Tiểu thuyết Gương mặt loài Homo Sapiens của Trần Như Luận (chương 32, 33,34)

389

 

 Chương 32

 Trong những ngày theo học tại Trường V.U. Amsterdam, cũng như qua những lần tiếp xúc với đủ hạng người, từ những người cùng khu phố đã khá thân thiết cho tới những người buôn bán lẻ ở khu chợ thân quen, tôi có nhiều cơ hội biết rõ hơn về tình hình Hà Lan.

Bọn chiếm đóng đã thẳng tay thực hiện chính sách Arbeitseinsatz, cưỡng bức lao động hà khắc và dã man. Mọi người từ 18 tới 45 tuổi đều bị đưa vào các khu lao động. Tại đó, họ phải làm việc quần quật mà không được trả lương. Sử dụng số nhân công đông đảo ấy, bọn Đức Quốc Xã ráo riết xây dựng 10 phi trường quân sự để chuẩn bị không kích Anh, đồng thời phá hủy 20 nghìn nhà dân để thiết lập bức tường Đại Tây Dương chạy dài theo bờ biển châu Âu. Dưới áp lực của một tay Đức Quốc Xã người Áo cực kỳ gian ác là Arthur Seyss-Inquart, bộ máy hành chính và cảnh sát tại Hà Lan đã cấu kết nhau thực hiện vô số cuộc đàn áp đẫm máu và bắt bớ man rợ.

Song song với điều đó, số người Hà Lan ôm chân giặc đông không kể xiết. Hằng khối đàn ông và phụ nữ, đặc biệt là những người rành tiếng Đức tự nguyện tham gia vào bộ máy cai trị và lực lượng quân sự của Đức. Nhóm thành viên của tổ chức Henneicke đã xung phong đi bắt người Do Thái giúp cho bọn Đức ít ra là khoảng 9  nghìn người.

Đức Quốc Xã tiếp tục bức hại người Do Thái. Chúng thành lập Hội đồng Do Thái, đứng đầu là một tay tiến sĩ Do Thái khốn kiếp tên là David Cohen. Chúng buộc tất cả người Do Thái đã thực thà khai báo, mỗi lần ra đường đều phải mang huy hiệu sao vàng gọi là huy hiệu David để chúng dễ kiểm soát. Tính ra, trong số 140 nghìn người Do Thái tại Hà Lan, sau nhiều loạt bị giam cầm và giết hại, rốt cuộc chỉ còn chưa tới 38 nghìn người sống sót. Số người Do Thái lần lượt bị giết bằng hơi ngạt trong các trại tập trung lên đến 102 nghìn người.

Về sau, khi có dịp đối chiếu với số người Do Thái bị sát hại tại các nước khác, tôi giật bắn người. Tại Pháp, tỷ lệ người Do Thái sống sót là 75%. Tại Bỉ, tỷ lệ ấy là 60%. Trong khi tại Hà Lan, tỷ lệ sống sót chỉ có 27%.

Một buổi sáng quang đãng. Tôi nhớ rõ hôm đó thứ Hai, ngày 6 tháng Bảy 1942. Lúc tôi đang trò chuyện với vợ chồng bà Miep Gies thì một đoàn khách lặng lẽ bước vào. Thật ra, gọi đó là khách e không đúng, vì người dẫn đầu là chú Otto Frank nào có xa lạ gì đâu. Chú là người của công ty Opekta chuyên sản xuất và buôn bán thực phẩm chế biến. Văn phòng công ty đặt tại ba tầng lầu nhà bà Miep. Đoàn người mới đến gồm cô Edith (vợ chú) và hai cô con gái là Margot 15 tuổi, Anne 13 tuổi.

Tôi không nhớ hôm ấy Margot ăn mặc thế nào. Chỉ nhớ rằng Anne mặc áo đầm màu xanh nước biển, tay nâng niu một cuốn sổ tay. Ánh mắt trong sáng, hồn nhiên và đôi hàng mi cong dài đen mượt của nàng khiến tôi vô cùng xao xuyến.

