Người đàn bà đi ngang qua thơ tôi – Tiểu thuyết Vũ Khắc Tĩnh (Chương 4)

411

Người đàn bà đi lang hang lếch thếch đã hơn ba ngày ròng rã ở thành phố cổ. Đến lúc cảm thấy không còn chỗ để đi. Đến nhà bạn học cũ cũng tìm đến rồi, đôi chân trần trụi như muốn dừng. Người đàn bà mới tính đến chuyện mua vé xe đò để về quê. Đúng sáu giờ tối người đàn bà đến phòng vé nơi đó đã đóng cửa. Lâu nay đâu có xảy ra tình trạng này, nếu có trễ lắm cũng bảy giờ ba mươi phút mới đóng cửa. Người dân ở đây họ nói vậy.

Nhà văn Vũ Khắc Tỉnh

Người đàn bà đắn đo mãi không lẽ ở lại thêm một ngày nữa, thì có người nói không mua vé xe cũng được, ngày mai cứ đến bến xe xin đi, hết chỗ ngồi thì đứng tạm khách hàng xuống dọc đường thì mình thế vào ngồi chỗ đó.

Trước mắt người đàn bà chưa gì đã hiện lên một miền quê có vẻ hoang dã. Nó vừa giống lại vừa không giống một miền quê nào khác. Nó hoang sơ lãng đãng mù mờ như bị lảng quên. Miền quê như vậy chưa bao giờ có, nhưng có cái như một cái gì giống như thế, hoang dã, chẳng khác gì đồi núi lùm xùm một trong những kỷ niệm thời thơ ấu sớm nhất của người đàn bà đa cảm.

Nắng chưa loá mắt. Có thể ngẩng cao đầu nhìn lên vầng mặt trời tròn trặn ẩn hiện mờ mờ trong lớp sương mỏng và dường như vầng mặt trời cũng đang chăm chú quan sát trái đất, quan sát ban ngày, một ngày mới bắt đầu chưa. Bắt đầu cho buổi sớm mai, mặc dù ở thành phố cổ thông thường buổi sáng đến sớm hơn miền quê hoang dã đến chậm hơn vì bị che khuất lớp sương mù dày đặc. Đứng ở đây tầm nhìn bị che khuất người đàn bà không thể hình dung ra được quê nhà ở hướng nào trong khoảng mênh mông ấy. Trên hầu hết những con đường, những ngôi nhà cao thấp, hàng cây, luỹ tre xanh, ruộng đồng, bảng lảng một thứ ánh sáng vàng nhạt mà người đàn bà biết ở quê làm gì có. Chiếc xe lúc thì chạy chậm lúc thì tăng tốc chạy vù vù qua con dốc ngắn rôi đến những đoạn đường ngoằn ngoèo. Hoa hướng dương từ những ngôi nhà hai bên đường đều hướng về phía mặt trời. Những ngôi nhà ngói nếu nhìn kỷ cũng thấy được con đường nhỏ vào nhà được trồng hai hàng chè tàu cắt tỉa bằng phẳng rất đẹp. Ở miền quê ngôi nhà nào cũng có.

Người đàn bà lên xe và chọn một chỗ ngồi gần cánh cửa để tiện bề ngắm cảnh như một thói quen lâu đời. Thật lạ lùng là đôi khi, cự tuyệt mọi chuyện lại dễ dàng hơn là đồng ý. Một giây phút vui mừng ngắn ngủi bùng lên khi trên xe có một cô gái trẻ đau bụng, ôm bụng rên la khốn khổ. Bác tài xế biết nhưng vẫn cố chạy xe đến chỗ cánh đồng hoang vắng nơi đó có cây cối rậm rạp mới dừng xe được, nhưng xe chạy mãi hai bên toàn là nhà. Có lẽ nơi đây là làng mạc, thị trấn. Cuối cùng bác tài đã nhận được sự đồng ý của cái đầu đành phải dừng xe gấp giữa đường để cô gái trẻ xuống xe tìm chỗ xổ cơn đau bụng âm ỉ. Nhưng trước đó bác tài đã tự làm khổ mình và làm khổ phụ xe chịu khó xoa dịu cái đau của cô gái rán ngồi, chạy cho kịp giờ theo qui định sáng chở khách đến nơi, chiều chở khách về, nhưng lực bất tong tâm. Khi đó trên đường biết bao nhiêu khách đứng vẫy tay ra hiệu dừng xe xin đi quá giang, nhưng mọi người đều nhận cái lắc đầu của bác tài.

