Nói đến sự tiếp xúc giữa phương Đông và phương Tây; người ta thường nói đến sự đụng độ giữa các nền văn minh, hoặc dẫn ra câu nói của nhà văn Anh R.Kipling – người được giải Noben văn học năm 1907: “Phương Đông là phương Đông, phương Tây là phương Tây và hai bên sẽ chẳng bao giờ gặp nhau”. Thật ra xuất xứ của câu nói trên là câu đầu của khổ thơ trong bài thơ “Khúc ca Đông – Tây” được sáng tác năm 1889.
Câu thơ trên chỉ là ước lệ. Vấn đề lớn mà muốn nói là sự gặp gỡ, thân thiện giữa các nền văn hóa, ảnh hưởng và bổ sung cho nhau. Lại nữa, nêu học tập, tiếp nhận của Người thì cũng có sự chọn lọc các giá trị phù hợp với truyền thống, tình cảm, tính cách của Ta, không sao chép, không đánh mất bản sắc, cốt cách của mình. Nghĩ như vậy, chí ít là trong lĩnh vực văn hóa, chúng ta đã đến sát biên giới của toàn cầu hóa.
Phương Đông và phương Tây
Nói khác nhau không có nghĩa là tuyệt đối hóa, cực đoan hóa, thậm chí không bao giờ gặp nhau hoặc chống lại nhau. Trái lại, trong quá trình phát triển lịch sử văn hóa cả hai bán câu đều nhìn thấy nhau, bởi có cái này có cái kia, học tập lẫn nhau. Ví dụ: lâu nay chúng ta vẫn nghĩ phương Đông cái gì cũng phải học tập phương Tây, một phần là do “phương thức sản xuất châu Á”, phần còn lại là những nên văn minh, Án Độ, Trung Hoa… nhưng không đáng kể vì ít phát huy tác dụng, vì thiếu những phát minh tầm quốc tế. Trên thực tế khoa học kỹ thuật phương Tây mới phát triển kỷ XVIII, còn ở Trung Quốc và Án Độ toán học đã đạt tới trình phát triển cao như hệ thập phân, việc đánh số thứ tự, sử dụng không số, các cách giải phương trình đại số được sử dụng nhiều thập kỷ trước khi du nhập vào phương Tây. Theo nhà nghiên cứu lịch sử Joseph Needham (1990-1995) trong công trình đồ sộ: Khoa học và văn minh Trung Hoa, các ngành khoa học Trung Quốc trở thành trường nghiên cứu rât phong phú. Trong thiên văn học, người Trung Quốc đã thống kê danh mục hàng nghìn ngôi sao từ thế kỷ IV trước CN, trong thực vật học từ thế kỷ XVI có cuốn Đại dược thư của nhà bác học Li Shizhen, miêu tả những thuộc tính các loại cây và phân loại chúng. Trong địa chất khoáng học, địa lý họ sớm có nhiều thành tựu. Trong nông nghiệp là sự chế tạo lưỡi cày, yên cương, trong công nghiệp là máy bơm nước, máy hơi nước, trong y học là khoa châm cứu, dược học; chế tạo đồng hồ; nghệ thuật quân sự. Thế giới còn chịu ơn Trung Hoa về du nhập bánh lái, compa hàng hải, cột buồm cho các chuyến vượt biển.
Về mặt mỹ học và lý luận nghệ thuật, chúng ta thấy có sự khác nhau và ít nhiều có sự tương đồng. Từ thời cỗ đại, ở phương Đông các triết gia Lão giáo như Lão Tử, Trang Tử đã nêu một số quan niệm về cảm thụ và sáng tạo cái Đẹp trong các điều kiện tự nhiên và xã hội nhất định. Lão Tử cho rằng, cái Đẹp có thê nhận biết qua cảm tính cá nhân. Cái đẹp ở đây là của Đạo; Người cảm thụ và sáng tạo phải biết kiềm chế những dục vọng cá nhân, giải thoát những ức chế bản năng. Trang Tử thì lập luận đầy mâu thuẫn; vừa nhận thức cái Đẹp bằng cảm tính, vừa phủ nhận tính chân lý của nhận thức ấy, coi cái đẹp chỉ là chủ quan và tương đối,
Về phương diện này thì ở phương Tây được kiến giải có hệ thống hơn. Có thể khái quát thành bốn quan niệm cơ bản về lý luận nghệ thuật để giải quyết các vấn đề của sáng tạo và cảm thụ thẩm mỹ.