Những ngày kế tiếp, tôi thường hồi tưởng tới sắc đẹp thánh thiện và vẻ trẻ trung, đáng mến của nàng. Rồi một chuyện tình cờ xảy ra. Một buổi sáng Chúa nhật, tôi đang thoát y để tắm; trong lúc chốc chốc mở vòi sen, phả những tia nước mát lên người, tôi đột nhiên phát hiện có tiếng ai đó đang rục rịch ngay ở phía sau bức vách gỗ ngăn cách giữa nhà tôi và nhà bà Miep. Qua cái khe rất nhỏ, tôi tò mò ghé mắt nhìn sang. Thần linh ơi! Tôi hoàn toàn sửng sốt khi trông thấy trong một lớp ánh sáng lờ mờ, Anne đang tắm lõa thể. Nàng uốn mình ngẩng mặt lên nhìn những tia nước, vô tình để lộ một thân hình nõn nà, da dẻ tươi tắn với những đường cong gợi cảm. Tôi lật đật lau mình rất lặng lẽ, rồi âm thầm khép cửa bước ra; nhưng bao vẻ đẹp gợi tình mãnh liệt ấy ám vào tâm trí tôi suốt nhiều ngày không dứt.

Sáng sớm thứ Bảy tuần kế tiếp, tôi hăng hái bước sang nhà bà Miep. Bà nở nụ cười, sấn đến:

– Po! Hôm nay trông cậu khác quá! Tôi có cảm tưởng cậu mới bước ra từ một câu chuyện cổ tích!

Tôi không biết trả lời sao, đành nhe răng ra cười.

Ông Jan, chồng bà Miep cũng lại gần:

– Lâu nay cậu giấu nghề hơi kỹ đấy! Xem nào! Máy ảnh hiệu Leica của Đức cơ à?

– Dạ, máy cũ rồi – tôi khẽ đáp. Nó chỉ cho hình đen trắng thôi; nhưng khi rửa ra bạn bè cháu ai cũng thích.

Ông bà hớn hở yêu cầu tôi chụp hình. Tôi nhớ hôm đó mình đã chụp cho đôi vợ chồng tới chín mười tấm. Mấy ngày sau, rửa ra, may sao ảnh nào cũng đẹp.

Bà Miep say sưa ngắm từng bức ảnh rồi trầm trồ, còn tôi thì tiu nghỉu. Trước đó, tôi nảy ra ý định đem máy ảnh sang để tìm cơ hội chụp cho Anne và Margot; thế nhưng, những tấm ảnh tôi có trong tay rốt cuộc chỉ toàn là ảnh vợ chồng bà Miep.

Chương 33

Trước khi lên đường sang Guinée theo kế hoạch, Lumumba tiếp tục ở lại thủ đô Accra trong hai tuần để quan sát tình hình Ghana và làm quen vài chính khách. Điều ấn tượng nhất là anh có dịp trò chuyện riêng với ông Po Martin, học giả chỉ ngoài bốn mươi tuổi, nhưng tóc bạc phơ.

Cả hai đến ngồi đối diện nơi quán nước vắng vẻ tại bãi biển La Pleasure. Ông Po Martin ăn mặc giản đơn, phong thái rất nhàn nhã. Lumumba có cảm tưởng như đối với ông, trên đời này không có chuyện gì phải vội hết, mà cũng chẳng có điều gì đáng lo nghĩ hết.

Thời gian gần đây, Lumumba đã từng đọc một số ấn phẩm nổi tiếng của sử gia này; đáng nhớ hơn cả là cuốn Chuyên luận về sự không song hành giữa văn minh hàng hóa và đạo đức xã hội, cuốn Tiến trình phi thực dân hóa theo phương thức không bạo lực và cuốn Tố cáo tội ác của một số tổ chức tình báo giai đoạn 1947-1957.

Hôm nay, anh muốn biết về đời tư của ông, nhưng hơi ngại. Cuối cùng, anh nêu vài câu hỏi liên quan tới thời cuộc.

– Dạ thưa… Anh nhận xét ra sao về những phát biểu của tôi trong hội nghị?

