Nồng ấm tình xuân những bài thơ vần thắng

475

Nguyễn Thanh

(Vanchuongphuongnam.vn) – Mùa xuân với bầu trời long lanh trong sáng là biểu tượng tươi đẹp của thiên nhiên trời đất, mang ý nghĩa về sự son trẻ của tuổi tác, thời gian mà người Đức gọi là mùa Sớm (Frühling). Thơ hay thi ca, là loại mô hình phi vật thể tiêu biểu hàng đầu của nghệ thuật. Giữa mùa xuân và thi ca có mối tương hợp như một bản hòa âm đẹp mang ý nghĩa sâu sắc trong văn chương nghệ thuật. Họa trung hữu thi (Tranh đẹp như thơ) hay Thi trung hữu họa (Thơ hay như tranh vẽ). Việt Nam là đất nước anh hùng. Trải qua bao mùa xuân khói lửa, nhân dân đã sớm trải qua những cuộc đấu tranh anh dũng và đã chiến thắng vẻ vang kẻ thù xâm lược. Những dấu ấn lịch sử vàng son còn lưu lại trong văn chương tranh đấu rạng rỡ và những bản trường ca đánh giặc giữ nước hào hùng của dân tộc.  

Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trong cuộc kháng chiến gian khổ chống ngoại xâm, những lãnh tụ dân tộc và cán bộ chiến sĩ trước tiên đã nhìn mùa xuân với đôi mắt lạc quan yêu đời.

Là một nhà thơ lớn của dân tộc, do bận việc quốc sự đa đoan, Bác ít có dịp cầm bút sáng tác.

Nhà thơ Tố Hữu

Sau bại trận của thực dân dân Pháp với chiến thắng Điện Biên Phủ lừng địa cầu của quân dân ta, hiệp định Gèneve (1954 ) được ký kết nhưng Đường giải phóng mới đi một nửa/ Nửa mình còn trong lửa nước sôi (Tố Hữu). Trong khi miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, thì miền kẻ thù mới lại xuất hiện. Mỹ ngày càng tiếp sức hà hơi cho chế độ ăn theo khiến nhân dân miền Nam điêu đứng tóc tang vì đạn bom. Bác ăn không ngon cơm, ngủ không yên giấc, ngày đêm đau đáu lo lắng cho nhân dân cả hai miền, chỉ mong sao cho chiến tranh khốc liệt do đế quốc Mỹ gây ra sớm được chấm dứt. Trong khi đó, ở phương Nam, đồng bào, trí thức, văn nghệ sĩ cũng rầm rộ xuống đường, hô hào đuổi giặc, giết quân cướp nước: Con sẽ vót nhọn thơ thành chông/ Xuyên vào gan lũ giặc (Thưa mẹ, trái tim – Trần Quang Long) // Mỹ cút về đi! Viết trắng tường /Bải khóa, đình công, đỗ xuống đường/ (Trần Quang Long)// Quỷ đen quỷ trắng đùng đùng hiện ra/ Tanh hôi man rợ tràn nhà/ Hương trinh Trưng Triệu bây giờ còn đâu! (Trước mặt và trong hồn – Ngũ Lang) // Vòng tay đẹp, tay cùng tay năm chặt/ Lòng nối lòng, nung nấu lửa hăng say/ Thề quết tâm tiêu diệt lũ ngoại lai/ Đem ánh sáng thanh bình về đất mẹ (Vòng tay đẹp – Ngũ Lang). Những vần thơ hừng hực khí thế đấu tranh phải chăng đã tạo thành tiền đề cho những bài thơ vần thắng!

Trong không gian ngùn ngụt khói lửa chiến tranh ở cả hai miền, chủ tịch Hồ Chí Minh và văn nghệ sĩ vẫn tiếp tục sáng tác những bài bài thơ động viên tinh thần ở mọi tầng lớp quân dân. Tùy sức tùy hoàn cảnh, mỗi người, không phân biệt gái trai già trẻ, cả các em thiếu nhi, hãy cùng  nhau tham gia sự nghiệp đánh giặc giữ nước: Nhớ thương các cháu vô cùng/ mong sao mỗi cháu là một anh hùng thiếu nhi (Gửi các cháu miền Nam). Bác khen các cháu quân dân gái/ Đánh giặc Hoa Kỳ phải nát xương (Khen 11 cháu quân dân gái thành phố Huế)//Mừng miền Nam rực ỡ chiến công…/ Mừng miền Bắc chiến đấu anh hùng/ Giặc Mỹ leo thang ngày càng thua nặng/  Chống Mỹ cứu nước ta nhất định thắng (Thơ mừng xuân 1966).

Từ năm 1967,  đế quốc Mỹ vẫn gián tiếp leo thang chiến tranh ở nước ta. Liên tiếp, cứ mỗi lần xuân đến, Bác Hồ đều có lời thơ mừng xuân chúc Tết cho đồng bào với lòng kỳ vọng nhân dân ta sẽ chiến thắng giặc Mỹ: Chống Mỹ hai miền đều đánh giỏi/ Tin mừng thắng trận nở như hoa (Mừng xuân 1967)// Xuân này hơn hẵn mấy xuân qua/ Thắng trận tin vui khắp nước nhà/ Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ/ Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta (Mừng xuân 1968). Năm 1968 cũng là năm chủ tịch Hồ Chí Minh vừa qua 78 mùa xuân quá xa tuổi xưa nay hiếm nhưng Bác vẫn lạc quan không quên việc trọng đại của nước nhà, đồng bào và thế hệ ngày mai: Kháng chiến dân ta đang thắng lớn/ Tiến bước ta cùng con em ta (Không đề – 5/1968).

