Đạo diễn Italy Bernardo Bertolucci, tác giả của những phim nổi tiếng như “Điệu tango cuối cùng ở Paris”, “Những người mơ ước” đã từ trần tại Roma ở tuổi 77 sau một thời gian dài đau bệnh. Bertolucci có quyền được coi là một trong những gương mặt chủ yếu của điện ảnh Italy hiện đại. Hàng triệu khán giả ở Italy và trên thế giới sẽ mãi mãi ghi nhớ những bộ phim của ông.
Người thừa kế của một kỷ nguyên vĩ đại
Bernado Bertolucci mà cho tới bộ phim “Những người mơ ước” (2003) đã trở thành tác phẩm cuối cùng của ông, đề cập tới tình yêu của ba con người trẻ tuổi sống và bị cuốn vào phong trào sinh viên bùng nổ ở Paris vào năm 1968-vẫn là một nhà cách mạng. Ông bắt đầu bước chân vào nền điện ảnh lớn trong những năm 1960. Vào những năm tháng đó, chàng sinh viên trẻ khoa triết học Trường Đại học Tổng hợp Roma và nhà thơ (vì tập thơ đầu tay ông cho xuất bản trong những năm tháng này, Bertolucci đã được trao Giải thưởng Văn học quốc gia) đã bị những tư tưởng tả khuynh cuốn hút và đã gia nhập Đảng Cộng sản Italy, đồng thời cùng với sự kiện ấy ông bắt đầu theo dõi công việc của các bậc thày làm phim của nền điện ảnh châu Âu sau Thế chiến 2, trước tiên là đạo diễn Pháp Jean Luk Godar và đạo diễn Italy Pier Paolo Pazolini.
Đạo diễn Bernador Bertolucci.
Vào thời kỳ ấy điện ảnh Italy đang ở giai đoạn cao trào – tên tuổi của các tầm cỡ như Federiko Fellini, Michelangelo Antonioni và Luchino Visconti đã sáng lấp lánh trên bầu trời sáng tạo nghệ thuật. Nối tiếp các tầm cỡ ấy, những sinh viên trẻ và đầy tự tin cố gắng vươn tới các trường quay. Đối với số đông những đạo diễn của thời kỳ này, những người biết lợi dụng sự nở hoa của điện ảnh tân hiện thực để đưa những phán xét xã hội lên màn ảnh, cũng như thế theo đạo diễn trẻ Bertolucci thì điện ảnh luôn luôn phải gắn quện với chính trị (số đông trong họ là những người có thiện cảm với chủ nghĩa xã hội) và gắn với thi ca – trong số đó thi ca màn ảnh cho phép “từ giấy” tạo ra thứ ngôn ngữ mới của kiểu kể bán âm.
Thứ ngôn ngữ này Bertolucci đã làm quen từ thời thơ ấu. Ông sinh ra vào năm 1940 tại Parma trong gia đình của một nhà thơ, nhà biên kịch, đạo diễn và nhà phê bình phim Attilio Bertolucci, người đã nuôi dưỡng trong ông sự quan tâm đối với phim ảnh và thường đưa cậu bé theo mình tới trường quay.
Chính vì vậy đến cuối năm 1950 Bertolucci-con đã kịp quay hai bộ phim nghiệp dư, vừa là làm phim vừa như viết hai bài thơ. Còn đến năm 1961 chàng trai Bertolucci trở thành trợ lý của phim “ Accatone “của đạo diễn Pỉe Paolo Pazolini. Từ thời điểm đó đối với chàng trai trẻ điện ảnh đã trở nên công việc hàng đầu.
Chẳng bao lâu sau , vào năm 1962 Bernardo Bertolucci bỏ trường đại học (ông học ở đó hai năm) để quay bộ phim truyện “Mẹ đỡ đầu gày giơ xương” kể về cư dân ở những khu ổ chuột ở Roma. Cùng thời gian này tập thơ thứ hai của ông ra mắt bạn đọc và nhận được giải thưởng. Nhưng ông đã quyết định lựa chọn một trong hai thứ nghệ thuật mà ông cùng yêu thích.