Ông Po Martin chỉ nhìn, không đáp. Anh lại hỏi:

– Theo anh, liệu cách mạng Công Gô bao lâu nữa sẽ đi đến thắng lợi cuối cùng?

Anh nhận thấy dường như đôi mắt ông Po Martin vẫn ưa nhìn ngắm một nơi nào xa hun hút; biển, chẳng lẽ trong mắt ông toàn là biển sao? Hay ông đang ngắm bãi cát vàng chạy dài gần như bất tận kia?

Phải chờ tới lúc Lumumba hỏi thêm đôi câu nữa, ông mới thật sự bắt đầu buổi chuyện trò.

– Công việc của cậu hiện nay rất quan trọng, nên tiềm ẩn lắm nguy hiểm – ông chậm rãi nói. Nhưng tôi muốn hỏi, theo cậu, ai là kẻ thù thật sự của dân tộc Công Gô?

– Thì người Bỉ chứ còn ai nữa! – Lumumba nhanh nhẩu đáp.

– Cậu cho rằng tất cả người Bỉ đến Công Gô đều là đối địch cả sao?

– Ồ, tôi chợt hiểu! Cảm ơn sự gợi ý thẳng thắn của anh. Rất đông người Bỉ đến Công Gô không phải để bóc lột, cũng chẳng gây thù chuốc oán với ai. Chẳng hạn ông Van Bilsen, cố vấn tổ chức ABAKO, ông Loliki, cố vấn MNC và 25 nhà khoa học đang làm việc ở Viện nghiên cứu khoa học vùng Trung Phi. Tôi cũng muốn tính thêm vào đó các vị linh mục, các mục sư, các bà soeur, các thầy cô giáo và các bác sĩ Bỉ. Hẳn nhiên họ không phải là thù địch!

Gương mặt Lumumba sáng lên khi anh chợt nghĩ ra những điều như thế. Anh thật sự biết ơn ông Po Martin đã kịp thời đặt lại vấn đề để anh xác định kẻ thù.

– Tôi muốn hỏi, nếu tìm hiểu cho kỹ thì cứ một trăm vị giám đốc các công ty và đồn điền Bỉ, chừng bao nhiêu vị thường xuyên biết lo cho đời sống công nhân?

– Dạ, rất ít. Số còn lại, trên 90% là những kẻ bóc lột công nhân tận xương tủy. Họ không đoái hoài chi tới đời sống của những người nai lưng ra làm việc quần quật vì họ.

Lumumba nói tới đó, sắc mặt trở nên đanh thép.

– Xưa nay có bao giờ cậu nghĩ, công chúng không hề phân biệt được rạch ròi như cậu vừa mới nghĩ ra không? Giả dụ những chiếc xẻng của đám thợ mỏ đập lên đầu ông Loliki hoặc ông Van Bilsen thì cậu nghĩ sao?

– Thưa anh, quả thật tôi chưa bao giờ nghĩ tới những điều tệ hại đó. Với những gợi ý quý giá của anh, tôi sẽ ra sức giáo dục chu đáo để những người làm cách mạng biết rõ những gì nên làm, những gì nên tránh.

– Ý định đó thật tốt! Nên tự mình trau dồi khả năng phán đoán với một thái độ hết sức tỉnh táo. Có bao giờ cậu nghĩ, vì tư thù tư oán, hoặc vì một nguyên cớ ngẫu nhiên nào đó, một người Bỉ tốt bụng cũng có thể bị ghi oan vào danh sách những kẻ ác ôn?

– Dạ, tôi sẽ hết sức thận trọng trong quá trình tuyển chọn và đề bạt các cộng sự. Tôi sẽ hướng dẫn họ nâng tầm nhận thức và gìn giữ kỷ cương.

