Trần Xuân An bình tâm màu hoa huyên

774

09.10.2017-10:20

HOA VONG ƯU, 

ĐỔI MỚI VÀ ĐỔI MỚI

 

chiến tranh là biện chứng 

hoà bình màu hoa huyên

phủ định của phủ định 

quá khứ đào mai nguyên

 

trổ thêm nhánh Ý Hệ 

vươn về thời xa xôi 

nhìn chiến tranh cho thật 

vẫn trên thân cây tôi

 

trổ vươn cành Đổi Mới 

mọi chân trời xa xôi 

năm ngoại xâm thành bạn 

tôi trên đất nước tôi

 

tôi cũng là biện chứng 

bình tâm màu hoa huyên 

mới để mới hơn nữa 

sách viết cành cũ nguyên.

 

__________

Cũng có nơi gọi là hoa hiên. Loại hoa này có màu sắc đặc trưng, tiêu biểu như màu nghệ,

màu gạch nung, nhưng tươi sáng (sắc độ trung hoà giữa đỏ nguyên và vàng nguyên).

 

 

NGẪM VỀ CÁC BIA MỘ DI TÍCH,

LIÊN TƯỞNG

 

1. TIỂU SỬ

 

trong “thế kỉ văn…”  “kỉ yếu…”

cùng nhân vật chí… ghi bia chăng?

bao đầu sách một đời, ai lược?

di tích, thảo nào bị hiểu lầm!

 

bia mộ xưa, đơn dòng chữ khắc

nhưng nghiêm, “Thực lục”, biên bằng tâm…

sách tôi viết, soạn, nguyên danh mục

tiêu chí nghìn năm vượt xoáy trầm

 

2. NGƯỜI XƯA

 

xưa đục: bia đăng khoa nghĩa tướng(1)

cắt lìa “Liệt truyện” nhóm ngoài tầm

bao người nữa, mộ bia xiềng xích

dân chủ, gõ vào những lặng câm

 

dân chủ, mặt trời soi, cũng rõ

trăng kia, nhân loại đã in chân

đục và cắt, cái nhìn sao trọn

may “Thực lục”  nguyên, giữa sáng ngần

 

tiêu chí ngàn năm là giữ nước

đem sinh mệnh, đối phó xâm lăng

luận anh hùng, khác chi trung nghĩa

chết đảo đày, thương nước nhớ dân

 

3. SỐNG, CHẾT VỚI SÁCH

 

tôi trải cả đời cùng phím bút

lòng như ai, gắng giữ tròn tâm

che trăng, rằm lại, nhưng đầu sách

thất lạc giữa đời là bặt tăm

 

so sánh bất ngờ, liên tưởng ngộ

bật cười ơi hỡi bỗng trầm ngâm

bao người muôn thuở, tôi đương kiếp

cũng đọc trọn nhau, đừng lạc lầm

 

4. GIỚI CẦM BÚT, SÁCH, SINH MỆNH, MỘ CHÍ

 

mọi tác giả đều in tiểu sử –

là ghi bia – đã soạn nhiều lần

dựng trong mấy bộ sách chung nữa

nhưng chết chắc gì đủ nghĩa trang!

 

sách sống tuổi đời, sống vượt chết

sống tờ sinh mệnh, ngôi nhà thân

sống bia tiểu sử, lăng hay mộ (2)

chung sống nghĩa trang, sống thế gian.

 

_____________

(1)Thời Cần vương, kể từ tháng 7-1885

(2)Hiện nay, trong ngôn ngữ bình thường hằng ngày, mộ có thành quách

chung quanh, được gọi là lăng; mộ chỉ có nấm mộ thì vẫn được gọi là mộ.

 

 

BỖNG HIỆN RÕ LĂNG BÀ HỌC PHI

 

lăng bà uy nghi, dù nay rêu cỏ

Sử quán nghiêm minh, Tôn phủ răn mình

có thân vương, công chúa còn rõ tội

nến xưa Học Phi toả sáng trung trinh

 

cho dù ai mưu cày lăng chứng tích

Bộ Công xưa đã đúng mực kính bà

mặc kẻ thù tung tin như tro trấu

sử soi qua rêu, gạch vẫn sắc hoa

 

giặc chiếm, vua không quyền, quan hãnh tiến

không truất được Phi, chẳng bản án nào

Học Phi mất, lúc hoàng triều khốn khó

Thực lục mới là tấm bia lăng cao

 

Thực lục muôn đời tấm bia bằng ngọc

nắng soi đạo đức, yêu nước thương dân

trước hậu sinh, tối đi hay bừng sáng

trong lăng Học Phi, trong trẻo vô ngần.

 

_______________

Đại Nam thực lục là ngọc trong di sản sử liệu. Hậu thế đánh giá nó, theo quan điểm khoa học, dân tộc hơn: nó có thể tối đi hay bừng sáng ở từng khía cạnh, tuỳ nhân vật, tuỳ giai đoạn… Riêng về Học Phi và các nhân vật liên quan, ai cũng phải theo nguyên tắc: không có án đã tuyên, không có quả tang, tang chứng, thì không được bàn. “Đại Nam thực lục” đã minh định về nguyên nhân Kiến Phúc chết là do bệnh dài ngày, thuộc loại nan y thuở bấy giờ, và về Học phi Nguyễn Thị Hương, phụ chính Nguyễn Văn Tường, người mà Tôn Thất Thuyết và Hàm Nghi đã khẳng định là “trung nghĩa từ xưa cũng không hơn được” (Dụ, Tân Sở, 1885). Các bài viết hiện nay bôi nhọ về vụ việc ấy là phạm pháp.

 

TRẦN XUÂN AN

 

TIN THƠ: 

 

>> Kim Hương có nỗi nhớ gọi gió rì rào

>> Võ Văn Pho khua bóng chiều lặng thinh

>> Nhật Chiêu & sông Hương Ka

>> Phan Cát Cẩn dựng hình hài từ bùn đất già nua

>> Thanh Quế trong trùng trùng mưa giăng

>> Trần Quốc Toàn & Trung thu Nam Bộ

>> Lê Đạt giàn trầu già khua những át cơ rơi

>> Lê Thuý Bắc vo tròn bóng nắng trong tay

>> Lê Hương mắt thu buồn ngậm đắng gió heo may

>> Lê Huy Quang nâng chén rượu quê sẻ chia im lặng

>> Trương Tuyết Mai đi tìm không gian của mẹ

 

 

>> ĐỌC THƠ TÁC GIẢ KHÁC…