Từ phim “Kẻ dung hòa” đến sự khiêu khích
Những năm 1960 – thấm đẫm tinh thần của các cuộc cách mạng sinh viên và niềm hy vọng với sự đổi mới, dường như sắp trở thành thời kỳ gặt hái nhiều kết quả nhất trong cuộc đời của Bernado Bertolucci. Danh vọng điện ảnh thời kỳ này của ông kéo dài gần năm mươi năm. Vào năm 1962 trên màn ảnh xuất hiện bộ phim đầu tay của ông, tiếp sau là sáu phim khác. Trong khoảng thời gian này ông cũng làm một phim ngắn nhưng chưa hoàn thành.
Nhưng thành công thực sự chỉ đến với Bernado Bertolucci vào mười năm sau. Vào năm 1970 trên màn ảnh xuất hiện một trong những tác phẩm xuất sắc của ông – bộ phim “Kẻ dung hòa” đề cập tới bản chất các hành động của con người. Bộ phim là sự phóng tác cuốn tiểu thuyết của nhà văn Italy Moravia mới ra mắt cách đó chưa lâu. Ở bộ phim này đạo diễn dành suy ngẫm về những hậu quả của những năm chiến tranh trên cơ sở nhìn nhận tổng quát hơn. Bertolucci quay về với cuộc Đại chiến II để bày tỏ nỗi thất vọng của mình đối với các cuộc xuống đường của sinh viên ở Pháp vào những năm tháng đó.
Theo hành động của nhân vật chính, người thừa kế của một dòng họ quý tộc đã sa sút đứng trước một sự lựa chọn phức tạp được úy thác từ những năm chiến tranh, phải giết người thày giáo cũ của mình, một giáo sư Paris chống phát xít. Chính ở đây Bertolucci đã mở ra trước người xem sợi giây xích phức tạp thuộc hồi ức của nhân vật chính. Cái cấu trúc “không thật” được phức tạp hóa đó, về thực chất là điều báo trước sự ra đời của những tấn kịch kiểu mới, ví như phim “Bố già” của Fransis Ford Coppolla (1972).
Tiếng tăm vang dội của Bernardo Bertolucci 32 tuổi vào năm 1972 như được củng cố thêm bởi buổi công chiếu ra mắt bộ phim “ Bản tango cuối cùng ở Paris”. Tấn kịch có tính chất khiêu khích này với sự tham gia của Marlon Brado và nữ diễn viên Maria Scheider mới 19 tuổi cho đến tận hôm nay vẫn được xếp vào danh sách những bộ phim đông khán giả và gây nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử điện ảnh thế giới. Vào thời gian đó bộ phim này đã bị cấm chiếu ở một số nước vì những gì thái quá theo quan niệm của các quan chức, vì “thực quá” (Nếu không muốn nói là vì sự kích động) của một số trường đoạn. Nhưng thành công mà phim mang lại thì quả ít phim sánh được. “Bản tăng go cuối cùng ở Paris” được xếp vào danh sách những phim ăn khách nhất chiếu tại Mỹ , theo thống kê năm 1973.
Bản thân Bertolucci được đề cử giải Oscar với tư cách là đạo diễn xuất sắc nhất. Một đề cử khác cho Marlon Brando với vai nam xuất sắc nhất.
Bernardo Bertolucci với Marlon Brando và Maria Scheider trong phim “Bản tango cuối cùng ở Paris”
Bậc thầy của những hình thức lớn
Sự hòa trộn phức tạp của chất bản năng và tính xã hội trở thành đơn pha chế mà Bernardo Bertolucci trong những năm tháng làm phim hầu như không bao giờ rời bỏ. Nhưng từ giữa những năm 1970 khi đã vững tay nghề với những phim phản ánh bi kịch của con người, đạo diễn thường quay về với mảng đề tài lịch sử.
