Nhà thơ, nhà báo Phùng Hiệu

2730

(Vanchuongphuongnam.vn) – Nhà thơ – nhà báo Phùng Hiệu tên thật là Phùng Văn Hiệu, sinh năm 1976 tại Đà Nẵng, lớn lên ở  Phú Ngọc, Định Quán, Đồng Nai. Tốt nghiệp Đại học kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Hội viên Hội Nhà báo TPHCM, Hội viên Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Chi Hội trưởng Chi Hội Nhà văn Bến Nghé Khóa VII, Chủ Biên trang Văn Chương Phương Nam – Diễn đàn Văn học Hội Nhà văn TPHCM, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn TPHCM (Khóa VIII). Từng công tác tại các báo; Nhà báo và Công luận, Nhân đạo và Đời sống, Pháp luật Môi trường, Môi trường Đô thị Việt Nam qua các chức danh; Biên Tập viên, Trưởng ban, Trưởng  Văn phòng, Trưởng Cơ quan Đại diện phía Nam.

 

Nhà thơ – nhà báo Phùng Hiệu

 

Tác phẩm xuất bản:

– Tình không dám ngỏ (tập thơ), NXB Văn Học 2008

– Thức giấc (tập thơ), NXB Thanh Niên 2010

– Trong thế giới nguỵ trang (tập thơ), NXB Trẻ – Wikibook 2014

– Dấu chân biển cả (tập thơ) NXB Văn hóa Văn nghệ 2018

– Biên bản thặng dư (tập thơ) NXB Hội Nhà văn 2019

 

Giải thưởng văn học:

– Tặng thưởng Hội Nhà văn TPHCM năm 2019 cho tập thơ Biên bản thặng dư

– Giải thơ Áo trắng 2020 cho chùm thơ lục bát

  • Giải thương thơ Hương Đất Việt

 

Quan niệm văn học:

Thơ là một loại hình nghệ thuật ngôn từ cao cấp, là tinh túy của ngôn ngữ, là cô đọng của cảm xúc… Thơ luôn mang đến những xúc cảm bất chợt, tuôn trào… đưa ta vào tận cùng của thế giới chữ nghĩa đầy sự sang trọng và quý phái. Người làm thơ luôn có những cảm quan, giác quan để nghe, nhìn và quan sát sự vật bằng hình tượng và cả sự trừu tượng qua những lăng kính đời sống. Từ đó, bằng cảm thức của mình, nhà thơ có thể nghe được những gì người khác không nghe, thấy được những gì người khác không thấy và có thể viết ra những gì người khác không viết bằng loại hình nghệ thuật ngôn từ đầy sáng tạo. Người làm thơ luôn có một tâm hồn hết sức lãng mạn mang tính nhạy cảm cao. Tuy nhiên, trong sáng tác, nhà thơ luôn đứng về phía nhân cách và đạo đức, yếu tố này luôn được đề cao. Vì thế, người làm thơ không biết làm điều ác, điều họ làm là nhân cách hóa từ con người, cảnh vật, sự sống, ước mơ bằng hình tượng nghệ thuật cá biệt, bằng vi lượng của thi ảnh để đẩy bật được ngôn ngữ đi đến tận cùng của cung bật cảm xúc bằng những vần thơ súc tích và cô đọng. Trong các tác phẩm, tính Chân – Thiện – Mỹ luôn được đề cao và vân dụng. Và điều cuối cùng là người làm thơ muốn để lại cho đời những tác phẩm có giá trị văn học mang tính nhân văn.

Tác phẩm trên Văn Chương Phương Nam

“Hành trình gian lao” của bài thơ Quê hương

Phùng Tá Chu – Vị công thần của 2 triều đại

Làm báo cần lắm hai chữ tâm và đức

Dị nhân Văn Thùy – Hết khâu thơ lại vá răng

Ảnh tư liệu: