Văn học nghệ thuật đã và đang nỗ lực phục hồi, phát triển

439

Sáng 29/7, tại Hà Nội, đã diện ra Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam và các Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương. Hội nghị do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Liên Hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức.


Hội nghị đã đưa ra 6 nhiệm vụ trọng tâm trong nửa cuối năm 2022

Đây là Hội nghị được kỳ vọng sẽ đưa ra được những giải pháp căn cơ, toàn diện nhằm gỡ bỏ những điểm nghẽn  đang kìm hãm sự phát triển của Văn học, nghệ thuật, trong đó có việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân tiền đầu tư cho sáng tác văn học, nghệ thuật của năm 2022; Knh phí hỗ trợ văn nghệ sĩ khó khăn do đại dịch Covid 19; Cần có sự thống nhất về tên gọi của các tổ chức, đơn vị thuộc khối văn học nghệ thuật trong cả nước, phụ cấp trách nhiệm khi áp dụng theo NQ35 của Chính phủ đối với lãnh đạo Liên Hiệp các Hội VHNT đang bị kéo giảm; Vấn đề phổ biến, học tập NQ của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đến các hội viên Hội chuyên ngành chưa được quan tâm thường xuyên, liên tục, thậm chí còn bị bỏ ngỏ; Công tác phát triển Hội còn gặp nhiều khó khăn, chưa thu hút được người trẻ gia nhập Hội….

Tại Hội nghị, các Chủ tịch Hội, đơn vị liên quan đã  thẳng thắn, đi sâu, bàn thảo và đưa ra những đánh giá tổng quát về tình hình phát triển văn học nghệ thuật trong 6 tháng đầu năm 2022, đồng thời nêu ra những tồn tại, hạn chế của hoạt động sáng tác văn học nghệ thuật. Báo cáo của Vụ  Văn hóa, Văn nghệ Ban Tuyên giáo Trung ương, của Liên Hiệp các Hội VHNT, các Hội chuyên ngành cho biết, trong 6 tháng đầu năm hoạt động văn học nghệ thuật đã phụ hồi, nhiều nhà hát, đơn vị nghệ thuật  đã dàn dựng được nhiều vở diễn, chương trình nghệ thuật phục vụ khán giả, phục vụ nhân dân sau thời gian bị đình trệ vì dịch Covid 19. Sau Hội nghị văn hóa toàn quốc, đa số văn nghệ sí đều phấn khởi, tin tưởng vào đường lối phát triển văn học nghệ thuật. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ có nhiều chuyển động mới,đời sống văn học nghệ thuật khởi sắc, phong phú, đa dạng. Nhiều tác phẩm được in ấn, triển lãm, biểu diễn, nhiều hội thảo lớn diễn ra với những phương thức sinh động, sáng tạo. Báo chí, truyền thông, không gian mạng được sử dụng hiệu quả, phát huy tốt vai trò là kênh thông tin tuyên truyền chủ đạo, tạo thành các sân khấu, sân chơi, diễn đàn văn học, nghệ thuật đồng hành, cổ vũ nhân dân đẩy lùi dịch bệnh, tăng cường phục hồi lao động sản xuất, kinh doanh. Đội ngũ văn nghệ sĩ, liên hiệp và các Hội tham gia tích cực vào công tác tuyên tryền các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị ngoại giao quan trọng của đất nước.


Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.

Riêng Hội Nhà văn Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2022 đã khởi động toàn diện các hoạt động văn học. Trong đó phải kể đến cuộc Vận động sáng tác văn học đề tài Thiếu nhi và trao Giải thưởng tác giả trẻ lần thứ I; Tổ chức gặp mặt các nhà văn tiêu biểu nhân kỷ niệm 65 nhăm thành lập Hội Nhà văn Việt Nam; Tiến hành trao Giải thưởng Hội Nhà văn 2021 và kết nạp Hội viên mới; Tổ chức Hội nghị Những người viết văn trẻ toàn quốc lần thứ X tại thành phố Đà Nẵng; Tổ chức các hoạt động nhân kỷ niệm 200 năm Nhà thơ, danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu; Ban Chấp hành Hội Nhà Văn Việt Nam cũng đã tiến hành gặp gỡ các nhà văn ở một số địa phương để lắng nghe các góp ý của Hội viên; Gần đây nhất, Hội Nhà văn Việt Nam đã khởi công xây dựng Trung tâm phát triển và truyền bá sách văn học Việt Nam tại số 65 Nguyễn Du; Tổ chức các buổi tọa đàm văn học trực tiếp và online nhằm giới thiệu văn học Việt Nam ra thế giới.

Theo Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, ngoài duy trì và phát triển hoạt động sáng tác văn học, Hội nhà văn cũng đang thực hiện dự án phát triển 20 vạn sách văn học tặng cho thiếu nhi miền núi. Môi năm 5 vạn cuốn sách bằng nguồn vốn 100 % xã hội hóa. Đây là việc làm hết sức có ý nghĩa trên hành trình đầu tư cho văn học trẻ và cho nhà văn trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam.

