Nguyễn Thanh – Viên kim cương ẩn mình luôn tỏa sáng

1056

Thạch Sene

(Vanchuongphuongnam.vn) – Có ai đó đã từng nói “một tác phẩm văn chương chân chính trước hết phải là sự thực ở đời”. Bởi hình tượng nghệ thuật phải là một hình tượng điển hình, khái quát, khách quan của một người trong cuộc sống. Một nhân vật trong một tác phẩm phải để người đọc như bắt gặp được hình ảnh của chính mình qua nhânvật. Còn gì đẹp hơn khi nhà văn viết về cuộc sống để ca ngợi con người để rồi giật mình sửng sốt khi phát hiện ẩn sau một hình hài gàn dở, xấu xí là một vẻ đẹp lấp lánh như viên kim cương đang tỏa sáng trong đêm.  Người mà tôimuốn nói đến là nhà văn Nguyễn Thanh – viên kim cương ẩn mình nhưng luôn tỏa sáng.


Nhà văn Nguyễn Thanh

Môi trường giáo dục và tâm hồn yêu văn thơ giúp tôi được quen biết anh Nguyễn Thanh. Ngoài tình đồng nghiệp, tình bạn văn chương, tôi xem Nguyễn Thanh như là người anh đáng kính Bởi ở anh là cả một kho tàng kiến thức phong phú giúp tôi hiểu biết được nhiều điều. Tuy xuất thân là nhà giáo nhưng anh lại là một người đa tài. Ngay từ nhỏ anh đã thể hiện tài năng của mình. Anh làm thơ, viết văn, vẽ, viết thư pháp, dịch thuật…Anh làm việc với niềm đam mê và sức chịu đựng bền bĩ, dẻo dai không ai sánh kịp.

Tại cơ sở dịch thuật của anh ở đường Võ Thị Sáu có treo nhiều bảng giới thiệu những dịch vụ đa dạng như dạy văn hóa để bồi dưỡng cho học sinh học tốt hơn ở các bộ môn, dạy viết thư pháp, dịch thuật nhiều thứ tiếng nước ngoài… cũng như dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Trung tâm của anh trong mấy thập niên qua còn là nơi hướng dẫn các đoàn sinh viên khoa ngoại ngữ Đại học Cần Thơ về thực tập và đánh giá trước khi tốt nghiệp ra trường. Đây cũng là nguồn thu nhập giúp anh trang trải cuộc sống và trả nợ cho thú đam mê văn chương của mình. Anh là một người đa tài cho nên những tác phẩm sáng tác của anh cũng phong phú nhiều thể loại như: truyện ngắn, tản văn, thơ, phê bình, nghiên cứu, dịch thuật. Nhìn vào số tác phẩm in riêng, những sáng tác đăng trên những tờ báo uy tín cho thấy anh là nhà giáo có tâm hồn văn chương, có ước mơ, hoài bảo lớn. Những sách anh tặng, tôi đều dành thời gian để đọc. Người ta thường nói “văn là người” quả không sai. Qua từng trang sách của anh hoặc của những nhà văn viết về anh, tôi thật sự ngưỡng mộ và trân trọng thành quả lao động nghệ thuật miệt mài, nghiêm túc của anh.

Chỉ qua tập truyện “Yêu chỉ một lần” với 21 truyện ngắn, mỗi truyện là một trang sách xoay quanh cuộc đời của của nhà giáo, nhà văn Nguyễn Thanh từ lúc nhỏ đến khi thành đạt như bây giờ. Anh luôn hóa thân vào từng nhân vật, qua từng trang, người đọc như thấy được cả tuổi thơ của nhà giáo, nhà văn Nguyễn Thanh từ lúc anh còn là cậu học trò nghèo với ước mơ, hoài bão bên bạn bè, trường lớp, những ngày sống bên gia đình, người thân, những lúc gặp tai nạn như bị chó cắn, té sông, bệnh hen suyễn,… cho đến khi đi dạy, có gia đình, vợ con… Tất cả được kể tỉ mỉ như đang hiện ra trước mắt người đọc. Cuộc đời chông gai, trắc trở trông anh như một cái bóng nhỏ bé, ốm yếu. Nhưng không vì thế mà anh đầu hàng số phận, sự kiên trì nhẫn nại, sự quyết tâm đã giúp anh thành công. Cậu bé điềm đạm, ít nói ngày nào cũng đã nhanh chóng thành thầy giáo kiến thức vững vàng đứng trên bục giảng được đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh hết lòng yêu mến.

