Tổng quan tình hình hoạt động của của Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh năm 2023

85

BÁO CÁO CỦA BAN CHẤP HÀNH HỘI NHÀ VĂN TP. HỒ CHÍ MINH
(Được trình bày tại Lễ Tổng kết công tác năm 2023, ngày 12 tháng 1 năm 2024)

Năm 2023, phát huy tinh thần làm việc vì sự đoàn kết và vươn lên trong sáng tác văn chương cũng như nỗ lực tạo dựng vị thế một hội nghề nghiệp có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội, với sự điều hành của Ban Chấp hành, Hội Nhà văn TP. HCM đã thực hiện được một chuỗi sự kiện, góp phần động viên, khích lệ tinh thần sáng tạo của hội viên và từng bước khẳng định vị thế của một hội nghề nghiệp với đặc thù riêng của mình.

Hội Nhà văn TP.HCM đã tích cực tổ chức nhiều hoạt động vừa mang ý nghĩa thúc đẩy sự sáng tạo vừa khơi dậy trách nhiệm, tình yêu của người cầm bút đối với cội nguồn dân tộc, đối với những đồng nghiệp có nhiều đóng góp cho văn học, cho cuộc đời, quan tâm tạo điều kiện cho khơi gợi ngọn lửa sáng tạo nơi các tác giả trẻ nhằm lắp dần vào khoảng trống mà nhiều nhà văn tên tuổi đã ra đi để lại.

I. NỘI DUNG CÔNG TÁC

Nổi bật và hiệu quả, tạo nên sự lan tỏa, từng bước khẳng định vị thế của một Hội nghề nghiệp có vị trí quan trong trong các loại hình nghệ thuật, là Hội nhà văn TP.HCM đã kết nối, phối hợp với nhiều đơn vị nghề nghiệp để cùng phối hợp tổ chức nhiều sự kiện văn chương, nhằm tôn vinh và tri ơn những nhà văn nhà thơ có những đóng góp xuất sắc cho văn học và nối kết với cá nhân, đơn vị ban ngành, địa phương thành phố  trong hoạt động sáng tạo của mình.

Website của Hội Nhà văn có lượng truy cập lớn (hơn 2 năm qua đã trên 9, 5 triệu lượt truy cập). Nhiều nhà văn, nhà thơ có tên tuổi thường xuyên cộng tác, xem đây là “ngôi nhà văn chương” quen thuộc được chọn lựa trong trên thế giới mạng vừa phong phú vừa xô bồ hiện nay.

Trang web đã thực hiện được gần 200 chân dung tác giả tác phẩm, đây là kỷ yếu điện tử (và không giới hạn chỉ là Hội viên Hội nhà văn TP.HCM) mà BBT tiếp tục thực hiện

Thực hiện hai chương trình phối hợp của Hội nhà văn Tp HCM và Đài TNND Tp HCM nhiều năm qua, tạo dấu ấn và lan tỏa khá sâu rộng trong công chúng:

– “Cửa sổ văn học” phát định kỳ mỗi tuần trên FM99.9Mhz. Một năm 52 số. Giới thiệu những cây bút văn xuôi, ghi nhận, phản ánh, thông tin tất cả những hoạt động của Hội Nhà văn như các cuộc thi, giới thiệu sách, tọa đàm, trại sáng tác…

 – “Thi ca điểm hẹn” phát cách tuần – một năm 26 số. Giới thiệu các nhà thơ, bình thơ trên sóng. Đặc biệt kênh youtube của “Thi ca điểm hẹn” có lượng theo dõi rất lớn.

– Cùng Tạp chí Văn nghệ TP.HCM phối hợp với Đại học quốc gia TP.HCM tổ chức lần thứ hai Cuộc thi “Hướng nghiệp văn chương” mang tên “Giải thưởng văn học Trẻ” đã tìm được những cây bút trẻ giàu nội lực sáng tạo; và đang phối hợp Trường Đại học Cửu Long tổ chức cuộc thi “Văn chương phương Nam” cho sinh viên học sinh toàn quốc

