Nhà văn Trần Thế Tuyển

1804
(Vanchuongphuongnam.vn) – Nhà văn Trần Thế Tuyển còn có bút danh là Trần Nguyên Trang, Trần Bảo Trân, sinh năm 1951, quê quán ở Hải Phương – Hải Hậu – Nam Định. Anh tốt nghiệp khoa ngữ văn – trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (1983-1988). 
Nhà văn Trần Thế Tuyển

Anh từng làm Đại tá – Trưởng Ban Đại diện phía Nam báo QĐND; Phó Cục trưởng Cục báo chí Bộ TTTT; Bí thư Đảng ủy Khối cơ sở Bộ VH TT; Ủy viên Ban Thường vụ Hội Nhà báo TP Hồ Chí Minh; Ủy viên Hội đồng Lý luận và Phê bình Văn học – Nghệ thuật TP Hồ Chí Minh; Tổng Biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng; Giảng viên báo chí và xuất bản – VHVN (TG) trường Cao đẳng Phát thanh và Truyền hình (Đài Tiếng nói Việt Nam) – Trường Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội – Nhạc viện TP Hồ Chí Minh;
Anh là Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam; Hội viên sáng lập Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh; Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

Tác phẩm xuất bản:
THƠ:
⁃ Dấu chân của Mẹ (NXB QĐND – 1991)
⁃ Ngực đá (NXB VĂN NGHỆ TP HCM – 1997)
⁃ Câu hỏi đời người (NXB VĂN NGHỆ TP HCM- 2002)
⁃ Dấu ấn (NXB VĂN NGHỆ TP HCM- 2009)
⁃ Phía sau mặt trời (trường ca – NXB QĐND – 2014)
⁃ Gió thổi miền ký ức (Trường ca – NXB QĐND- 2020 )

VĂN :
⁃ Kỷ niệm về anh ấy (NXB VĂN NGHỆ TP HCM – 1985)
⁃ Hai mươi năm sau (NXB VĂN NGHỆ TP HCM – 1994)
⁃ Quê hương và Đồng đội (NXB VĂN NGHỆ TP HCM – 2004)
⁃ Tiếng vọng (NXB HỘI NHÀ VĂN – 2011)
⁃ Ký ức xanh (NXB HỘI NHÀ VĂN – 2011)
⁃ Dòng sông cuộn chảy (tập truyện ngắn – NXB Tổng hợp TP HCM – 2020)

THƠ PHỔ NHẠC :
⁃ Tuổi thơ tôi (NXB VĂN NGHỆ TP HCM – 2007)
⁃ Tiếng chim trong vườn (NXB THANH NIÊN- 2017 )

Giải thưởng:
⁃ Giải thơ HỘI VĂN NGHỆ TP HCM (1980- 1986)
⁃ Giải truyện ngắn báo PHỤ NỮ TP HCM (1985)
⁃ Giải truyện ký TCCT (1986)
⁃ Giải truyện ký ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM (1987)
⁃ Giải Báo chí TP HCM: 3 năm (1985-1991-1995)
⁃ Giải truyện ký báo SÀI GÒN GIẢI PHÓNG (1998)
⁃ Giải Báo chí quốc gia (2010)
⁃ Giải truyện ký báo Quân khu 7 (2013)
⁃ Giải truyện ký TCCT (2015)
– Giải bút ký báo QĐND (2019)

Quan niệm văn học:

“ …Viết là tự giải thoát! Cái tự nó và cái phải đến; như trái chín phải đủ ngày, đủ tháng. Đó là văn hóa ứng xử trên cánh đồng chữ nghĩa …”

Ảnh tư liệu

Nhà văn cùng gia đình
Nhà văn và Mẹ
Tại buổi ra mắt tập thơ và thơ phổ nhạc “Tiếng chim trong vườn“
Cùng đồng đội nơi chiến trường cũ Long An

Thời chiến tranh chống Mỹ