Những nỗ lực của các Hội chuyên ngành nói riêng, Liên hiệp các Hội VHNT nói chung đã cho thấy  quyết tâm vượt qua khó khăn về điều kiện vật chất, giữ vững tinh thần trong lao động sáng tạo nghệ thuật  của các văn nghệ sĩ tại các Hội chuyên ngành. Họ không chỉ duy trì hoạt động sáng tạo mà còn cống hiến cho độc giả, công chúng yêu nghệ thuật những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị. Và để hỗ trợ Liên hiệp các Hội VHNT, các Hội chuyên ngành, đại diện Bộ Tài chính, Ban dân vận Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương sẽ nỗ lực cùng tháo gỡ điểm nghẽn về chính sách để Liên hiệp các Hội VHNT, các Hội chuyên ngành sớm nhận được nguồn kinh phí hỗ trợ sáng tác văn học, nghệ thuật và các chính sách liên quan. Trong 6 tháng cuối năm. Liên Hiệp các Hội VHNT và các hội văn học nghệ thuật chuyên ngành trung ương đã đề ra 6 nhiệm vụ trong nửa cuối năm 2022.  Cụ thể:

1. Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, các Hội VHNT chuyên ngành Trung ương và các cơ quan có liên quan cần tiếp tục nâng cao nhận thức , quán triệt đầy đủ, nghiệm túc các Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa – văn nghệ; các ý kiến kết luận, chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; trọng tâm là bài phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị; Kết luận của lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương tại các cuộc làm việc với Liên hiệp và các Hội .

2. Ngày 8/4/2021 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 558 – QĐ / TTg Phê duyệt Chương trình hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm công trình văn học nghệ thuật, báo chí ở Trung ương và các Hội Văn học nghệ thuật địa phương. Đây là sự quan tâm  hỗ trợ rất lớn của Đảng, Nhà nước đối với văn học, nghệ thuật, là nguồn kinh phí quan trọng để các Hội VHNT ở Trung ương và địa phương triển khai các nội dung hoạt động Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam cần chủ động, tăng cường phối hợp với các cơ quan quan, hoàn thiện các thủ tục để Đề án hỗ trợ sáng tạo VHNT giai đoạn 2021-2025 có hiệu lực thi hành, sớm giải ngân được kinh phí, đồng thời với đôn đốc, chỉ đạo, tổ chức, triển khai xây dựng, cải tạo Trụ sở của Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam tại 51 Trần Hưng Đạo theo đúng tiến độ.

3. Trên cơ sở hướng dẫn của Trung ương, các Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận của Đảng về văn hóa, văn học nghệ thuật, Liên hiệp và các Hội tiếp tục rà soát lại nội dung hoạt động, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện chương trình công tác, kiện toàn tố chức, nhân sự các đơn vị trực thuộc; xây dựng, hoàn thiện quy chế làm việc, quy chế phối hợp trong hoạt động, quan tâm công tác bồi dưỡng cán bộ, có  đề án cụ thể để chuẩn bị tốt công tác quy hoạch cán bộ chủ chốt của Hội (giai đoạn 2025-2030), từng bước đổi mới mô hình, phương thức hoạt động của các hội, khơi dậy mọi tiềm năng, nâng cáo chất lượng và hiệu quả hoạt động của các hội theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả.

4. Tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của đội ngũ văn nghệ sĩ, tăng cường tiếng nói phản biện xã hội của các hội, tham gia tích cực cùng các Bộ, ngành liên quan từng bước tháo gỡ khó khăn, tạo hành lang pháp lý cho văn hóa  văn học  nghệ thuật phát triển. Trước mắt, trong 06 tháng cuối năm, Liên hiệp và các hội cần tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan tham gia xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành luật;  tổng kết thực tiễn  kịp thời kiến nghị các cơ chế, chính sách phát triển văn học, nghệ thuật và đội ngũ văn nghệ sĩ. Liên hiệp và các hội cần quan tâm, đầu tư chiều sâu, có trọng tâm  trọng điểm cho hoạt động tuyên truyền, cho công tác lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật, tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng  chủ động đấu tranh phản bác các thông tin, quan điểm sai trái của các thế lực thù địch trên lĩnh vực văn hóa, văn học nghệ thuật .

5. Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam cần chủ động, sớm xây dựng kế hoạch chuẩn bị tốt Lễ kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Liên hiệp (25/7/1948 – 25/7/2023), tích cực phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan, huy động đội ngũ văn nghệ sĩ tham gia một cách thiết thực, hiệu quả trong việc: tổng kết 15 năm Nghị quyết 23 – NQ / TW học, nghệ thuật trong thời kỳ của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển mới; tổng kết 50 năm văn học, nghệ thuật sau ngày đất nước thống nhất; triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người Việt Nam gần với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới theo tỉnh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

6. Trên cơ sở hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và điều kiện thực tiễn, Liên hiệp và các hội tập trung xây dựng kế hoạch, tổ chức tốt các hoạt động hưởng ứng, tuyên truyền các ngày lễ lớn của đất nước, trước mắt là kỷ niệm 77 năm ngày Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 – 19/8/2022) và Quốc khánh 2/9 (02/9/1945 – 02/9/2022)… vận động hội viên hưởng ứng, tham gia tích cực cuộc vận động sáng tác, quảng bả tác phẩm về đề tài thông tin đối ngoại, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, ” Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh “.

Theo Báo Văn Nghệ