Sáng tác của hội viên

– Chiếm số lượng không nhỏ các tác phẩm được đăng tải trên những tờ báo văn chương và có đất dành cho văn chương là sáng tác của hội viên Hội nhà văn TP.HCM, các Hội viên hội nhà văn Việt Nam sinh sống tại TP.HCM, có thể kể một số tờ báo: Văn nghệ Trung ương, Tạp chí Văn nghệ quân đội nhân dân, Thời báo Văn học nghệ thuật, Tạp chí Văn nghệ Tp.HCM, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh thành phố Hồ Chí Minh…các web văn chương: Văn chương thành phố Hồ Chí Minh, Vanvn…

– Tác phẩm được in thành sách của hội viên cũng là con số không nhỏ. Một số tác phẩm xuất bản được độc giả chào đón nồng nhiệt, đặc biệt trong đó có nhiều sáng tác của tác giả trẻ.

– Năm qua một số hội viên ra mắt bạn đọc cùng lúc 3 quyển sách văn học như nhà thơ Triệu Kim Loan, nhà thơ Mai Hoa.

– Ngày Nam bộ kháng chiến 23/9/2023, Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức đêm nghệ thuật “Tình ca dâng cả bao người” nhân kỷ niệm 95 năm ngày sinh nhạc sĩ – anh hùng LLVT Hoàng Việt” (tác giả đoạt giải thưởng Hồ Chí Minh về Âm nhạc) tại Nhà hát Thành phố – Tác giả kịch bản văn học  của nhà văn Bích Ngân, đạo diễn Binh Hùng, đạo diễn Kịch nói, NSND Nguyễn Minh Ngọc; chỉ đạo nghệ thuật NSND Nguyễn Thị Thanh Thúy…

Biên soạn bộ sách 4 tập gần 3000 trang

– Nỗ lực tổ chức bản thảo và in ấn 4 quyển sách văn học được chương trình mục tiêu của Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam hổ trợ về kinh phí, hướng đến kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước, gồm tập truyện ký “Âm thanh và ký ức”, Tập truyện ngắn “Ngôi nhà rường bản Trăng”, Tập Lý luận phê bình “Đổi mới và tiếp nhận”, Tập thơ “Thành phố này tôi đến tôi yêu” với tác phẩm ở 4 thể loại, thơ, truyện ngắn, ký và lý luận phê bình của 400 tác giả.

– In và phát hành tuyển tập văn thơ “Cần Giờ – ngày nắng đẹp” với sự tham gia của 25 nhà văn, nhà thơ hội viên. Đây là tác phẩm có được sau chuyến thực tế sáng tác về Cần Giờ, vùng đất thiêng, lá phổi xanh của thành phố.

– Tái bản có bổ sung quyển sách “Nhà văn nói về nghề”, tập Lý luận phê bình Nhà văn nói về nghề – tác phẩm được đánh giá cao với những người theo đuổi và yêu nghề viết.

Công tác xét giải thưởng văn học

Với sự cầu thị, nghiêm túc, công tâm, Ban Chấp hành Hội Nhà văn đã tổ chức tốt công tác xét giải thưởng văn học, nhằm kích thích sự sáng tạo tác phẩm của hội viên:

– Phổ biến, đọc xét sơ khảo giải thưởng VHNT TP.HCM 05 năm lần thứ III (2018 – 2022), có 59 tác phẩm của 51 tác giả tham dự cuộc xét giải này.

– Phổ biến, đọc xét sơ khảo giải thưởng Sáng tạo TP. Hồ Chí Minh. Hai hội viên của Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh đã đạt giải C giải thưởng Sáng tạo gồm nhà văn Trình Quang Phú với tác phẩm “Ký sự xứ người” và nhà văn Lại Văn Long với bộ sách “Hồ sơ lửa” 6 quyển

– Công tác xét giải thưởng văn học hàng năm cũng nghiêm túc được thực hiện để tìm ra các tác giả được giải thưởng, tặng thưởng văn học, giải văn học trẻ, văn học dịch…

– Đọc và xét hỗ trợ 50 tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ gửi xin hỗ trợ sáng tác đợt 1 và 2 năm 2023.

– Trao giải cống hiến cho ba nhà thơ quá cố có đóng góp xuất sắc cho văn học: Nhà thơ Hải Như, nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm, nhà thơ Đỗ Nam Cao.

– Đặc biệt, giải thưởng văn học năm 2023, có thể nói là một năm thật sự khởi sắc khi có 4 giải thưởng chính thức của 4 hạng mục (giải văn học, giải văn học thiếu nhi, giải văn học trẻ, giải văn học dịch)

Quảng bá, giới thiệu tác phẩm, tọa đàm về nghề nghiệp

Bằng kinh phí xã hội hóa, Hội Nhà văn đã nỗ lực kết nối các tác giả, gia đình, các đơn vị cơ quan tổ chức ra mắt, giới thiệu sách, giới thiệu hàng chục tác giả, tác phẩm, thu hút đông đảo hội viên, độc giả tham dự. Nhiều buổi ra mắt sách kêu gọi, hỗ trợ công tác từ thiện và thiện nguyện của tác giả dành cho cộng đồng như:

– Phối hợp với Báo Giáo dục Thời đại tổ chức tưởng nhớ một năm nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm ra đi và trao tặng Giải Cống hiến (tháng 1/2023).

– Phối hợp với Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức buổi tưởng nhớ nhà văn Nguyễn Quốc Trung “Nhớ nhà văn Nguyễn Quốc Trung, cuộc đời và sự nghiệp” (tháng 9/2023) nhân ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học.

– Phối hợp với Tạp chí Văn hiến Việt Nam cùng gia đình nhà thơ Đỗ Nam Cao tổ chức tưởng nhớ nhà thơ Đỗ Nam Cao “Ký ức còn mãi” và ra mắt tạp di cảo thơ “Hỡi cô cắt cỏ” (tháng 10/2023), nhân 75 năm ngày sinh của nhà thơ Đỗ Nam Cao

– Phối hợp với gia đình nhà thơ Hải Như tổ chức buổi tọa đàm “Nhà thơ Hải Như 100 năm suy tư” (tháng 12/2023) nhân 100 năm ngày sinh của nhà thơ Hải Như.

– Phối hợp với Nhà xuất bản Sân khấu tổ chức tọa đàm giới thiệu tập kịch bản sân khấu “Cô Đào hát” của nhà văn Nguyễn Thị Minh Ngọc.

Hội Nhà văn thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm ra mắt sách của hội viên và cả tác phẩm của tác giả chưa phải là hội viên. Các buổi tọa đàm từng bước đi sâu vào chuyên môn và từng bước nâng cao tính chuyên nghiệp, có thể kể:

– Tọa đàm truyện ký và đời sống, ra mắt tập truyện ký Âm thanh và ký ức của Hội Nhà văn Thành phố thực hiện

– Giới thiệu sách Tôi được sống của tác giả Nguyễn Ngọc Hiến

– Giới thiệu sách “Niềm vui và nước mắt- Những năm tháng chiến đấu hào hùng trên chiến trường miền Đông” của Đại tá Vũ Thành Trung

– Ra mắt sách Giữa những vàng bay của nhà thơ Hương Thu. Nhân dịp ra mắt sách, nhà thơ Hương Thu phát hành tập thơ, thu về hơn 30 triệu để hoạt động từ thiện, nấu bữa ăn miễn phí cho bệnh nhân và thân nhân ở bệnh viện Ung bướu Thủ Đức.

– Sự kiện gặp gỡ giao lưu giữa nhà thơ Lê Thị Kim với đồng nghiệp và độc giả còn quyên góp và trao cho Quỹ Moto học bổng 20 triệu đồng.

– Tọa đàm ra mắt trường ca Từ hai phía mặt trời của nhà thơ Trúc Phương

– Tọa đàm ra mắt tuyển tập Quang Chuyền – Thơ và đời

–  Tọa đàm ra mắt tập thơ, văn Tia nắng mồ côi của Trần Hà Yên

– Tọa đàm ra mắt ba tác phẩm mới: Khát vọng xanh, đối thoại đêm, cảm nhận văn chương của nhà thơ Triệu Kim Loan

– Tọa đàm ra mắt tập thơ Em không thể nói lời từ biệt của Đào Phong Lan…

– Tọa đàm, ra mắt sách Muôn lời thiên nhiên của nhà thơ Ngọc Khương.