Người đàn bà đã tự đòi hỏi phải xác định mọi lý lẽ đồng ý và phản đối, tại sao là người này chứ không phải là người kia cần thiết hơn. Người đàn bà muốn đem cái cân tình người chính xác đến mức không thể hiểu được để cân những thứ không thể cân đo đong đếm nổi. Bệnh tật, cãi cọ, tiền bạc vật chất, hoặc tệ hơn nữa là những câu nói tục tĩu văng ra từ miệng con người trong lúc tức giận vì không được phục vụ nhu cầu gì đó chẳng hạn. Người đàn bà có đi ra mới học được sàng khôn, mới thấu hiểu hết được những rối rắm trong vòng lẩn quẩn của kiếp nhân sinh. Lâu nay ăn ngon ngủ kỷ không mấy bận tâm một thứ gì, thấy dòng đời trôi chảy trong bình lặng người đàn bà cứ tưởng đời vẫn đẹp như một bài thơ.

Như thế đó, có những ngày người đàn bà tâm trạng u ám, cảm thấy có lỗi về mọi mặt. Người đàn bà không xoay xưở được một món quà đắt giá để tặng cha mẹ ngày về lại quê. Xảy ra lý do gì mà người đàn bà không thoả thuận được với ông chủ cửa hàng bán áo quần lớn ở Sài Gòn một số tiền kha khá. Người đàn bà là nhân viên bán hàng làm việc rất được lòng ông chủ. Một ông chủ người Hoa rất đa tình đa cảm, chắc người đàn bà không muốn dây dưa chút tình cảm ông chủ dành cho. Đời có vay có trả. Ông chủ đã có vợ con đùm đề nhưng vẫn muốn có thêm người đàn bà xinh đẹp bên cạnh.

Không, trong tất cả những ước muốn, trong phép lạ trên cõi đời này. Người đàn bà chỉ chọn cho mình thơ ca mà người đàn bá cho là phép nhiệm mầu. Nghe mới lạ đời chứ không lạ đời sao được.

Đã có lần, có một chàng trai lạ mặt điển trai nào đó đứng tần ngần bên đường cúi đầu chào, anh ta đầu tóc rối bời, mặc chiếc áo khoác đắt tiền, đeo chiếc kính cận dày cộm.

  • Chào cô, cho hỏi mấy giờ rồi? Tôi đang đợi chiếc xe taxi

mà sao lâu quá!

Người đàn bà như hiểu ra vấn đề đặt ra một dấu hỏi to tướng. Tại sao biết bao nhiêu người đứng xung quanh có đồng hồ đeo tay lại không hỏi, mà tiến đến gần mình để hỏi. Người đàn bà có những suy nghĩ như vậy, nhưng vẫn xem đồng hồ vừa đáp trả lại cho anh chàng đó biết, vừa nhìn chằm chằm vào mặt anh chàng. Đúng ra anh chàng phải hỏi người đàn bà cô đi về đâu cho xin đi qúa giang một đoạn đường vì công việc nhà quá gấp gáp hoặc là hình như tôi thấy cô quen quen như đã gặp ở đâu đó rồi thì phải. Và anh chàng đi lướt qua trước mặt người đàn bà.

