Thao thiết lời ru – Thơ Lương Sơn

391

Nhà thơ Lương Sơn

 

Minh triết trong những áng thơ Chế Lan Viên

Từ suy ngẫm về cuộc đời: “Đường về thu trước xa xăm lắm,

“Mà kẻ đi về chỉ mình tôi”

 

Ông đã viết những thi phẩm bừng lên: “Ánh sáng và phù sa”

Ông cuốn chúng ta vào “Hoa ngày thường chim báo bão”

Minh triết đến độ thăng hoa – đất cũng hóa tâm hồn.

 

Một mình ta với tiếng dương cầm

Ôi âm nhạc… chao ôi là âm nhạc

Không cánh mà bay… thánh thót dương cầm.

 

Ngoài phố xa… ánh đèn mờ cuồng nhiệt, xô bồ, huyên náo

Ta mơ về nơi bình yên, dưới giàn hoa… ánh trăng

Có những ai nghe tiếng dương cầm trong đêm thu?

 

Không còn ở trong nhau… khoảng cách cứ xa vời 

Anh đánh vật với đất đai mùa màng quanh năm tất bật

Em thì mải phấn son, trưng diện, đua đòi.

 

Bỏ quên lời tỏ tình nguyện ước sắt son

Say tình mới, em coi anh như người đàn ông đã cũ

Tỉnh ngộ ra có ăn năn thì đã mất anh rồi.

 

Có lẽ nào anh quên nhớ em!

Là khi phía trời xa, bóng chiều dần tắt

Em trở về ngôi nhà nhỏ ven đồi.

 

Chiều đã tắt rồi… lẻ loi… em nhớ anh quay quắt

Có người bảo em “Anh đã đi về nơi xa lắc”

Bóng chiều cũng biết thương em – mà anh lại quên em sao?

 

Xin cho sóng lòng tôi về lại tuổi thơ

Để tôi được nghe sóng vỗ rì rào bên bờ cỏ và hoa

Để tôi lại được nghe điệu dân ca về dòng sông xanh biếc.

 

Để không bao giờ tôi phải ngẩn ngơ nuối tiếc

Sông vì người mà người vô cảm với đời sông

Chợt nhớ câu thơ Tế Hanh “Tôi giơ tay ôm nước vào lòng”.

 

 Gió vẫn thổi trên cánh đồng.

Từ thuở người ta yêu hát bài ca ngợi ca cây lúa

Cha ta đi cày, vai áo bạc đẫm mồ hôi ngày nắng lửa.

 

Mẹ ta đi cấy chiều mưa, đêm về thao thiết lời ru

Hạt gạo nuôi con… đất và người không nghỉ

Hương lúa quê nhà thơm ngát mênh mông.

 

Những tác phẩm nằm im trong thư viện.

Nhiều bạn đọc thân quen, hơn mười năm chưa một lần trở lại

Kiệt tác Nguyễn Du, Puskin, Tagor, Levtoltoi để trong tủ trong hòm

 

Ông thủ thư già hơn hai mươi năm ăn ngủ cùng trang sách

Nay đã về hưu… chân chậm, mắt mờ

Chỉ lơ mơ thấy lũ trẻ chơi game cười cợt ngẩn ngơ.

L.S