– Tọa đàm về thơ và đời nhà thơ Lê Thị Kim – Sâu thẳm tình đầy nhân ngày phụ nữ Việt Nam 20/10

–  Tọa đàm ra mắt tiểu thuyết mới Im lặng sống của nhà văn An Bình Minh

–  Tọa đàm ra mắt tập thơ Từ sông Nhuệ đến sông Sài Gòn của nhà thơ Nhuệ Giang nhân dịp sinh nhật lần thứ 85 của ông

Các cuộc tọa đàm, ra mắt sách nói trên thu hút từ 50 – 70 người mỗi cuộc.

Ngoài ra có các buổi ra mắt sách của nhà thơ Huệ Triệu với tập thơ Người về trong hương, nhà văn Thu Trân với tiểu thuyết Người đi tìm bóng núi do tác giả tổ chức tại không gian ấm cúng của quán cà phê nhạc.

Nhóm các nhà thơ Lê Minh Quốc, Lê Thị Kim, Trương Nam Hương, Lương Minh Cừ, Trương Nam Hương ra mắt tuyển tập Thơ tình tại Đường sách TP. Hồ Chí Minh; nhà văn Huỳnh Dũng Nhân ra mắt tập ký “40 năm đi, yêu và viết” nhân ngày nhà báo Việt Nam tại Hội Nhà báo; Nhà văn Gia Bảo ra mắt 2 tập truyện thiếu nhi “Soái ca mèo mái ngói” và “Nông trại hoa đậu biếc” tại Đường sách…

Tổ chức trại sáng tác, đi thực tế sáng tác và phối hợp với Hội văn học nghệ thuật nhiều tỉnh tổ chức tọa đàm nghề nghiệp

Với nguồn kinh phí được cấp hạn chế hàng năm, Hội đã linh hoạt tố chức trại viết thiếu nhi và trẻ tại Vũng Tàu, tổ chức tọa đàm “Chất liệu nào cho Văn học thiếu nhi hôm nay?” vào tháng 3/2023; trại viết ở Đà Lạt, tổ chức tọa đàm “Trí tuệ nhân tạo có thay thế được sáng tạo nhà văn” và chuyến đi thực tế về miền Tây với tọa đàm “Tiềm lực văn chương và người viết trẻ”, thu hút hơn 50 hội viên tham gia, mở rộng quan hệ kết nối với các hội chuyên ngành trong và ngoài thành phố…

Ban sáng tác tự tìm nguồn đi thực tế về các trưởng học ở các địa phương vùng sâu vùng xa, lắng nghe câu chuyện ước mơ, tặng 5 triệu tiền hỗ trợ cho các học sinh khó khăn, tặng sách cho nhà trường; thăm những bà mẹ Việt Nam Anh hùng ở huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước…

 Giao lưu quốc tế

– Chủ tịch Hội nhà văn TP.HCM cùng Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội văn Học nghệ thuật TP.HCM trong chuyến thăm và làm việc với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật thành phố Deagu Hàn Quốc và tham gia chuyến công tác cùng với lãnh đạo Hội nhà văn Việt Nam đến với đất nước Palestine theo lời mời của Nhà nước Palestine

– Tổ chức tọa đàm Gặp gỡ văn chương Việt – Hàn. Giao lưu các nhà văn Pyun Hye-Young với nhà thơ Lê Thiếu Nhơn và nhà văn Bùi Tiểu Quyên. Cuộc tọa đàm do Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh, Công ty sách Nhã Nam và Đại học Văn Lang phối hợp tổ chức với hơn 70 nhà văn, dịch giả, độc giả trẻ tham dự dự.

– Tổ chức giao lưu hội viên với nhà văn Trung Quốc Tạ Lăng Khiết (tác phẩm Song Nguy Thuyền). Cuộc tọa đàm do Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh, Công ty Văn hóa Chibooks phối hợp tổ chức, thu hút được hơn 50 nhà văn, dịch giả, độc giả trẻ tham dự.

Tổ chức những cuộc thi, vận động sáng tác về các đề tài mang sát với đời sống của thành phố

– Phối hợp Hội Nông dân Thành phố tổ chức thành công Cuộc thi viết về Tam nông. Gần 30 nhà văn sau khi tham gia chuyến thực tế ở Cần Giờ, Thủ Đức, Củ Chi đã có hàng chục tác phẩm dự thi. Nhà văn Nguyễn Vũ Quỳnh (giải nhất), Hoài Hương (giải nhì), nhà thơ Xuân Trường, nhà văn Nguyễn Minh Ngọc (giải ba) cuộc thi này.