Chỉ một thoáng qua thôi, người đàn bà ngồi trên xe nghĩ ngợi lung tung. Con đường về quê còn dài xe chạy mới hơn nửa đường. Đây không phải là chỗ dừng xe, trước mặt là ngôi chợ tự phát, nên người đi chợ chen lấn ra đến ngoài đường, kẽ mua người bán ồn ào, nhưng xe thình lình bị xẹp lốp phải dừng để thay lốp chắc là lâu lắm mới xong. Người đàn bà thấy hành khách xuống xe, người đàn bà cũng xuống xe. Ở đây có con đường mòn đi lên sườn đồi, dọc theo con đường là hàng cây tràm râm mát, những giọt sương đã tan, những giọt sương còn đọng lại trên lá óng ánh dưới ánh nắng mặt trời rồi cũng tan. Tại chỗ dốc lần lượt hiện lên cái hồ trồng sen  nằm phía bên tay phải, những bông sen màu hồng xoè ra từng cánh sen lung linh dưới nước, ngôi chùa đứng sừng sững trang nghiêm, đằng sau ngôi chùa là khu vườn cây trái. Theo như lời người dân nói với người đàn bà. Bên kia con dốc này là đến con sông hai bên bờ sông là lớp cát mịn và những cây dừa trăm tuổi đứng ngạo nghễ trong gió. Người dân ở đây họ tự hào với quang cảnh thiên nhiên trải qua bao thế hệ cha ông của họ. Ở đây cũng có ngôi miếu cổ, cũ kỷ, với hàng hiên để ghế đá được người dân nơi đây lau chùi sạch sẽ, có những ô cửa hình dáng phứt tạp. Nhà ở nông thôn khác với những ngôi nhà ở thành phố. Nhà ở nông thôn bao giờ cũng có lịch sử lâu đời, trước sau chi cũng một chủ không mua đi bán lại. hết đời ông đến đời cha rồi đời con cứ thế…Những ngôi nhà cổ không còn tồn tại lâu đời bởi một cuộc chiến tranh huỷ hoại làm đổ sập chỉ còn đống gạch ngói nằm ngổn ngang mất hết dấu vết. Mỗi ngôi nhà là một tính cách, mỗi ngôi nhà cổ đều có lịch sử riêng của nó, nhìn ngôi nhà cổ có thể thấy được bàn tay khéo léo của con người tài hoa tạo nên những đường nét chạm trổ rồng bay phượng múa rất tuyệt vời. Người đàn bà đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, bởi vì ở quê của người đàn bà làm gì có được những ngôi nhà cổ như thế.

Qua cách ăn mặc và làn da trắng người đàn bà, anh chàng cảm thấy những bước đi mềm mại luôn ấm ấm, anh chàng cảm thấy những viên sỏi trơn tru trần trụi nằm dưới chân và lớp cỏ mọc mơn mởn xanh ven đường làm cho anh chàng tràn ngập hứng thú, cháy bỏng những rung cảm trong tâm hồn chàng trai trẻ. Rất tiếc là anh chàng không biết ngẫu hứng làm thơ để tặng cho người đàn bà thì hay biết mấy. Trong đầu anh chàng rỗng tuếch. Mới gặp, người đàn bà thấy tướng mạo anh chàng tưởng đâu là một nghệ sĩ lang thang. Người đàn bà thầm tưởng như vậy nên người đàn bà vui vẻ đứng nói chuyện tâm tình với nhau khi nào xe chạy thì đường ai nấy đi. Có nhớ thì anh chàng đó nhớ đến người đàn bà, chứ người đàn bà thì không nhớ…Vì những cuộc gặp gỡ trai gái này của người đàn bà diễn ra biết bao nhiêu lần rồi, nếu mà nhớ nhau làm sao nhớ cho hết đành coi như giây phút tình cờ qua đường rồi thôi, bận tâm làm gì cho mệt trí. Người đàn bà nói như vậy. Và sự thật như vậy.

