Tản văn của Hà Tuyết Giảo: Ban công nhỏ bé & Tiếng Sài Gòn dễ thương

580

Hà Tuyết Giảo (He Xuejiao) là người Trung Quốc đã học tiếng Việt 8 năm, tốt nghiệp đại học Trường Đại học Dân tộc Quảng Tây với chuyên ngành tiếng Việt, hiện đang theo học chương trình nghiên cứu sinh Trường Đại học Xã hội và Nhăn văn Thành phố Hồ Chí Minh.

Hà Tuyết Giảo đã sang sống, học tập tại Thành phố Hồ Chí Minh gần 2 năm và đang bắt đầu viết tản văn bằng tiếng Việt, ước mơ xuất bản một quyển sách bằng tiếng Việt, với hy vọng giúp độc giả người Việt biết được rằng có nhiều người nước ngoài đang quan tâm tới đất nước, con người Việt Nam.

Những tản văn đầu tiên Hà Tuyết Giảo vừa viết xong đã gửi tới Vanvn.vn mong muốn được đăng tải, chia sẻ để làm cầu nối với bạn đọc Việt Nam. Xin trân trọng giới thiệu 2 tản văn thú vị của cây bút trẻ người Trung Quốc yêu tiếng Việt và văn hóa Việt Nam.

Ban công nhỏ bé của tôi

Tôi có một ban công nhỏ bé với chiều dài và chiều ngang khoảng 0.5m. Ban công nhỏ bé này tuy chỉ với diện tích nhỏ đến vậy nhưng là nơi thiêng liêng của tôi. Tháng 3 năm 2022, tôi tốt nghiệp ở bên Nhật, xin việc làm vào một công ty Nhật tại Thành phố Hồ Chí Minh Việt Nam.

Trước khi sang Việt nam, tôi đã nhờ đồng nghiệp trong công ty tìm phòng giúp tôi. Lúc ấy sếp tôi hỏi: “Em muốn tìm một phòng như thế nào, có điều kiện gì?” Tôi vẫn nhớ điều kiện đầu tiền xuất hiện trong đầu là phòng đấy chắc chắn phải có ban công. Sếp tôi lại nhắc rằng: “ Em có biết nấu ăn không, có cần nấu ăn không? Con gái sống một mình cần nhất là phòng nấu ăn chứ? ” Tôi trả lời : “ Có một ban công là được, những thứ còn lại em có thể tự sắp xếp.” Sau khi tôi đến Thành phố Hồ Chí Minh, câu hỏi đầu tiên của sếp là : “Tôi không hiểu tại sao em nhất thiết phải có một ban công chứ không phải là phòng bếp?” Sếp tôi mỉm cười nói “ Em thật sự là một con gái rất đặc biệt, rất khó hiểu.”. Tôi cười hì hì và đáp: “Thôi, thôi, dù sao mọi người đã giúp em tìm được một phòng với một ban công bé tý nhé.”

Đến với Thành phố Hồ Chí Minh, xách vali vào phòng, nhìn thẳng vào thấy ban công nhỏ bé của tôi. Tôi cười tươi cảm ơn sếp và mọi người đã tìm được một phòng thật tuyệt vời. Chắc mọi người cũng có câu hỏi thắc mắc như sếp tôi, tại vì tôi nhất thiết cần một ban công? Như mọi người thường nói đôi mắt là cửa sổ tâm hồn của con người. Ban công cũng như đôi mắt cửa sổ tâm hồn của một toà nhà, của một gia đình.

Ban công nhỏ bé của tôi đa chức năng. Tại vì phòng tôi như phòng khách sạn mini nên trong phòng không có chỗ nấu ăn. Cô chủ nhà có đưa cho tôi một một bếp điện mini,cho nên có khi tôi nấu ăn ở ban công này. Bình thường tôi cũng phơi quần áo ở ban công. Tôi cũng trồng mấy chậu cây hoa ở ban công. Lúc tôi nấu ăn ở ban công thì cần thu xếp quần áo và một hai chậu cây hoa chuyễn sang chỗ khác. Nhiều lúc tôi sẽ vừa nấu ăn ở ban công vừa gọi điện bố mẹ ở Trung Quốc và chị gái đang sinh sống làm việc tại Đức. Bố mẹ và chị gái thường cười nói đùa: “ Ban công nhỏ bé nhà em đa chức năng, nhiều công dụng quá, vừa là vườn hoa xinh xắn, vừa là phòng bếp nấu ăn, vừa là chỗ phơi quần áo… ”,  Tôi cười tươi nói: “ Đương nhiên rồi, ban công nhỏ bé này là một nơi tuyệt vời luôn.”

Có lúc tôi đang nấu ăn ở ban công, một cô gái xinh đẹp người Nhật ở ban công lầu trên nhà bạn ấy nói: “ Giảo chan, hôm nay nấu gì mà thơm thế?’’ Đôi khi bạn tôi sẽ đứng trước cổng gọi tôi, tôi sẽ chạy qua ban công xã giao mấy câu. Có khi tôi rảnh sẽ ngồi chung với chậu cây, chậu hoa và thiền 30 phút, tạm quên đi tất cả buồn sầu, phiền phức của cuộc sống, chỉ đến với những cảm xúc chính bản thân mình.