Chăm sóc hội viên

– Hỗ trợ, tổ chức cho đoàn Nhà văn lão thành tham gia Hội nghị nhà văn lão thành Việt Nam diễn ra ở Hải Phòng. Đây là lực lượng nhà văn cao tuổi có nhiều đóng góp nhiều tác phẩm cho nền văn học Việt Nam

– Ban chấp hành chúc mừng và tặng hoa chúc mừng các hội viên ra mắt sách và các sự kiện liên quan đến việc thúc đẩy sự sáng tạo văn chương.

– Viếng, hoa viếng, phúng viên hội viên mất và thăm, hỗ trợ nhiều hội viên đau yếu

– Ban chấp hành và hội viên với nhiều hình thức, trực tiếp và vận động qua trang facebook cá nhân và in sách thơ và phát hành đã giúp nhà thơ Trần Đức Tín (gặp tai nạn giao thông, bị thương nặng phải điều trị thời gian dài) nhiều đợt, bằng nhiều cách, từ vận động trên trang facebook cá nhận, tổ chức in sách bán sách cho tác giả, với số tiền hỗ trợ tác giả trên dưới 100 triệu đồng

Tác giả tác phẩm đoạt giải thưởng

– Các hội viên Hội Nhà văn đạt giải thưởng trong năm qua: nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn đoạt giải thưởng Sách hay với tiểu thuyết “Linh ứng”: nhà văn Trình Quang Phú, Lại Văn Long đạt giải thưởng Sáng tạo TP.HCM. Nhà văn Nguyễn Vũ Quỳnh (giải nhất), Hoài Hương (giải nhì), nhà thơ Xuân Trường, nhà văn Nguyễn Minh Ngọc (giải ba) cuộc thi viết về đề tài Tam nông (Hội Nhà văn phối hợp Hội Nông dân Tổ chức). Nhà văn Trình Quang Phú (giải A), nhà văn Trầm Hương, Võ Thu Hương (giải C) giải thưởng sáng tác, quảng bá VHNT “Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Ban Tuyên giáo Trung ưng tổ chức. Tập truyện ký “Chữ tình còn lại” của nhà văn Trình Qunag Phú đoạt giải A, giải thưởng Văn học nghệ thuật “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Ban Tuyên giáo TP.HCM tổ chức; nhà văn Tống Phước Bảo đoạt giải nhì truyện ngắn do báo Lao động tổ chức; nhiều tác giả đoạt nhiều giải thưởng văn chương do nhiều tờ báo và tạp chí tổ chức.

– Nhiều nhà văn đoạt giải thưởng báo chí: Nhà thơ Bùi Phan Thảo, Lại Văn Long, Phương Huyền…

Các tập thể và cá nhân được Hội khen thưởng

* Tập thể:

– Tập thể Ban Hội viên

– Tập thể Ban Nhà văn nữ

– Tập thể Ban Sáng tác

– Văn phòng

– Ban Kiểm tra

 * Cá nhân:

– Nhà thơ Nguyên Hùng (Trưởng BBT website của Hội, Trưởng Ban công tác Câu lạc bộ Văn học)

– Nhà thơ Phạm Trung Tín (Phó Ban Hội viên)

– Nhà văn Lại Văn Long (Thành viên Hội đồng Văn xuôi)

– Nhà thơ Trần Mai Hường (Phó Ban Nhà văn nữ)

– Nhà thơ Lê Thiếu Nhơn (Trưởng Ban Nhà văn trẻ)

– Nhà văn Phương Huyền (Trưởng Ban Truyền thông)

– Chị Đinh Ngọc An Khuyên (Kế toán trưởng, Phó Chánh Văn phòng hội).

II. ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG TRONG NĂM 2023

– Hội nhà văn TP.HCM được sự quan tâm, tạo nhiều điều kiện thuận lợi của Thành ủy Tp.HCM, Ủy ban nhân dân Tp.HCM, Ban tuyên giáo Thành ủy, Sở Văn hóa và Thể Thao, Sở Tài chính, Sở Thông tin Truyền thông…Đồng thời, Hội luôn được sự hỗ trợ tích cực của Đảng đoàn, của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Tp, đã góp giúp cho các hoạt động của Hội Nhà văn TP đạt hiệu quả trong thời gian qua.

–  Lãnh đạo Hội và Ban chấp hành thực hiên tốt đường lối nghị quyết của Đảng, của nhà nước về sáng tạo văn học vì con người, vì cuộc sống vì một xã hội phát triển luôn coi giá trị nhân văn là nền tảng. Từ đó cũng đã góp phần gián tiếp thông qua các hoạt động sinh động của Hội hướng các sáng tác của Hội viên từng bước nâng cao chất lượng nghệ thuật.

–  Dù cá tính khác nhau, ít nhiều có độ chênh nhau về năng lực sáng tạo, năng lực cống hiến nhưng các thành viên Ban chấp hành có sự đoàn kết, nhất trí cao trong tviệc thực hiện các hoạt động thường xuyên, liên tục trong suốt năm qua. Nhiều thành viên Ban chấp hành đóng góp tích cực và hiệu quả cho các hoạt động chuyên môn của Hội.

– Trang web Hội chính thức nhận được kinh phí nhà nước cấp để hoạt động từ tháng 1/2022 là sự hỗ trợ kịp thời của Thành ủy, Ủy ban và cũng là sự kiên trì nỗ lực của lãnh đạo Hội, đến nay đã có hơn 9, 5 triệu lượt truy cập và tạo hiệu quả tác động tích cực cho hoạt động Hội, cho sáng tác của hội viên.

– Trang web, Văn phòng Hội, Ban công tác và Hội đồng chuyên môn đã có nhiều sáng kiến và đóng góp tích cực cho các hoạt động Hội.

– Các sự kiện của Hội nhà văn tạo được sự hưởng ứng tích cực của các cơ quan truyền thông. Nhiều cơ quan truyền thông luôn đồng hành tích cực với các hoạt động của Hội, tiêu biểu là VOH với Thi Ca điểm hẹn, Cửa sổ văn học, báo Sài Gòn Giải phóng, báo Nhân dân, báo Thanh niên, báo Tuổi trẻ, báo Người Lao động…

–  Hoạt động hiệu quả và lan tỏa nên cũng đã góp phần thu hút nhiều tác giả có uy tín văn chương và tác giả trẻ nhiều triển vọng văn chương gia nhập Hội năm 2023

– Hội viên hưởng ứng tích cực các hoạt động của Hội. Rất nhiều hội viên đam mê nghề nghiệp, nỗ lực và kiên trì sáng tác. Các tác phẩm của hội viên xuất hiện liên tục trên nhiều chuyên mục văn học nghệ thuật của báo viết, báo nói, báo mạng. Các sáng tác bám sát đời sống, phản ánh phần nào hiện thực đời sống. Nhiều đầu sách của Hội viên được ra mắt độc giả và được độc giả đón nhận.

– Từ các hoạt động hiệu quả của Hội, nhiều hội viên đã tích cực đồng hành cùng với Hội bằng cả tinh thần lẫn đóng góp vật chất giúp Hội có điều kiện hoạt động tốt hơn (góp vào quỹ thăm, viếng hội viên và buổi liên hoan cuối năm), như: nhà thơ Phạm Trung Tín, nhà văn Hoài Nam, nhà thơ Triệu Kim Loan, nhà văn Lại Văn Long, nhà thơ Phạm Như Vân, nhà thơ Nguyễn Vĩnh Bảo, Ngô Minh Oanh, nhà văn Phùng Quang Thuận, nhà thơ Nguyễn Minh Tơ, nhà thơ Bùi Đức Hiền, nhà thơ Lê Tất Sơn, nhà thơ Nguyễn Thị Sơn, nhà thơ Ngọc Vân…

– Kiện toàn nhân sự Ban văn học thiếu nhi với Trưởng ban là nhà thơ Trần Ngọc Khương và phó ban là: nhà văn Phương Huyền, nhà văn Trần Quốc Toàn và nhà văn Võ Thu Hương. Ban Hội viên, bổ sung một phó ban là nhà thơ Phạm Trung Tín.