Kế thừa trực tiếp hoặc gián tiếp tinh thần đấu tranh chiến thắng giặc ngoại xâm trong thi ca và văn chương ở tiền nhân anh hùng  không chỉ có ở: Lý Thường Kiệt (Nam quốc sơn hà), Trần Hưng Đạo (Hịch tướng sĩ), Nguyễn Trãi (Bình Ngô đại cáo), Hồ Chí Minh (Nhật Ký trong tù, Thơ Hồ Chí Minh…)  Ta còn tìm gặp ở tác phẩm của nhiều cán bộ lãnh đạo, văn nghệ sĩ cách mạng, trí thức và sinhviên học sinh tiến bộ trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Nhà thơ Viễn Phương

Tác giả bài tụng ca lãnh tụ nổi tiếng “Viếng lăng Bác” đã phất cao vần thơ chiến thắng trong lời hẹn ước lứa đôi được đoàn tụ giữa mùa xuân chiến thắng tại thành phố quê nhà sau những năm dài xa cách giữa anh chiến sĩ giải phóng quân và người em gái ở quê nhà: Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ ánh sao vàng/ Anh đến tìm em… (Nhớ may áo cưới)/ Tiếng súng vừa im cử hành lễ cưới/ Giữa mùa xuân chiến thắng của quê mình (Đám cưới giữa mùa xuân – Viễn Phương). Phải chăng đây cũng là biểu trưng của lời hẹn ngùn ngụt khí thế đấu tranh của anh chiến sĩ đường Trường sơn huyền thoại và nữ chiến sĩ Trường Sơn về một mùa xuân chiến thắng trong ngày hội lớn non sông hùng tráng âm vang giai điệu ca khúc khải hoàn: Gặp em trên cao lộng gió/ Rừng lạ ào ào lá đỏ/ Em đứng bên đường như quê hương/ Vai áo bạc quàng súng trường/ Đòan quân đi vội vã/ Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa/  Chào em, em gái tiền  phương/ Hẹn gặp nhau nhé giữa Sài Gòn (Lá đỏ – Nguyễn Đình Thi).

Nhà thơ Nguyễn Đình Thi

Trong hòa bình, những vần thắng trong thi ca đã hóa thân thành những câu thơ ca ngợi thành tựu rực rỡ của nhân dân trong xây dựng quê hương, để bồi đấp lại những đổ nát tiêu điều do chiến tranh thực dân đế quốc  tàn ác gây nên. Hoặc thực hiện thêm những công trình, cầu đường, nhà máy để tái thiết lại nước nhà sau chiến tranh. Những bài thơ rực lửa lao động, nồng ấm mồ hôi ca ngợi thành quả đỉnh cao của công nhân viên chức ở thành thị nông thôn và công nhân thợ thuyền nơi rừng sâu, biển cả cũng mang tính chiến thắng trong thi ca. Huy Cận với Cô gái Hưng Yên đi mở nang Tây Bắc Chế Lan Viên (Tiếng hát con tàu), Tố Hữu (Mùa thu mới), Hữu Thỉnh, Nguyễn Quang Thiều, Lương Ngọc An, Phùng Hiệu…

Ta còn nhớ lại, tháng 3 năm 1968, sau cuộc Tổng Công kích năm Mậu Thân, một năm ngày vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc đi xa, trong tình hình chiến tranh khốc liệt của quê hương, như một linh cảm, chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1969) đã xúc động sáng tác bài thơ Không đề với vần “thắng”: Đã lâu không làm bài thơ nào/ Nay lại thử làm xem ra sao/ Lục khắp giấy tờ vần chửa thấy/ Bỗng nghe vần “thắng”vút lên cao. Đọc lại bài thơ Bác làm cách nay đã hơn 60 năm, ta không sao tránh khỏi ngậm ngùi trước tấm lòng yêu nước thương dân bao la như trời biển của vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc. Bài thơ tứ tuyệt kết tinh bằng bút pháp điêu luyện, mang mang sương khói Đường thi, thể hiện một tâm hồn lớn của vị cha già dân tộc đúng như một nhà thơ cách mạng lớn Tố Hữu đã ca ngợi: Bác ơi, tim Bác mênh mông thế/ Ôm cả non sông mọi kiếp người (Bác ơi! – Tố Hữu). Một năm sau, khi đất nước còn chưa thống nhất, Bác Hồ tử giã nhân dân và tổ quốc, đi về với thế giới người hiến Mac – Lênin sau khi không quên gửi lời chúc xuân chiến sĩ, đồng bào cùng với tấm lòng kỳ vọng đất nước, nhân  ba miền được hưởng một mùa xuân sum họp: Tiến lên! / Chiến sĩ đồng bào!/ Bắc Nam sum ọp xuân nào vui hơn (Mừng xuân 1969).

Đón chào không khí ấm áp một mùa xuân mới thanh bình hạnh phúc đang rạng rỡ thăng hoa, Nhớ lời di chúc của lãnh tụ, ta nguyện học tập và làm theo Bác trong chiến đấu và xây dựng.  Nhân dân ba miền quyết giữ lòng trong sáng với một niềm tin bất biến cùng nhau bảo vệ biền đảo quê hương và ra sức lao động để xây dựng quê hương với tinh thần nội dung những bài thơ vần thắng.

Đón xuân Tân Sửu. 2021

N.T