Loại thứ nhất coi sáng tạo và cảm thụ cái Đẹp; huyền bí gắn liền với Thần thánh. Ở đây không có tính người vì nghệ sĩ là người phát ngôn cho thần thánh…
Loại thứ hai cho các lĩnh vực pháp quyền, tâm lý, tôn giáo, tâm lý học, mỹ học thuộc lĩnh vực tinh thần tuyệt đối. Cảm thụ và sáng tạo thẩm mỹ có nguồn gốc từ ý niệm tuyệt đối được thể hiện bằng hình tượng. Từ đó coi nhu cầu sáng tạo nghệ thuật của con người là ý thức tư duy sáng tạo cho bản thân, và Năng lực cảm quan nghệ sĩ không chỉ là thuộc tính của từng nghệ sĩ, mà còn là của một dân tộc
Loại quan niệm thứ ba coi sáng tạo và cảm thụ cái Đẹp bằng sự thích thú vô tư, là sự thỏa mãn về tinh thần chứ không phải là lý trí, chủ yếu dựa vào năng khiếu và thị hiểu. Sáng tạo và cảm thụ thẩm mỹ bắt nguồn từ sinh lực dư thừa của con người. Freud tiến xa hơn, coi sự thỏa mãn tình dục, dục vọng là động lực của sáng tạo nghệ thuật, là những khoái cảm nông nhiệt lúc thăng hoa của vô thức và dục vọng (libido).
Loại quan niệm thứ tư giải thích sáng tạo và cảm thụ thâm mỹ là sự tái hiện những hình ảnh của thế giới khách quan trong ý thức chủ quan của con người. Mặc dầu cách biện giải của các cá nhân của trường phái này có nhiều cái khác nhau, ở cấp độ cao thấp khác nhau, nhưng tất cả đều bắt rễ từ cội nguồn nhãn quan duy vật chủ nghĩa…
Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, nhiều quan niệm về sáng tạo nghệ thuật đã bị thời đại vượt qua, nhưng cũng có nhiều ý tưởng có thể phù hợp với tư duy, tâm trạng, tình cảm của nhiều nghệ sĩ thời đại chúng ta, cho dù là những hệ thống triết – mỹ đó bắt nguồn từ phương Đông hay phương Tây, từ nền văn minh Hy-La hay nên văn minh cổ đại Ai Cập, Trung Hoa, Ấn Độ.
Sự gặp gỡ nhau giữa phương Đông và phương Tây là một sự thật lịch sử, có từ xa xưa. Chỉ riêng về nguồn lực con người, chúng ta cũng có thể dẫn ra những tổng kết khái quát của cỗ nhân. Nếu ở phương Đông có thiên, địa, nhân thì ở phương Tây có: con người, trí tuệ, đất (man, mind, land); nếu ở Việt Nam có phương châm chân – thiện – mỹ thì ở Nhật Bản có một mô hình hình trụ mà đỉnh là “đức”, đoạn giữa là kinh tế, đáy là thẩm mỹ v.v… Do đặc điểm của thời đại, đặc biệt là do thành tựu các ngành: công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, kinh tế trí thức, công nghệ vật liệu v.v… đang đi vào mọi lĩnh vực đời sống, nền văn học, nghệ thuật nước ta phát triển theo phương châm: dân tộc, khoa học, đại chúng, dân chủ, nhân văn. Hiện tượng đó cũng xảy ra với hầu hết các nước. Hàng ngày, hàng giờ, các sản phẩm văn học, nghệ thuật vừa tốt, vừa phế phẩm, độc hại như những đợt sóng ùa vào thị trường văn hóa các dân tộc. Bây giờ không thể chỉ “đóng cửa”, chỉ sợ “gió độc” trào vào. Toàn cầu hóa vừa là cơ hội, vừa là thách thức. Cơ hội là học tập cái hay, cái đẹp của bên ngoài. Thách thức là tâm lý sùng ngoại, phục ngoại, sao chép của ngoại, làm mất bản chất, bản tính dân tộc. Đây là một cuộc đấu tranh, cạnh tranh triền miền giữa ý thức, hành vi bảo vệ bản sắc dân tộc với những dòng đục, yếu tố phi đạo lý, phi nhân tính, không phù hợp với tâm lý, thị hiếu, phong tục. trình độ mặt bằng dân trí của dân tộc ta, nhân dân ta.