Hạn chế:

Năm qua Ban chấp hành và Văn phòng Hội với nhiều hoạt động phong phú sôi nổi liên tục suốt năn và đảm trách một khối lượng công việc quá lớn, nên không thể không tránh được những sơ sót, thậm chí là sai sót về các thủ tục văn bản hành chính. Ban chấp hành, nhiều thành viên còn là công chức tại các cơ quan, nhiều thành viên bận nhiều việc cho đơn vị mình, cho cuộc sống gia đình nên không phải lúc nào cũng dành tâm sức cho hoạt động hội, nên thời gian dành cho các hoạt động hội còn hạn chế.

III. PHƯƠNG HƯỚNG, KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NĂM 2024

1. Phương hướng

Phát huy những thành quả đã đạt, nỗ lực làm tốt hơn mục tiêu hoạt động xuyên suốt của Hội nhà văn TP.HCM: Là Hội chính trị nghề nghiệp, tăng cường các hoạt động và hoạt động hiệu quả nhằm góp phần khích lệ hội viên, và cả những người chưa là hội viên sáng tác tác phẩm đậm chất văn chương, giàu giá trị nhân văn; chú trọng viết về cuộc sống, về đời sống đang nỗ lực vươn lên của Thành phô Hồ Chí Minh.

Hướng tới và ưu tiên thực hiện các hoạt động có chất lượng, tính chuyên môn nghề nghiệp nhằm từng bước làm cho sáng tác hội viên nâng cao về chất lượng nghệ thuật, hướng đến tính chuyên nghiệp trong sáng tạo.

Chú trọng công tác bồi dưỡng đội ngũ tác giả trẻ có tiềm năng văn chương. Tìm kiếm, phát hiện và chăm bồi đội ngũ viết trẻ còn là trách nhiệm của từng thành viên Ban chấp hành.

Quan tâm đặc biệt đến mảng văn học dịch và đội ngũ dịch giả, nhằm hướng tới việc giới thiệu những tác phẩm văn học hay, trước nhất là của tác giả sinh sống tại TP.HCM với thế giới.

Duy trì và phát triển trang web của Hội, chú trọng việc bổ sung tác giả tác phẩm vào chuyên mục “Thư viện tác giả”, đây là “Kỷ yếu di động” trên cơ sở này, sẽ là một thư viện điện tử tác giả tác phẩm không chỉ của TP.HCM.

 2. Kế hoạch chung cho cả năm

 – Thực hiện các hoạt động thường xuyên: Tố chức một chuyến đi thực tế sáng tác, mở hai trại sáng tác, hỗ trợ sáng tác cho tác giả có bản thảo đạt chất lượng văn chương, tổ chức tọa đàm về nghề, gặp gỡ giao lưu với nhà văn có thành quả sáng tác và nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp, tổ chức những buổi giới thiệu tác giả và tác phẩm mới, mở rộng hoạt động nối kết, liên kết với nhiều đơn vị, nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều địa phương, trung ương và quốc tế, nhằm từng bước nâng vị thế nhà văn và của Hội nhà văn đúng với vị trí của nó.

– Tập trung cao cho việc tổ chức ngày thơ Nguyên tiêu 2024, từng bước nâng quy mô chất lượng của Ngày thơ Việt Nam thành sự kiện văn hóa.

–  Tổ chức Hội nghị những người viết trẻ. Mời những tác tác giả trẻ có nội lực văn chương chưa phải là hội viên tham gia trại sáng tác trẻ do Hội tổ chức.

–  Tiếp tục liên kết chặt chặt chẽ với Đại học quốc gia Tp, HCM và Đại học Cửu Long tổ chức hiệu quả những cuộc thi văn chương dành cho sinh viên học sinh.

–  Tổ chức hai buổi tọa đàm về cuộc đời và sự nghiệp của hai nhà văn đoạt giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nhân 10 ngày mất, đó là, nhà văn Nguyễn Quang Sáng và nhà văn Anh Đức.

– Tổ chức buổi tọa đàm về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Trang Thế Hy nhân 100 năm ngày sinh của ông.

Theo vanchuongthanhphohochiminh.vn