Ví dụ, được bắt đầu với bộ phim dài 5 giờ đồng hồ “Thế kỷ thứ 20” (1976). Cốt chuyện lịch sử về tình bạn giữa hai người đàn ông, một trong hai người ấy thuộc gia đình những người cố nông thủa xưa, người kia thuộc dòng dõi quý tộc. Thời gian của chuyện kể chiếm tới ba phần tư của thế kỷ trước. Sau phim này Bertolucci quay trở lại với những câu chuyện gia đình, thoạt đầu ông kể về tấn bi kịch trong cuộc sống của một chàng trai trẻ và quan hệ phức tạp giữa chàng trai với cha mẹ mình (“Mặt trăng” -1979), và sau đó là phim “Bi kịch của một người đáng chê cười “ (1981).
Đó là những bộ phim cuối cùng mà điểm nổi bật của chúng là gắn liền với cuộc sống tại nước Italy. Vào đầu những năm 1980 đạo diễn sang Anh, ngoài ra ông dành nhiều thời gian thăm Trung Quốc, tự gọi mình là “tín đồ khắc kỷ của đạo Phật”. Và tấm bản đồ địa lý của các cốt truyện được mở rộng.
Với năm 1987 thế giới được xem bộ phim “Vị Hoàng đế cuối cùng” – cuốn tiểu sử hoành tráng của người đứng đầu chính phủ – Phổ Nghi, vị vua cuối cùng của nước Trung Hoa. Luôn luôn vươn tới sự phức tạp về hình thức Bertolucci chia câu chuyện về nhân vật của mình làm hai phần: Câu chuyện về cuộc đời riêng của vị Hoàng đế và câu chuyện của nhà tù ở nước Trung Hoa. Quy mô của tấn bi kịch cuốn theo một số nước như Anh, Pháp, Trung Quốc và Nga. Bộ phim được tặng chín giải Oscar (trong số đó có giải giành cho phim xuất sắc nhất), bốn giải “ Bồ câu vàng” và nhiều giải thưởng ở châu Âu.
Vẻ đẹp để tuột mất
Phim mục của đạo diễn Bernardo Bertolucci có trên 20 bộ phim, kể cả những phim chưa quay xong, phim tài liệu và phim ngắn, trong số đó có phim ngắn “Mười phút và lâu hơn nữa” (2002) được xếp vào danh sách những phim hay.
Trong những năm từ 1990 đến năm 2000, các bộ phim của ông một mặt thiên về chủ nghĩa thế giới của người dân ở những nước nói tiếng Anh, mặt khác là sự quan tâm tới thứ thẩm mỹ lạ và triết học. Có thể nêu ra đây, ví như vào năm 1990 là bộ phim “ Dưới vòn trời khép kín “ kể về cuộc du ngoạn của một cặp gia đình người Mỹ tới Bắc Phi. Chẳng bao lâu sau phim này là một trong những bộ phim đẹp nhất của ông- “Vẻ đẹp để tuột mất” (1996) kể về chuyến đi của một cô thiếu nữ người Mỹ với sự thủ vai của Liv Taylo tới nước Italy với ý định tìm ra sự bí ẩn trong cái chết vì tự vẫn của mẹ mình.
Vào năm 2012 tham gia chương trình phim không dự thi , tại Liên hoan phim Cannes đã giới thiệu bộ phim “Tôi và em” kể về câu chuyện của một chàng thiếu niên trải qua mọi khó khăn để tìm mối liên hệ với thế giới xung quanh. Phim này hóa ra là tác phẩm cuối cùng của Bernardo Bertolucci.
Berhardo Bertolucci – người đoạt hai giải Oscar, giải Bồ câu vàng, Các giải thưởng tại LHP Berlin và Venise , Giải Sedar và giải thưởng tại LHP ở Locaro. Vào năm 2011 ông nhận giải đặc biệt tại LHP Cannes, và từ năm 2013 có thể tìm thấy ngôi sao mang tên ông trên Đại lộ vinh quang ở Hollywood!
Theo Báo chí nước ngoài