Các triết thuyết phương Tây – Tiếp biến có chọn lọc
Trên các diễn đàn học thuật và trên các cơ quan thông tin đại chúng ở phương Tây, có lẽ chưa bao giờ người ta bàn nhiều đến văn hóa chỉnh trị như những thập kỷ gần đây; dân chủ, nhân quyên, đa nguyên, đa đảng, nhà nước pháp quyền, văn hóa đảng, chủ nghĩa quan liêu, bệnh tham nhũng v.v… Cuốn sách: Bệnh quan trường – định luật Packinson của nhà sử học. nhà văn Anh đã kịch liệt phê phán bệnh quan liêu của bộ máy hành chính Anh đây rẫy mâu thuần lôi kéo, gạt bỏ nhau, hiệu suất thấp, cồng kềnh người nhiều hơn việc, không có trách nhiệm cá nhân. Thực tiễn dân chủ tư sản mấy trăm năm qua không phải dở tất cả. Quyền lực bị kiềm chế bởi nhiều cơ chế nên ít sinh ra tham nhũng lớn. Trong tam giác vàng quyền lực: bạo lực, của cải và trí thức, thì trí thức được coi là tri quyển tức là văn hóa, chỉ phối mạnh mẽ các thành tố khác. Sự ra đời và phát triển của nền kinh tế tri thức là hệ quả của dự báo trên. Đây là luận đề cấp tiến trong thời đại hậu công nghiệp, kể cả ở nước ta.
Từ những năm 50, 60, 70 (của thế kỷ XX) văn hóa đại chúng (Culture de massc) là hiện tượng phức tạp xuất hiện tại các nước tư bản chủ nghĩa. Ban đầu là những sản phâm thuần túy giải trí như một thứ ống kính vạn hoa, dần dần chúng có khả năng lý tưởng hóa các điều luật và đạo lý tư bản chủ nghĩa, tuyên truyền chủ nghĩa thực dụng, sùng bái sex, suy tôn bạo lực và những bản năng sinh lý với mục đích chèn ép tính tích cực xã hội, làm mờ lý tưởng của con người, nhất là tầng lớp trẻ, nhẹ dạ cả tin.
Các nhà khoa học nồi tiếng phê phán gay gắt văn hóa đại chúng coi đó là sản phẩm cơ bản của việc nguyên thủy văn hóa thẩm mỹ văn hóa phương Tây, biến nó thành loại “văn hóa tiêu dùng”; Teodor Adorno, nhà xã hội học Tây Đức gọi nó là “công nghiệp văn hóa” thiếu tính nhân văn. Còn nhà xã hội học người Anh R.Hoggart chia văn hóa đại chúng thành văn hóa “chết” và văn hóa “sống”. Văn hóa “chết” mang tính chất thương mại, coi thường nhu cầu đa dạng của cá nhân, mang tính chất quy phạm và phản nhân văn. Chúng ta hiểu rằng ở phương Tây, văn hóa, đạo lý, chủ nghĩa nhân văn, sự khoan dung cũng góp phần cứu rỗi loài người, văn hóa thoát khỏi nhiều thảm họa: bóng ma chiến tranh sắc tộc, chủ nghĩa phát xít mới, những tệ nạn xã hội trở thành quốc nạn, các băng nhóm buôn lậu vũ khí, ma túy v.v…
Chủ nghĩa hiện sinh có ba quan điểm về lý luận văn học đều lấy con người làm trung tâm. Bản chất văn hóa là gì? Và tại sao phải viết 3 bản chất của văn học là bản chất tự do; nhà văn không thể là nhà tư tưởng của giai cấp tư sản, bởi chủ nghĩa vụ lợi của giai cấp này đang nô lệ hóa nhà văn. Nhà văn cầm bút là biểu thị quyền tự do, phải luôn nói không với chế độ tư bản. Chủ nghĩa hiện sinh đã sáng tạo nhiều lý thuyết phi lý tính: kịch phi lý, kịch kinh dị là những ví dụ. Những nhà văn hiện sinh không hoàn toàn từ chối miêu tả những sự kiện xã hội (chiến tranh thế giới và chủ nghĩa phát xít, cuộc kháng chiến của nhân dân Pháp v.v….) nhưng chủ yếu họ miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật, những cảm giác khó chịu mà Jean Paul Sartre gọi là trạng thái “chóng mặt”, “buôn nôn”, “lo âu”, “dao động” trước hiện thực cuộc sống mà dường như đối với họ là xa lạ và vô nghĩa. Yếu tố huyền thoại trong văn học hiện sinh có mặt tích cực. Ý kiến của R.Garaudy giúp chúng ta hiểu thêm khái niệm này với tư cách là biểu tượng nghệ thuật. Ông viết: huyền thoại là hệ thống tín hiệu thứ ba của con người (theo Pavlốp hệ thống tín hiệu thứ nhất được tạo nên bởi những kích thích giác quan; tín hiệu thứ hai là ngôn ngữ). Huyền thoại không chỉ là khái niệm có quan hệ với tồn tại, mà còn là hiện tượng mời gọi hành động, là một phiến diện, một sự thiếu hụt, một chỗ trống mà chúng ta cần bù đắp. Cái bất cập của nhà văn hiện sinh là tuyệt đối hóa ý nghĩa của huyền thoại, từ đó, họ hạ thấp văn học hiện thực chứ không phải vì họ sử dụng huyền thoại. Thi pháp của các nhà văn thường là đa dụng, đa diện, trong đó có việc sử dụng hiện tượng huyền thoại như là một phương tiện có sức truyền cảm mạnh: những giấc mơ, những hoài niệm, biện pháp đồng hiện, yếu tố phi lý tính v.v… Chính Sartre là người đã có ý tưởng tiếp nhận vấn đề tha hóa xã hội của Mác. Ý tưởng này rất có lợi cho ta, hay khi nghiên cứu vấn đề tha hóa quyền lực và tha hóa lao động đang diễn ra ở nước ta.