Có khi tôi sẽ đứng ở ban công quan sát cuộc sống hằng ngày của người dân Sài Gòn xung quanh đó. 6 giờ sáng là thời điểm mọi người bắt đầu hoạt động cuộc sống hằng ngày. Ba mẹ đưa con đi học, người lớn chuẩn bị đi làm, ông bà ở nhà nói chuyện với nhau. Ban tối, đám nhỏ đi học về, ba mẹ đi về làm, ông bà ở nhà đã chuẩn sẵn đồ ăn. Cả nhà cùng nhau ăn tối kết thúc một ngày làm việc vất vả. Từ ban công nhỏ bé, tôi thường chứng kiến được một bức tranh sinh hoạt hằng ngày của người Việt. Có khi cũng nghe thấy hàng xóm cãi nhau, tôi và cô gái Nhật trên lầu thường ra ban công xem hàng xóm đang cãi gì. Đây mới là cuộc sống lúc vui lúc buồn, lúc hân hoan tụm họp , lúc chửi cãi lẫn nhau, nhưng tình thương yêu dành cho nhau chưa bao giờ phai nhạt.

Về bề ngoài ban công nhỏ bé của tôi là một nơi đa chức năng mang tính công dụng. Về bên trong ban công nhỏ bé của tôi là một nơi để tôi ở lại với chính bản thân mình. Cũng là một nơi giao lưu với hàng xóm xung quanh, cũng là một ống kính để hiểu thêm cuộc sống người Việt Nam. Hy vọng mọi người đều có một ban công nhỏ bé để được một chút bình yên trong tâm hồn và được nhiều giây phút quay trở lai chính bản thân mình.

Tiếng Sài Gòn sao mà dễ thương ghê ấy

Dạo này vài người bạn đến thăm tôi, thường hỏi tôi mấy câu hỏi như: “Vì sao em chọn thành phố Sài Gòn làm việc, chứ không phải những thành phố khác ở Việt Nam hoặc những nước khác?”; “Em cảm thấy giọng miền Nam tiếng Việt khó hiểu không?”;“Thời tiết miền Nam nóng như thế, làm sao em chịu nổi nhỉ?”…

Thực ra tôi đã tự hỏi mình không biết bao nhiều lần nhưng vẫn chưa tìm được đáp án ưng ý.

Dạo này, mỗi khi có người hỏi tôi, tôi bèn đưa tạm một kết luận là vạn sự tùy duyên. Nhưng sâu trong cảm nhận của tôi, chắc tôi có duyên với Sài Gòn thật. Hôm nay, tôi muốn kể cho mọi người, Sài Gòn trong mắt tôi là một thành phố như thế nào. Nhiều người bạn, có các sinh viên người Nhật đã hỏi tôi: “Giọng miền Nam tiếng Việt khó hiểu đúng không?” Tôi cảm thấy mọi người vốn đã xác định giọng miền Nam tiếng Việt khó từ ban đầu rồi. Nếu đã xác định một việc khó ngay từ đầu, làm việc đấy sẽ cảm thấy khó hơn gấp bội. Tôi thì lại thấy giọng miền Nam nhẹ nhàng, êm dịu, như một giai điệu uyển chuyển, ngọt ngào, tuy trong đó có một số từ vựng khác xa với tiếng miền Bắc. Điều này khiến tôi lại càng hứng thú với sự phong phú của tiếng Việt.

Tôi vẫn nhớ ngày tôi mới đặt chân đến Sài Gòn vào cuối tháng 4 năm ngoái, mọi người nói từ “xài”, tôi nghe thấy hơi kỳ lạ, nhưng sau khi tiếp xúc mấy lần cũng có thể đoán ra từ “xài” tương ứng với từ “dùng” trong tiếng Việt của người miền Bắc.

Nếu nói đến sự khác biệt lớn về từ vựng giữa giọng miền Nam và miền Bắc, không thể nói nhắc đến “dạ” và “vâng”. Người miền Bắc thường dùng “vâng”, trong khi người miền Nam thường dùng “dạ”. Tôi lại là người tiếp xúc và học giọng miền Bắc đã 8 năm nên đã vô ý thức nói “vâng”. Đồng nghiệp người Việt nói đùa rằng “vâng” nghe cứng nhắc, thử chuyển sang nói dạ cho nhẹ nhàng. Ban đầu tôi cũng khá là cứng đầu vì không chịu nói giọng miền Nam, nhưng vài tháng sau làm việc và sinh sống tại Sài Gòn, tôi cảm thấy mình cần thích nghi với giọng nói và văn hóa miền Nam. Tôi bắt đầu nói từ “dạ” theo giọng miền Nam, ban đầu đồng nghiệp người Việt cười khoái trí lắm, âm điệu vẫn lơ lớ hơi hướng giọng Bắc. Đồng nghiệp người Việt dần dần huấn luyện tôi nói “dạ” theo giọng miền Nam.

Hiện giờ tôi đã nói được dạ theo giọng miền Nam. Cũng như huấn luyện từ “????????̣” theo kiểu miền Nam, dần dần tôi có thể nghe hiểu giọng miền Nam và có thể bắt chước được giọng nói của họ. Tôi cảm thấy không nên xác định giọng nói miền Nam khó hiểu từ ban đầu, nên suy nghĩ đang tiếp xúc một thứ mới mẻ, dần dần thích nghi và hài hòa với điều đó. Tôi tin rằng, vào một ngày không xa, tôi sẽ thành thục giọng miền Nam cực kỳ dịu dàng và ngọt ngào.

HÀ TUYẾT GIẢO/VANVN