Chẳng lẽ bầu không khí yên tĩnh tràn ngập ánh nắng, vầng mặt trời chiếu xuống giữa vòm lá xanh và vẻ đẹp này sáng nào cũng hiện ra. Người đàn bà quên rằng ở nơi đây sáng nào cũng có bình minh dù đến chậm hơn ở thành phố vì sương mù dày đặc., và tất cả những việc đó sẽ tiếp tục diễn ra khi người đàn bà không còn ở chỗ này nữa. Một nơi đến bất chợt khi dừng xe để thay lốp bị bể dọc đường. Một khoảnh khắc chớp nhoáng chẳng khác gì đối với người đàn bà thì không hề có buối sáng bình minh hôm nay khi còn ở Sài Gòn hoa lệ. Người đàn bà hình dung thật rõ ràng, vắng bóng trong thế giới mát mẻ trong lành của một vùng quê đáng ghi nhận. Trong khi Sài Gòn của người đàn bà với mọi lo toan trong cuộc đời lang bạt có tính toán, có sự giúp sức của lí trí, của sự chọn lựa có chủ đích sẽ bận bịu với những mối quan tâm khác làm sao tránh khỏi. Vậy người đàn bà sống mà không biết được mọi thứ xung quanh mình xảy ra những gì có mang lại một mối tương quan nào không. Vậy là người đàn bà vẫn tin chắc rằng không thể nào quên được mọi thứ trên đời cũng như không thể nào quên cội nguồn, quên được viết và đọc, quên được cách phát âm sao cho chuẩn âm giọng ấm áp miền quê. Nghỉ cho cùng lắm lúc cũng mất lợi thế trong giao dịch, dù sắc đẹp người đàn bà có thừa. Có vẻ như thật ngốc nghếch, nhưng tim người đàn vẫn co thắt lại, dù sao người đàn bà cũng đã đạt được ý muốn. Người đàn bà cảm thấy sung sướng cười thầm một mình. Trong bụi cây trước mặt giữa khung cảnh hoàn toàn bất động, một chiếc lá vàng không hiểu sao lại rung rinh trên cành mà chưa chịu lìa cành. Người đàn bà có nhìn đi đâu chăng nữa, mắt người đàn bà cũng phát hiện thấy cuộc sống nhỏ nhoi kín đáo diễn ra trong lòng cuộc sống bao la rộng lớn như thế này.

Dòng đời cứ trôi, trôi mãi không bao giờ dừng. Dòng đời trôi đi từ những năm tháng thơ ấu của người đàn bà cho đến bây giờ và lắng đọng lại trong những tần suất tưởng chừng như không còn vết tích.

Trong không gian hạn hẹp của những suy nghỉ lan man chẳng giúp ích được gì cho người đàn bà trong lúc này dù trên con đường về quê có người chào hỏi tán tỉnh, nhưng người đàn bà vẫn phớt lờ tỏ ra không mấy thích anh chàng trai trẻ có chút dáng dấp  giang hồ nhưng không để lại một ấn tượng nào. Trớ trêu thay người đàn bà lại thích anh chàng đó nhớ đến mình, thầm nhắc đến mình, trong thâm tâm người đàn bà muốn vậy. Theo như người đàn bà nói đã là đàn ông con trai thì phải là một nhà sáng tạo chẳng hạn như một hoạ sĩ, một nhà văn hay một nhà thơ đích thực. Anh chàng viết bảng hiệu quảng cáo ở thành phố cổ hôm nào không phải là một hoạ sĩ sáng tạo ra sản phẩm nhưng đã tạo ra được một cuộc chơi nghệ thuật không lớn không có tiếng vang nhưng cũng đủ để cho người đàn bà nhớ đến anh chàng đó tên Hoài và tên Trung, và tỏ ra có thiện cảm những nhân vật này trong một lần gặp. Hai anh chàng này có chút máu me về nghệ thuật, biết vẽ vời ra những hình tượng để chưng bày cho đẹp thu hút người xem, và biết làm thơ dù người đàn bà chưa đọc được một bài thơ nào.