– Đúng vậy! Cậu nên có nguyệt san nội bộ để giáo dục quần chúng; đồng thời nên dành ra nhiều thời gian để dẫn dắt mọi người đi đúng hướng – khẽ nhấc ly nước lên uống, ông Po Martin nói tiếp. Mà Patrice ạ, loài homo sapiens chúng ta có một khuyết tật đáng trách là khi hùng hổ lao vào cuộc chiến thường mất hết sáng suốt. Ra trận, những kẻ cầm vũ khí trong tay hay có xu hướng lạm sát. Bằng chứng là họ thường nói với nhau, thanh toán đối phương là cách nhanh nhất để loại trừ khả năng bị đối phương sát hại. Vả lại, cấp chỉ huy khó lòng buộc đám binh sĩ ngưng ngay hành vi giết người nếu trước đó trong lòng họ đã dấy lên ý định đó. Vì vậy, tôi khuyên cậu nhất nhất đi theo con đường của Thánh Gandhi: tuyệt đối không sử dụng vũ lực. Những kẻ cuồng bạo thường chết bạo tàn, Patrice ạ.

Lumumba tỏ ra hết sức đăm chiêu. Anh cũng có ý định đấu tranh ôn hòa, nhưng không biết trên thực tế có thể giữ được như vậy chăng. Lòng oán hận chất ngất của các cậu thanh niên nông nổi khiến anh rất lo ngại. Rồi đây, khi nam nữ thanh niên tham gia phong trào ngày càng đông, liệu anh có kiểm soát nổi hành vi của họ không.

– Vì lý do nhân đạo – vị sử gia xuống giọng – cậu nên thành lập một nhóm trí thức gồm cả người Công Gô và người Bỉ vận động các ông chủ tư sản đi theo con đường lương thiện. Hãy ra sức làm cho họ đối xử công bằng hơn và có thiện chí hơn đối với công nhân; đó là một trong những cách thêm bạn bớt thù. Kẻ thù của dân tộc cậu càng ít càng tốt.

– Này Patrice! – khá đột ngột, ông thân mật hỏi. Mai sau, khi phong trào của cậu thành công, cậu định làm gì?

– Dạ, đương nhiên tôi sẽ đứng ra gánh vác trách nhiệm lãnh đạo đất nước. Tôi muốn đem hết khả năng, thực lực của mình để phát triển Công Gô thành một quốc gia độc lập, hùng mạnh.

Ông Po Martin không đồng tình với cách chọn phương hướng tương lai như thế. Ông nói, khi phong trào đấu tranh đã thắng lợi, đề nghị Lumumba nên rút lui.

Nhà cách mạng trẻ gần như bị sốc khi nghe vị học giả nói tới điều kỳ lạ đó. Anh cứ ngớ người ra không biết nói sao.

Hai tuần sau, Lumumba về nhà gặp vợ con, vậy mà những lời lẽ khác người và những ý tưởng khó lòng chấp nhận được của vị sử gia lỗi lạc ấy vẫn bám vào tâm trí anh. Nằm bên Pauline, nhưng tâm tư anh cứ để tận đâu đâu. Anh nhớ rõ nhất là những câu ví von đầy triết lý của ông Po Martin bên bãi biển khi sắp chia tay: “Này Patrice ạ, ở nhiều nơi tại Ghana này, nếu ai lỡ chạm tay vào chiếc ghế bằng vàng ròng tượng trưng cho uy quyền của ông tù trưởng, kẻ ấy chỉ có cách duy nhất là lấy chính máu mình rửa sạch vết nhơ đã tạo ra nơi ngai vị ấy. Chính vì vậy, mọi người đừng bao giờ đụng đến chiếc ghế oan nghiệt đó! Theo lẽ tự nhiên, người có trí tuệ lớn không nhất thiết phải là chủ soái. Sông biển mênh mông sở dĩ làm vua các hang thẳm bởi vì chúng ở chỗ thấp.”

Lúc nói thế, thấy Patrice dường như chưa thấu hiểu bao nhiêu, ông Po Martin nhẹ nhàng căn dặn: “Cậu nên nhớ: Nằm ở chỗ thấp thường có hậu vận tốt. Khi được việc, nên lui thân. Càng cố bộc lộ tài năng và khí phách, càng lắm kẻ thù. Đứng sau công chúng mới có được cả công chúng.”

Chị Pauline lo lắng cầm tay anh. Chị ôm sát anh vào người, tròn mắt hỏi:

– Anh ơi! Hôm nay trông anh có vẻ ưu tư quá!

