng lên nhiều nhất là từ phía dưới, từ đường chân trời nó tràn dâng lên như nước lũ tràn ngập cánh đồng và ngọn đồi lúc rạng đông thấp thoáng bên ngoài ô cửa sổ. Đó là một miền quê yên tĩnh còn đang ngủ say, sáng rực lên dưới ánh bình minh hờ hững với những con đường, những quán cà phê hắt ra những bản nhạc sôi động xưa cũ. Những ngôi nhà mới xây và khoảng giữa những ngôi nhà còn bỏ trống là đám rau muống nở bông trắng, những luống rau cải tươi tốt. Miền quê bây giờ không còn như xưa nữa.

Ông Tư Cẩn và ông Sáu mãi mê bù khú với nhau đến ly rượu cuối cùng, hai ông say đến nổi không còn nhận ra nhau. Đến lúc này không còn tôn trọng nhau nữa. Xưng tau, mày, tuôn ra những lơi tục tĩu rất khó nghe…

Đầu ông Tư Cẩn lắc lư tưởng đâu còn tỉnh táo hơn ông Sáu. Cuối cùng ông Tư cũng gục đầù trên bàn, không biết trời trăng mây gió gì hết, nhưng khẽ mĩm cười trong một giấc mơ.

Trong giấc mơ ấy họ gặp gỡ nhau y hệt như trong cuộc sống thực. Rồi họ cùng bay lên trong vô cùng không cần có cánh, họ vẫn bay được, họ bay khi họ muốn. Rồi họ tự tìm cách đậu xuống trong giấc ngủ say. Lúc ấy là lúc thấm đậm mùi vị muôn màu muôn vẻ trong thế giới huyền bí chỉ có họ mới hiểu được.

Quá khứ một lần nữa lại hiện lên trong tâm trí thật đáng yêu và đầy hứng thú. Những chiếc xe hơi, xe tay ga đắt tiền chạy rông trên con đường bê tong trong làng, những ngôi nhà ngói đang xây của những con người quyền thế và những doanh nhân giàu có trước đây đã bị tướt đoạt và đuổi đi, những quán cà phê, quán nhậu, quán bán nước giải khát mọc lên như nấm.

Dù sao làng xóm bây giờ cũng tạo ra được một bộ mặt riêng có trong cái chung của những con người còn mang nặng tư tưởng cổ lổ sĩ, không muốn khôi phục lại nếp sống văn minh hiện đại ở miền quê hoang dã hẻo lánh, sợ lớp trẻ thời nay ăn chơi quá đà trong đó có con của họ. Nhưng rồi họ cũng không cưỡng lại được trào lưu văn hoá đủ màu sắc lung linh lan toả trong ngồn ngộn thời gian thôi thúc con người xưa cũ có cái nhìn thấu đáo hơn trong sinh hoạt  hằng ngày.

Bà Tám thấy cảnh hai ông bạn già bù khú với nhau trong cuộc rượu đã tàn.

  • Hai ông lo uống rượu say rồi, không ăn cơm à! Bụng đói

cồn cào chịu sao nổi.

Ông Tư Cẩn giờ đã tỉnh táo, ông mới ra sau rữa mặt, nên mặt mày ráo hoảnh:

  • Bà don cơm để đó anh và ông Sáu sẽ ăn sau lo gì?

Bà Tám đứng loay hoay một hồi, mới dọn dẹp cái bàn lau

chùi sạch sẽ. Đem bình trà nóng và hai cái tách để trên bàn.

Ông Sáu vừa uống trà, vừa tiếp tục câu chuyện:

  • Tui biết, tui biết anh giờ đã lớn tuổi rồi, không thể đứng

ra cán đán chuyện làng chuyện xóm trong cuộc sống hôm nay. Mặc dù tui biết anh Tư là người có đầu óc, có năng lực.

Ông bạn nói vậy thì hãy hình dung ra xem có đúng như thế không chứ nói chung chung như vậy là không được

  • Tui không muốn hình dung gì hết ráo. Ông Sáu nói:-

Chẳng lẽ tui có đủ chỗ ở và sống đời ở đây mãi hay sao? Nếu có ai đó than phiền thì quá dễ dàng họ chỉ thấy một phía mà không thể thấy hết được những râu ria đời thường. Họ không dám lên tiếng một chuyện gì đó nổi cộm vừa mới xảy ra. Họ ngậm bồ hòn làm ngọt. Làng xóm ta lâu nay đã vậy rồi im lặng vẫn hơn. Tui cũng không biết nói với họ như thế nào đây.

Ông Tư Cẩn muốn im lặng, nhưng không im lặng được:

  • Không đâu, anh Sáu than phiền là đúng. Nhưng im lặng

vẫn hay hơn là lên tiếng. Đời mà, hơi đâu, tất cả những cái gì đã cũ mèm thì cho là xấu xa, tất cả những cái gì mới đều cho là tốt.