Lần theo làn ánh sáng lấp loáng chiếu rọi qua sườn dốc đầy những viên sỏi trần trụi. Người đàn bà muốn đi xuống con dốc phía bên kia, theo như người ta nói ở nơi đó sầm uất hơn .Nhưng người đàn bà còn do dự chưa muốn đi, sợ xe thay lốp xong xe sẽ chạy. Chân người đàn bà bỗng nhiên tê cứng phải ngồi lại một chỗ nào đó để xoa bóp tạo chút hứng khởi kích thích đôi chân cứng cáp để tiếp tục đi. Ngay những viên sỏi dưới chân động đậy, vương hình hài lớn dậy trong cảm xúc.

Như thế đó, người đàn bà không xuống bên kia sông mà trở về lại chỗ cũ, ngồi dưới bóng cây râm mát. Bất chợt gặp hai đứa nhỏ khoảng mười mấy tuổi ở bến sông vể, hai đứa nhỏ quay mặt về phía người đàn bà ngồi, mặc chiếc áo sơ mi cũ bạc màu mưa nắng và trên tay cầm chiếc cần câu và cái giỏ. Mắt hai đứa nhỏ dán chặt vào người đàn bà lạ mặt. Ánh nắng phản chiếu khuôn mặt sạm nắng trần trụi phơi lớp da đen ở dưới sông mới lên. Trên khuôn mặt bất động của hai đứa nhỏ. Đôi chân trần của đứa nhỏ buông thõng. Đây mới chính là đôi chân mà người đàn bà tưởng tượng thấy lòng bàn chân có vẻ rắn chắc, chai cứng, những ngón chân nhỏ nhắn. Tất cả y hệt như trước đây, người đàn bà lúc nhỏ ở quê cũng dầm mưa dãi nắng chạy lêu lổng ngoài đồng ruộng, chỉ có điều khác biệt hai đứa nhỏ này là đi câu cá, dây câu bằng sợi cước, cần câu bằng cây trúc và hộp đựng con giun bằng cái lon sữa bò cắt làm đôi, cái giỏ bằng tre đã cũ.

Lúc này người đàn bà đứng dậy tiếp tục đi. Hai đứa nhỏ đi gần kịp người đàn bà, chúng nó nói chuyện thì thầm với nhau. Người đàn bà nghe lóm được:

  • Chi này đẹp quá hả mày? Vùng quê tụi mình ở làm gì có

một người đẹp mê hồn như vậy. Cô Yến chủ nhiệm lớp mình đẹp nhất trường mà cũng không đẹp bằng.

Người đàn bà đi chậm lại, chờ hai nhỏ cùng đi cho vui:

  • Hai em quê ở đây hả?
  • Dạ..
  • Hai em học lớp mấy rồi?
  • Dạ, lớp bảy

Hai đứa nhỏ nhìn trân trân người đàn bà:

  • Chị ở đâu mới đến, chứ ở quê em không có ai giống chị,

ngoài mấy cô giáo ra còn là buôn gánh bán bưng lam lũ ruộng đồng vì nơi đây là miền quê mà.

  • Chị ở Sài Gòn về quê, xe dừng lại ở ngoài đương cái lớn

Hai đứa nhỏ không đi với người đàn bà mà tách riêng ra

để về nhà.

Đúng lúc này bác tài lên tiếng gọi:

  • Mời bà con lên xe để tiếp tục cuộc hành trình về quê

kiểng.

Người đàn bà cúi xuống cỡi đôi giày cầm trên tay chạy cho nhanh. Thế là người đàn bà vẫy tay chào biệt hai đứa nhỏ. Lên xe về quê trong chặn đường còn lại mà tâm trí rối bời ngày trở về lại quê….