– Ồ, bà xã, anh không sao mà – Patrice Lumumba giật mình, trả lời chị như thế rồi ôm riết vợ vào lòng.

Bỗng cô bé Julienne trong chiếc đầm xoè in đầy hoa bướm te te chạy vào:

– Ba! … Ba hôn con nữa nè!

 

Chương 34

Trong kỳ nghỉ phép thường niên 1959, Billy Smith quay về Los Angeles thăm cha. Ba ngày sau, gã có mặt tại Bang Virginia, làng Langley.

Trời lạnh cóng. Tuyết rơi gần như suốt ngày đêm. Từ căn nhà gỗ mái trắng vách nâu ẩn hiện đằng sau những lùm cây tuyết phủ trắng xóa, Linda chạy ra sân, dang tay đón gã. Sau những nụ hôn nồng nhiệt đầy nhục dục, cô cứ một mực ôm chặt lấy đôi bàn tay lạnh ngắt của gã cho tới khi ấm hẳn.

Trưa, rồi cả tối hôm đó, gã sĩ quan tình báo bốn mươi mốt tuổi và cô nàng độc thân xinh đẹp ôm nhau làm tình rồi ngủ say như chết. Sáng ra, khi cả hai thức giấc đã gần tám giờ. Không ăn uống gì, Billy đắm đuối ôm hôn người yêu, rồi vội vã lái xe sang trụ sở Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA).

Gã hồi hộp gõ cửa phòng giám đốc. Hồi hộp cũng phải, vì kể từ khi ngài lên nhậm chức vào năm 1953 tới nay, gã chỉ mới biết ngài qua giọng nói trong điện thoại.

Cửa mở ra. Trước mặt Billy là ông Allen Dulles chừng sáu lăm tuổi, mặc áo dạ đen, sắc mặt có phần lãnh cảm.

– Dạ, xin chào sếp – Billy cất tiếng thưa trong lúc khứu giác gã không bỏ qua mùi xì-gà thơm thơm lan tỏa khắp phòng.

– Được, mời anh ngồi.

Hai người ngồi xuống cạnh chiếc bàn làm việc.

– Lâu nay tôi biết anh qua ảnh và các bản tường trình của anh về châu Phi – ông Dulles chậm rãi nói. Tôi đánh giá cao về kết quả làm việc của anh.

– Dạ, xin cảm ơn sếp – Billy vừa nói vừa ngước lên nhìn chớp nhoáng bức họa chân dung ông Eisenhower nằm trên cao, ngay phía sau chỗ ngồi của vị giám đốc.

– Tôi cho rằng dự án Sanchez có khả năng không hoàn tất theo phương án S1 mà phải chuyển sang phương án S2 rồi. Anh nghĩ ra điều đó chưa?

– Dạ, thưa sếp, không những nghĩ thế mà tôi còn đứng ra thực hiện bước 1 của phương án S2 nữa. Tuy nhiên, thằng con trai da đen tóc xoăn của tôi vẫn tiếp tục được đào tạo theo những mệnh lệnh trước đây của sếp.

– O.K. Hiện nay, diễn biến chính trị ở châu Phi ngày càng rối ren. Theo anh, chúng ta nên khai thác những gì có lợi nhất cho nước Mỹ trong tình hình ấy?

– Dạ, thưa sếp, về điều đó tôi đã có bản tường trình cụ thể cùng những kiến nghị trong văn bản. Có lẽ chỉ vài tiếng nữa, văn bản ấy đến tay sếp.

– O.K. Thế, anh nghĩ sao về Nkrumak, nguyên thủ của Ghana?

– Dạ, hắn là một người theo học thuyết Marx. Càng ngày hắn càng có xu hướng thân Liên Xô dù rằng bề ngoài luôn tỏ ra trung lập. Nkrumak từng sống và học tại Mỹ, sau đó học luật tại Anh rồi về nước năm 1947. Tôi không hiểu sao người Anh để mặc cho thằng cha khuynh tả ấy tha hồ làm mưa làm gió ở chính trường Ghana!