Bây giờ thì mọi việc đã rõ tại sao ông Sáu lại quan tâm đến xã hội nhiều như thế. Biết được điều đó là hết sức bổ ích vì như vậy sẽ không dẫn câu chuyện đến hồi lệch lạc theo một chiều hướng khác, một ý nghĩ khác. Ông Tư Cẩn tỏ ra hài lòng vì đã biết cách buộc ông Sáu Lộc lộ ý nghĩ riêng của ông.

  • Ông bạn Sáu là người có ăn học hơn tôi, ông bạn đã

từng đi dạy học, gõ đầu trẻ, từng đứng trước đám đông người trong làng xóm nói chuyện, từng quyên góp và vận động bà con làm đường công ích, kênh đập trong xã. Nhưng cuối cùng ông bạn cũng bỏ quê ra đi tìm một cuộc sống mới khã dĩ hơn. Giờ tôi và ông bạn tuổi cũng xấp xỉ nhau, nếu tính theo âm dương tuổi tác thì tôi hơn tuổi ông bạn chỉ vài năm thôi. Chúng ta không bàn tới bàn lui làm gì, chỉ còn trông chờ vào lớp trẻ có đầu óc tiên tiến, có cái nhìn sâu xa hơn, và hơn hết là phải có tấm lòng bao dung với tất cả mọi người. Tôi còn nhớ sau năm bảy lăm giữa lúc trong bức tranh tối sáng đến thằng nhóc trong làng xóm cũng lên mặt dạy đời, cũng hăm doạ bắt nạt, cũng làm tình làm tội những con người lương thiện không những thế đáng ông đáng cha nó mà cũng phải cúi đầu dạ nó.. Vậy mà tôi cũng ở lại với quê hương làng xóm, còn ông bạn thì đi về thành phố sống, nơi đó không khí làm ăn dễ thở và con người sống hoà đồng có trước có sau, biết người biết ta.

Nét mặt vui vẻ, đôn hậu của con người có chút vốn liếng văn hoá, sự hiểu biết dù ít dù nhiều chi ta cũng thấy chút cảm tình và thân thiện, dù sao cũng hơn những con người ít học nhưng cậy vào quyền thế để lên lớp những con người cô thế. Giờ thì ở nông thôn không còn tình trạng đó nữa lấy làm mừng.

Ông Sáu rót tách trà nóng đẩy qua ông Tư Cẩn:

  • Anh Tư có cái nhìn chính xác trăm phần trăm nghĩa là

rất đúng về làng xóm ta ngày ấy. Ngày chưa có một trật tự và kỷ cương nào, ai múa may làm lớn làm láo được thì cứ việc làm thôi.

Trước mắt ông Sáu lúc này hiện lên một miền quê với vẻ đẹp thiên nhiên hoang dã nhưng chưa được ai biết đến. Một miền quê xinh xắn, sạch sẽ và dường như bị lãng quên. Miền quê một trong những kỷ niệm thời thơ ấu của anh và của tui.

Ông Tư Cẩn cũng như ông Sáu đều ngồi thả hồn lắng đọng chút thế thái nhân tình..

Ông Sáu nhìn ông Tư Cẩn. Mãi nói chuyện bâng quơ, tào lao thiên đế mà quên bẵng:

  • Con Uyên con gái anh Tư giờ ở đâu, làm gì? Có chồng

con chi chưa. Con nhỏ đó tui thấy nó có bãn lĩnh và chí khí đấy, nó thấy ai làm trái tai gai mắt là nó có ý kiến ngay. Dù sau này nó không chịu làm dâu nhà tui nhưng tui vẫn thích và quí mến nó.

Ông Tư Cẩn nhìn ông Sáu. Anh hỏi thì tôi trả lời:

  • Con Uyên nhà tôi nó bỏ nhà đi từ ngày tôi định làm sui

gia với gia đình anh, nó chê thằng con trai anh làm cán bộ mà hống hách coi ai không ra gì, nó nói làm cán bộ mà không biết thương dân. Nó đi biệt tăm biệt tích không biết nó ở đâu và làm gì. Nó có gọi điện về đâu mà biết.

Ông Tư Cẩn ngồi rung đùi, con gái ông đã về thành phố cổ rồi nhưng chưa về quê đó thôi. Ông Tư Cẩn vẫn giấu không cho ông Sáu biết làm gì. Khi nào nó có mặt ở quê, ông sẽ nói nó qua nhà ông Sáu chia buồn và thắp nén nhang  trên bàn thờ cho người đã khuất. Hồi nào đến giờ ông Tư Cẩn là người sống rất tế nhị có trước có sau, làm việc gì cũng tính toán chi li cẩn thận.

Ông Sáu cảm thấy một chút gì đó thôi thúc, nhưng không nói thêm chuyện gì nữa chắc đã cạn lời. Ông Sáu xin phép ra về.

Ông Tư Cẩn bắt tay ống Sáu tiễn ra đến ngõ….