Phán tâm học của Freud và sự phát triển văn hóa được nhận thấy qua sự luận bản của những người chủ trì học thuyết về nhân cách, về tôn giáo và về nghệ thuật. Nói đến nhân cách con người là nói đến đạo đức. Freud thường kinh ngạc trước sự mất cân bằng giữa xã hội và đạo đức cá nhân. Cái trước là động lực cưỡng chế “của xã hội, còn cái sau là động lực chính đáng. Hoạt động tinh thần, trí tuệ, thẩm mỹ v.v… không thể nào bù đắp hoàn toàn nỗi thất vọng, những đau khổ của con người. Để giải tỏa sự dồn nén về tinh thần của con người, xã hội cần thiết lập những đường dây cảm xúc ngày càng bền chặt, tạo dựng sự đoàn kết, lòng yêu thương độ lượng mà con người hằng mơ ước. Tôn giáo đem lại cho con người những gì? Đoàn kết những cá nhân trong cộng đồng thông qua những sợi dây tâm lý – tình cảm bị dồn nén và tìm cách thoát khỏi nguồn năng lượng này trong các nghỉ lễ tôn giáo; trả lại cho con người sự bất lực và tâm lý bất an trước vũ trụ bao la bằng sự hứa hẹn một cuộc đời hạnh phúc và sung sướng hơn ở kiếp sau, ở thiên đàng. Thăng hoa nghệ thuật là con đường giải tỏa độc đáo. Freud cho rằng, nói cho cùng, nghệ thuật là sự thỏa mãn những dục vọng bản năng của nghệ sĩ bằng những biện pháp trừu tượng. Trong xã hội những dục vọng về danh lợi, vật chất và tinh thần của nghệ sĩ thường là vô giới hạn. Không thỏa mãn được trong thực tế, nghệ sĩ tìm đến chân trời tưởng tượng. Nghệ thuật giống giấc mơ ở những khoảnh khắc vô thức; nhưng khác giấc mơ là ở chỗ: giấc mơ là phi xã hội, còn nghệ thuật làm cho mọi người đồng cảm và thỏa mãn những ham muốn vô thức như nghệ sĩ.
Ở phương Tây, chủ nghĩa cá nhân (individualisme) thường được tôn vinh là giá trị văn hóa cao nhất. Ở đây con người là một nhân vị. Vấn đề trọng tâm đặt ra là thân phận con người trong xã hội. là việc xóa bỏ mọi tha hóa trong hoạt động con người, là khả năng phát triển của con người như một nhân vị, tức là vị thế người trong mọi lĩnh vực đời sống. Chủ nghĩa cá nhân có bề dày lịch sử của nó. Ở Pháp triết học và quyền tự nhiên là lời kêu gọi giải phóng con người qua những trang viết về pháp quyền của Volter, Montesqieu, Rousseau. Trong cuộc đấu tranh chống chế phong kiến, chống thần quyền, giai cấp tư sản ra đời đòi hỏi giải phóng cá nhân đề tự do hành động, xác lập quyền sở hữu tư nhân. Tư duy chính trị từ khi chủ nghĩa cá nhân ra đời đến nay là đấu tranh song đề: Cuộc đối thoại giữa nhà nước và cá nhân, xã hội và con người. Ở Mỹ, chủ nghĩa cá nhân, tín điều của Kinh thánh và ý thức công dân là ba ngọn nguồn tạo nên văn hóa Mỹ. Về sau chủ nghĩa cá nhân Mỹ biến thành chủ nghĩa thực dụng và chủ nghĩa vụ lợi. Điều mà chúng ta quan tâm khi khảo sát chủ nghĩa cá nhân với tư cách là giá trị văn hóa chính trị ở chỗ: Tất cả các trào lưu triết học phương Tây đều gặp nhau ở một điểm hẹn: Đó là con người là đối tượng chủ yếu của triết học với những giá trị con người (Valeur humaine), trong đó quyền tự do xã hội và quyền con người là những hằng số cao nhất. Về một khía cạnh nào đó chủ nghĩa cá nhân có những mặt tích cực, có thê chiêm nghiệm được trong phát triển bởi hai quyền trên là hai sản phẩm văn hóa của xã hội phương Tây dẫn đến triết học nhân bản.
Theo Văn Nghệ