Nhà thơ Inrasara

1338

(Vanchuongphuongnan.vn) – Nhà thơ Inrasara sinh 20-9-1957 tại làng Cham Chakleng, tỉnh Ninh Thuận, học trường Trung học Pô-Klong – Ninh Thuận, vào Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh nửa chừng bỏ học. 1982-1986, anh làm việc ở Ban Biên soạn sách chữ Chăm – Ninh Thuận, 1992-1998 làm việc ở Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam – Đông Nam Á, Đại học KHXH và NV – TP Hồ Chí Minh. Từ 1998, sống và viết tự do tại Sài Gòn.

Nhà thơ Inrasara

Tác phẩm xuất bản:

Về sáng tác
– Tháp nắng – thơ và trường ca, 1996
– Sinh nhật cây xương rồng – thơ song ngữ Việt -­ Chăm, 1997
– Hành hương em – thơ, 1999
– Lễ Tẩy trần tháng Tư – thơ và trường ca, 2002
– The Purification Festival in April, thơ song ngữ Anh – Việt, 2005
– Chân dung Cát – tiểu thuyết, 2006
– Chuyện 40 năm mới kể & 18 bài thơ tân hình thức, thơ, 2006
– Ở nơi ấy [thơ thời cuộc], thơ, 2010
– Hàng mã kí ức, tiểu thuyết, 2011.

Về nghiên cứu và phê bình văn học.
– Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo, tiểu luận – phê bình, 2006
– Song thoại với cái mới, tiểu luận, 2008
Thơ Việt, hành trình chuyển hướng say, tiểu luận – phê bình, NXB Thanh niên, 2014
– Nhập cuộc về hướng mở, tiểu luận – phê bình, 2014
– Thơ nữ trong hành trình cắt đuôi hậu tố ‘nữ’, 2015
– Văn chương tan rã, 2019; Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại, 2019.

Về nghiên cứu văn hóa Chăm
– Văn học Chăm I – Khái luận, 1994; Văn học dân gian Chăm – Ca dao, Tục ngữ, câu đố, 1995
– Văn học Chăm II – Trường ca, 1995; Từ điển Chăm – Việt (viết chung), 1995
– Từ điển Việt – Chăm (viết chung), 1996
– Văn hóa – xã hội Chăm, nghiên cứu & đối thoại, tiểu luận, 1999
– Tự học tiếng Chăm, 2003
– Từ điển Việt – Chăm dùng trong nhà trường (viết chung), 2004
– Ariya Chăm, 2006
– Sử thi Akayet Chăm, 2009
– Thả diều xứ nắng, NXB Kim Đồng, 2012
– 4.650 Từ Việt – Chăm thông dụng, 2014
– Minh triết Cham, 2016.

Chủ biên:
Tagalau, tuyển tập sáng tác – ­sưu tầm – nghiên cứu Chăm (13 tập, 2000-2012).

Giải thưởng chính
– Centre d’Histoire et Civilisations de la Péninsule Indochinoise – Sorbonne (Pháp), Văn học Chăm I (1995)
– Hội đồng Dân tộc – Quốc hội khóa IX, Văn học Chăm II (1996)
– Hội Nhà văn Việt Nam, Tháp nắng (1997), Lễ Tẩy trần tháng Tư (2003)
– Hội Văn học – Nghệ thuật các Dân tộc Thiểu số Việt Nam, Sinh nhật cây xương rồng (1998), Văn hóa – xã hội Chăm, nghiên cứu & đối thoại (2003), Ca dao – tục ngữ – câu đố
Chăm
(2006)
– Giải thưởng Văn học Đông Nam Á, Lễ Tẩy trần tháng Tư (2005)

– Giải thưởng Sách Việt Nam, Từ điển Việt – Chăm dùng trong nhà trường (2006)
– Tặng thưởng Work of the Month, Tienve.org (Úc) tháng 9-2006
– Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, Trường ca Chăm (2006)
– Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh (lĩnh vực nghiên cứu), 2009
– Giải thưởng Hội đồng LLPP Văn học, Nghệ thuật Trung ương, (phê bình), 2014
– Giải thưởng Văn Việt, (phê bình), 2015.

Danh hiệu
– Nhân vật Văn hóa năm 2005, của VTV3; Nghệ sĩ tiêu biểu năm 2005, VTV1
– Huy chương vì Sự nghiệp Văn học – Nghệ thuật Việt Nam 2004 của Liên hiệp các Hội Văn học – Nghệ thuật Việt Nam
– Kỷ niệm chương Vì Thế hệ trẻ 2009 của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Quan điểm văn chương:

Tôi là đứa con Cham sống và viết giữa hai dòng văn hóa Cham – Việt, nghiên cứu – sáng tác – phê bình. Viết lách từ thuở Trung học, mãi tuổi tứ thập mới đăng bài thơ đầu tiên, in tập thơ đầu tay và tác phẩm nghiên cứu đầu tiên…

Nghiên cứu văn học và ngôn ngữ để bảo tồn tinh hoa văn hóa dân tộc, nhưng tôi không coi truyền thống như thứ bất di bất dịch, mà luôn luôn động. Chính vì vậy, tôi sáng lập đặc san Tagalau, sáng tác – ­sưu tầm – nghiên cứu Cham. Sau 15 năm miệt mài, Tagalau giới thiệu nhiều các cây bút mới.

Làm thơ là chính. Tuy vậy, tiểu thuyết nói những gì thơ không thể nói, qua đó bổ sung cho thiếu khuyết của lịch sử; mà cuộc sống Cham thì có vô vàn câu chuyện để kể – do đó, tôi không từ chối thử nghiệm thể loại văn học này.

Vẫn còn là chưa đủ, vài năm qua, tôi dấn mình vào phê bình hậu hiện đại. Một loại phê bình ý hướng đạp đổ bức vách ngăn văn học ngoại vi với trung tâm, đấu tranh cho mọi dòng văn chương, mọi khuynh hướng sáng tác tồn tại công bằng trong nền văn học lành mạnh.

Hình ảnh tư liệu