– Được! Anh tiếp tục tìm hiểu vấn đề đó rồi trình cho tôi. Thế…gần đây tại Công Gô, bọn MNC mạnh dần lên, anh có kiến nghị gì không?

– Dạ, Patrice Lumumba đang cố tạo uy tín. Vừa qua, trong hội nghị toàn Phi, gã công khai ủng hộ lập trường của Nkrumak. Nếu có thêm một số dấu hiệu chứng tỏ gã là “bản sao” của Nkrumak, tôi sẽ đề xuất một số giải pháp.

– Po Martin có hoạt động chính trị không?

– Dạ, không. Nhưng tôi đoán trong tương lai, ông ta sẽ là nhà văn hóa có tầm ảnh hưởng lớn.

Billy vừa nói tới đó thì chiếc đồng hồ quả lắc gióng lên mười tiếng. Lại có tiếng gõ cửa. Gã nhanh nhẹn chào tạm biệt vị giám đốc rồi lui ra.

Ông Dulles mời nhân viên kế tiếp bước vào. Đó là một phụ nữ tóc hoa râm, môi mỏng dính. Bà xếp đôi kiếng đen lại, để lộ đôi mắt cực kỳ sắc sảo.

– Tôi mời chị sang để hỏi chuyện – ông nói. Trong mấy tháng nay có tin đồn Hitler còn sống. Có người nói hắn xuất hiện ở một quán cà phê tại Los Angeles. Lại có người bảo hắn cải trang thành nghệ sĩ chơi đàn violin tại Winconsin. Tuần trước, tôi nghe một gã cựu chiến binh khẳng định hắn đã phẫu thuật tạo hình gương mặt, đang sống ung dung tại Miami. Mới hôm qua, sau giờ tan sở, tôi lại nghe tin đồn hắn đang ở Argentina. Nhận định của chị về vấn đề này thế nào?

– Thưa ngài giám đốc – người phụ nữ phụ trách những vấn đề châu Âu hơi nghiêm nghị nói. Tôi đã cho thuộc hạ truy lùng chứng cứ để xác minh, nhưng chỉ nhặt nhạnh được vài tấm ảnh do giới truyền thông có máu “lãng mạn nghề nghiệp” ngụy tạo ra. Năm 1943, Cơ quan Dịch vụ Chiến lược (OSS) đã thuê tiến sĩ Henry Murray, người được xem là bậc thầy ở Khoa tâm lý học lâm sàng Đại học Harvard cộng tác. Bản phân tích nhân cách Adolf Hitler dài tới 230 trang của ông ta nêu rằng hắn là một người bị tâm thần phân liệt. Hắn mắc chứng hoang tưởng, tự cho mình là thiên tài quân sự, là lãnh tụ thế giới. Khi hoàn cảnh càng rối, hắn càng có những phản ứng bệnh hoạn. Nhưng, theo tôi, có một điều khá chắc chắn là hắn dứt khoát không phải là kẻ đào tẩu ngay cả khi có ai đó cố thuyết phục hắn làm điều đó.

– Chị đã xem cuốn Adolf Hitler – kẻ thủ ác rồi trốn chạy đê hèn của ông Po Martin do nhà xuất bản Netherland ấn hành năm 1953 chưa?

– Dạ chưa. Sắp tới tôi sẽ cho nhân viên tìm mua và dịch cuốn đó.

  1. Tổng thống Mỹ từ tháng Một 1953 đến tháng Một 1961.
  2. Có người suy đoán đó là dự án mật dài hạn của CIA. Họ cho tình báo Mỹ lấy phụ nữ bản địa để sinh con.
  3. Khi con gần tới tuổi trưởng thành, họ cho du học tại Mỹ. Lúc cậu ta trở về nước, họ cố tạo cơ hội để cậu trở thành chính khách thân Mỹ nắm chính quyền.
  4. Tnày là viết tắt của “0 killed”, được quân đội Mỹ dùng trong chiến tranh lúc kiểm quân số, nghĩa là “không ai bị giết cả”. Sau thế chiến, nó dần dần mang nghĩa đơn giản là “Được”, tỏ vẻ đồng ý.