Là giáo viên nhưng thấy giáo Nguyễn Thanh rất đam mê văn học nghệ thuật : làm thơ, viết văn, phổ nhạc, sáng tác kịch thơ, ca cổ… ở lĩnh vực nào anh cũng thể hiện hết khả năng của mình và cũng thấy như thể anh truyền ngọn lửa đam mê của mình cho học sinh. Và cũng ở môi trường giáo dục anh gặp được tình yêu của đời mình. Và đây là khoảng thời gian hăng hoa, hạnh phúc nhất của anh. Nhưng nó lại kéo dài không lâu – vợ anh mất sớm, con nhỏ, thân gà trống nuôi con vất vả trăm bề. Vì cuộc sống, anh phải nhờ người thân trông con giúp hộ, còn anh ngoài giờ dạy phải chạy xe ôm kiếm tiền nuôi con. Có lẽ đây cũng là khoảng thời gian vất vả , cực khổ nhất của anh. Anh đã làm tốt vai trò người cha lo cho đàn con bé bỏng sớm mất tình thương của mẹ và làm tốt vai trò người chồng chung thủy với người vợ đã mất khi anh còn rất trẻ mà anh vẫn ở vậy để nuôi đàn con dại cho đến khôn lớn nên người. Hiếm có người đàn ông nào yêu và chung thủy đến vậy. Đọc truyện ngắn “yêu chỉ một lần”, ta thấy rõ điều đó, tình cảm anh dành cho vợ thật sâu đậm “Thúy ơi, sao em nỡ để các con thơsớm mồ côi mẹ. Sao em đành bỏ anh một mình…”. Dù không thiếu những bóng hồng nhưng anh nhưng anh bỏ qua mọi cám dỗ. Anh khẳng định: “Không, ta không dễ là một khách tình si nhẹ dạ bên đường. Trong thế giới yêu đương, ta chỉ yêu một lần” và tình yêu đó, anh đã trao hết cho người vợ đã mất. Hình như tình yêu vợ quá lớn khiến anh không thể nào buông bỏ được – anh không còn tình yêu nào để dành cho người phụ nữ khác ! Tất cả thời gian anh dành cho các con và công việc. Thật đáng ngưỡng mộ ! Mất mác, đau thương vất vả không làm giảm đi tâm huyết với nghề gõ đầu trẻ, lòng đam mê văn học nghệ thuật.Trái lại đó còn là động lực để anh cho ra đời những sáng tác có giá trị, đi vào lòng người hơn.Vượt qua những vất vả, khó khăn của cuộc sống. Nguyễn Thanh vẫn giữ được tinh thần mạnh mẽ, cầu tiến, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và cả trong quá trình nghiên cứu, sáng tác.

Văn thơ đối với Ngyễn Thanh anh là niềm say mê, là phương tiện để anh truyền tải tình cảm, cảm xúc, tình yêu đối với quê hương đất nước, gia đình, cuộc sống, bạn bè. Tất cả vẫn là tấm lòng của một người nặng nợ với văn chương. Mỗi một trang sách là một câu chuyện về cuộc đời của anh, thể hiện qua các nhân vật: Đan, Văn, Nam…một cách khác nhau, hoàn cảnh đa dạng, phong phú qua từng lời kể chân thành, giản dị, sâu sắc. Nhà văn Nguyễn Thanh như đã hóa thân vào các nhân vật từ đó người đọc dễ dàng cảm nhận được anh là một người tính tình thẳng thắn, giản dị, sống tình cảm với người thân, bạn bè, đồng nghiệp, học trò. Ta cảm nhận được tình cảm đó qua từng truyện, ký của anh ghi lại ở mỗi chặng đường. Nhân vât trong truyện xoay quanh chuyện gia đình, trường lớp, đồng nghiệp,thầy trò…Có thể nói, ở vai trò nào, anh cũng làm rất tốt. Ở chỗ đứng nhà giáo, anh là một người thấy đa tài, dạy được rất nhiều môn: văn, toán, ngoại ngữ, mỹ thuật. Ỏ Vai trò người làm văn nghệ, ông là nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình, nghiên cứu, dịch thuật. Nói đến Nguyễn Thanh, bạn bè, đồng nghiệp đa phần hết lời khen ngợi, cảm phục bởi anh là người thầy tận tụy, hết lòng vì học sinh, là người đa tài nỗi bật về văn học nghệ thuật. Dáng người trông sức trói gà không chặt nhưng có ai biết anh miệt mài làm việc mỗi ngày từ 15-18 tiếng. Dù nay Nguyễn Thanh không còn ở tuổi thanh xuân, sức khỏe có hạn chế nhưng ngòi bút của anh vẫn mạnh mẽ, vẫn mang những hoài bão lớn như mãi mãi muốn được bay cao.

Những bút danh của anh cũng đã quá quen thuộc với những người yêu thích văn chương. Khả năng đa dạng, tùy theo thể loại bài viết, Nguyễn Thanh ký với bút danh khác nhau: Những bài tiểu luận: Nguyễn Thanh, Nguyễn Tấn Thành. Truyện: Nguyễn Thanh, Phương Đình. Thơ: Ngũ Lang, Diễm Thi; Hội họa  Đan Thanh) Âm nhạc, cải lương, sân khấu : Tương Như); Điện ảnh: Lan Đình. Có lẽ người gần gủi yêu mến, hâm mộ anh mới nhớ hết những bút danh của Nguyễn Thanh… Điều đó khẳng định, anh là nhà giáo, nhà văn đa tài, nhà hoạt động nghệ thuật chân chính. Nói về Nguyễn Thanh,tác giả Hoàng Thị Bích Hà đã nhận xét” Nguyễn Thanh – một con người tài hoa trên nhiều lĩnh vực”. Tác giả Thanh Giang, nguyên là Hiệu trưởng, nhạc sĩ cũng chân tình nhận xét: ”Nguyễn Thanh – nơi hội tụ những dòng sông nghệ thuật” . Ai cũng biết làm nghệ thuật phải có cảm hứng, có cảm xúc và lòng đam mê. Nếu không có những yếu tố đó thì cho dù có yêu thích văn chương thì cũng không thể nào sở hữu một tác phẩm có hồn, giàu sức sống.

Riêng tôi, Nguyễn Thanh quả thực đã hội tụ đủ những điều đó, xuất phát từ tình yêu mãnh liệt với văn chương nghệ thuật. Tôi thực lòng không chỉ ngưỡng mộ anh mà còn trân quý những sáng tác anh đã đóng góp cho đời… Từ sự đồng thanh đồng khí, tôi cảm phục, mến mộ tài năng của anh. Với tôi, Nguyễn Thanh thực sụ là một viên kim cương còn ẩn mình trong đá sỏi đại ngàn nhưng luôn tỏa sáng.

T.S