Tiếng Việt đồng tông

613

Nguyễn Tấn Thành

(Vanchuongphuongnam.vn) – Người Việt Nam có lòng tự trọng và tinh thần học hỏi, chắc chắn ai cũng ước mơ sao mình hiểu đúng, nói và viết hay tiếng mẹ đẻ. Không giống như ngôn ngữ của nhiều nước phương Tây có nguồn gốc từ mẫu tự La-Tin, cấu trúc mỗi từ theo dạng đa âm (một từ khi đọc hay nói phát ra nhiều âm), tiếng Việt được phần đông chúng ta từ trước tới nay đinh ninh thuộc loại đơn âm hay độc âm nên không bao giờ có tiếng đồng tông như tiếng Anh, Pháp, Đức, Ý…

Qua quá trình dạy Văn và Ngoại ngữ cho sinh viên, học sinh, tôi tình cờ phát hiện thú vị ra một số tiếng Việt đồng tông mà ít ai có cơ hội lưu ý đến. Tôi xin nêu lên một trường hợp để các bạn yêu tiếng Việt đọc chơi.

Ví dụ: tiếng MIỆNG chẳng hạn, là từ xuất xứ của rất nhiều tiếng khác mà ý nghĩa na ná với từ gốc Miệng.

Tiếng MIỆNG rất giàu đồng tông độc âm với những chữ bắt đầu bằng mẫu tự M (mờ) như sau:

1) Đồng tông của tiếng Miệng thuộc danh từ :

– Nói chung cả miệng và môi, gọi là MỒM

– Miệng nói chuyện không mấy đứng đắn, gọi là MỒM

Ví dụ: Im mồm đi!

– Cái lỗ mồm để uống nước, đưa đồ ăn vào đôi lúc cũng để thở, gọi là MIỆNG

Ví dụ: Miệng nói tay làm.

– Cái vành trên và dưới mồm, vêu thịt ra, gọi là MÔI

Ví dụ: Môi hở răng lạnh

– Hai bên khóe miệng, gọi là MÉP

– Cái mồm nhọn hoắt, gọi là MỎ

– Cái miệng bằng tháng, gọi là MÕM

– Thức ăn tha trong mõ hay mõm của loài thú hay điểu, gọi là MỒI

2) Đồng tông của tiếng Miệng thuộc động từ:

– Miệng há ra để nói chuyện, gọi là MỞ MIỆNG

– Ngậm miệng lại chim bỉm. ra vẻ không vừa ý, gọi là MÍM

– Miệng cười chỉ nhích môi, gọi là MỈM

– Miệng cười chế giễu, nhạo báng, gọi là MỈA

– Miệng tuôn ra những tiếng hằn hộc giận dữ, gọi là MẮNG

– Miệng nói để cho nhiều người cùng biết, gọi lá MÁCH

– Miệng bảo lịch sự, nghiêm túc để cùng ăn hay làm việc gì, gọi là MỜI

– Miệng nhai cơm đút cho trẻ con mới sinh ra chưa biết nhai ăn, gọi là MỚM

– Miệng ngậm đồ ăn mà nút chùn chụt, gọi là MÚT

– Miệng nôn vọt đồ ăn ra lênh làng, gọi là MỬA

– Miệng nói khôn ngoan đôi khi đanh đá, gọi là MÔI MIẾNG

– Miệng nói chuyện dựng vợ gả chồng cho trai gái, gọi là MAI MỐI

– Miệng khẽ rung động, sắp chuẩn bị nói điều gì, gọi là MẤP MÁY

– Miệng con nít nhỏ sắp khóc, gọi là MẾU

– Miệng lưỡi nói hay điều chưa chắc hoàn toàn đúng, gọi là MÔI MÉP…

– Miệng nói không rõ lời trong giấc mơ, gọi là MỚ

– Miệng mắng chửi thậm tệ người khác trong cơn giận dữ, gọi là MIỆT THỊ

3) Đồng tông của tiếng Miệng thuộc tính từ:

– Miệng người cao tuổi, không còn răng hay răng tự nhiên mọc thụt sâu vào bên trong,

gọi là MÓM

– Miệng mất thăng bằng như khi bị tai biến mạch máu não, gọi là MÉO

– Cái miệng méo trong lúc nước mắt muốn tuôn ra, sắp khóc gọi là MẾU

4) Đồng tông của tiếng Miệng thuộc mạo từ:

– Một mẩu nhỏ vật dụng hoặc thức ăn có thể đưa lọt vào miệng, gọi là MIẾNG

Ví dụ: Miếng cơm manh áo

Thế nhưng vẫn chưa ngộ nghĩnh bằng những tiếng đồng tông với những chữ mà phần vần cuối (gồm toàn nguyên âm) thuộc đồng âm như vần ÁI.

Ví dụ những chữ chỉ giống cái (female/ féminin)

– Cái giống mà loài sinh vật đực đều sủng ái, gọi là CÁI

Ví dụ: Bò cái

– Giống cái thuộc loài người, gọi là GÁI

Ví dụ: Khoan khoan ngồi đó chớ ra/Nàng là phận gái, ta là phận trai (Lục Vân Tiên)

– Giống cái thuộc lông vũ (như con chim), gọi là MÁI

Ví dụ: Gà mái/ Trống mái (truyện của Khái Hưng)

– Giống cái thuộc loài thú, gọi là NÁI

Ví dụ: Heo (lợn) nái

– Giống cái thuộc loài người mà tính hay lấn lướt, cắm sừng trên đầu giống đực hoặc lê gân trịch thượng một cách mất dạy với người đáng cha chú, làm điều kỳ cục không giống ai, gọi là QUÁI

Ví dụ: nữ quái, nữ kê tác quái /gà mái đá gà cồ

Cũng có khi để chỉ những hạng người có tài tiểu xảo xuất chúng, khó ai bì kịp cũng được gọi là Quái

Ví dụ: Quái kiệt Trần Văn Trạch, ca sĩ kiêm nhạc sĩ tác giả nhiều bản nhạc vui mang tính khôi hài. Nghệ sĩ Trần Văn Trạch đặc nổi bật trước hết với mái tóc dài vốn là bào đệ của GS.TS Trần Văn Khê ở xứ Dừa.

N.T.T