Vết chạm tế vi bởi “Hình xăm của gió” – Thơ Khosiyat Rustam

1231

Yên Nguyên

(Vanchuongphuongnam.vn) – Hoàn toàn ngẫu nhiên, tôi có trong tay tập thơ “Hình xăm của gió”, tác giả Khosiyat Rustam, dịch giả Vũ Việt Hùng dịch từ bản tiếng Anh, NXB Hội Nhà văn phát hành năm 2020. Đọc tập thơ trong những ngày Hà Nội nắng nóng đỉnh điểm, tập thơ khiến tôi nóng thêm vì không thể đọc nhanh, đọc lướt. Có đủ những điều cho tôi khẳng định đây là tập thơ khó đọc, và cũng đủ lý do để tôi yêu thích những bài thơ của K. Rustam. Vì thế, tôi muốn ghi lại những điều mình cảm nhận được về tập thơ của một người phụ nữ tài hoa đến từ một nền văn hóa xa lạ nhưng quá thu hút.

Nhà thơ Khosiyat Rustam

Tôi không biết nhiều về Cộng hòa U-zơ-bê-ki-xtan (Uzbekistan). Chỉ biết đó là một quốc gia Trung Á có một lịch sử khá phức tạp, có nền văn hóa phong phú, độc đáo được hình thành bởi sự tiếp biến giữa các truyền thống văn hóa bản địa, văn hóa Nga, Hồi giáo chính thống… Bởi vậy, cuốn thơ của một thi nhân nổi tiếng ở đất nước U-zơ-bê-ki-xtan đã cho tôi một trải nghiệm quý báu. Với tập thơ này, lần đầu tiên tôi gặp gỡ với những chiều kích tinh thần đa dạng của nền văn hóa dân tộc U-zơ-bê-ki-xtan. Có những câu thơ khiến tôi như thấy lại chính mình, có những câu thơ cho tôi chìm đắm vào một không gian bí ẩn, quyến rũ mà vô cùng cách biệt.

“Hình xăm của gió” gồm hai phần. Phần thứ nhất là 60 bài thơ được đánh số (trong đó 15 bài có nhan đề). Phần thứ hai được đặt tên là “Nhật kí” với 33 bài thơ văn xuôi đặc sắc. Gần 100 bài thơ được tuyển chọn kĩ lưỡng thực sự là một bữa tiệc thi ca mà tôi được thưởng thức. Tôi vẫn tin rằng dù thế giới này có vỡ vụn ra sao, thơ vẫn sinh ra để khóc thương hay ngợi ca những bể dâu của đời sống người. Thơ vẫn ôm lấy buồn hay vui nhân thế dù có thể người ta không cầu đến nó.

Đọc tập thơ “Hình xăm của gió”, điều đầu tiên tôi cảm nhận được là lối viết độc đáo của K. Rustam. Thơ chị trước hết là sự hiển lộ của một thế giới những liên tưởng mạnh mẽ, vụt sáng, những hình ảnh của siêu tâm thức. Nếu quen với lối viết, lối đọc “cầm tay chỉ việc”, ta khó mà tiếp nhận nổi những câu thơ thế này: “Dường như mọi nỗi sợ của tôi biến mất;…/ Tôi đứng đây ngay cạnh trái tim mình./ Nếu như cuộc đời là một giấc mơ,/ Đã rất lâu từ khi khởi điểm./ Tôi tìm cách thức dậy/ Nhưng hy vọng đã biến mất sâu thẳm./ Tha thứ cho tôi, bạn thân yêu, trời ạ!/ Tôi không thể khuấy động chính mình từ trong giấc mơ” (Bài số 43).

Ngay cả những câu thơ tưởng như dễ hiểu cũng thách thức khả năng thấu cảm của bất cứ ai: “Người chết đuối!/ Đừng nhìn, hãy nhắm mắt – / Hãy để bàn tay tôi vô hình trong không khí./ Hãy để chúng vươn ra và chạm tới những điều mơ ước./ Thế giới không tồn tại khi người không còn” (Người chết đuối. Bài số 55).

Thơ Khosiyat Rustam là thế giới xúc cảm giàu có đầy biến động, thế giới hình ảnh khác hẳn cái ta đã biết, là sự vận động không ngừng từ hình tướng đến bản chất sự vật, tất cả được biểu đạt qua dòng ngôn từ sinh động, giản dị nhưng tràn đầy cảm hứng. Mạch kết nối ngôn ngữ rất kín, tưởng lỏng lẻo mà hóa không thể thay đổi. Lối viết của Khosiyat Rustam không quá mới mẻ đối với kiểu độc giả quen với tư duy trừu tượng, nhưng đầy khó khăn cho lối tư duy cụ thể. Thêm nữa, cảm xúc trong “Hình xăm của gió” lại nằm đâu đó trong tổng thể tác phẩm, nó không được gọi tên, nó không được định hướng. Tần số rung động cao thấp khác nhau của cảm xúc tạo nên năng lượng vi tế mà chỉ những trái tim tha thiết tìm kiếm mới bắt gặp.

Nhưng điều tuyệt vời nhất, dù là thơ dịch thì những bài thơ của K. Rustam đều rất mềm mại, rất cuốn. Những vần thơ viết bằng nội lực sung mãn tuôn chảy dễ dàng. Tôi đã bị những dòng thơ mang đi, trôi băng băng trên thảm ngôn từ của “Hình xăm của gió”. Tôi biết có những câu, những ý thơ quá tuyệt vời nhưng không lý giải nổi nó tuyệt ở đâu. Và tôi bằng lòng để những câu thơ ấy khơi lên sự rung động đằm sâu trong mình mà không cần biết nhiều hơn thế.

Bìa tập thơ “Hình xăm của gió” của nhà thơ Khosiyat Rustam 

Có một điều, ai đọc tập thơ “Hình xăm của gió” cũng nhận thấy ngay. Đó là chuỗi những bài thơ mang tinh thần sinh thái. Tinh thần ấy biểu lộ một cách tự nhiên và sâu sắc. Mối quan hệ con người – thiên nhiên được nhà thơ diễn tả ở góc nhìn tỉnh táo, nghiêm khắc và đầy cay đắng. K. Rustam viết về cách con người tương tác với thiên nhiên, sự bất công trong hành vi và thái độ của con người khi xem mình là trung tâm. Nhiều bài thơ như là sự tra vấn về vấn đề môi trường. Vì thế, không thể đơn giản xem những bài thơ ấy như là lời của tình yêu thiên nhiên thông thường. Đọc “Hình xăm của gió”, tôi nhận ra những biểu hiện đa chiều, đa bội của diễn ngôn sinh thái. Có khi là nỗi trăn trở về lẽ phải cho muôn loài. Nhà thơ nhìn thấy trong những chiếc mũ “lông mềm”, trong chiếc “áo ấm”, “chiếc khăn màu ngọc lam”, “túi xách”, “đôi bốt cá sấu” xa sỉ là cái chết tức tưởi của “vua của những khu rừng”, “bao nhiêu chú thỏ”, là “thảm họa của nàng tiên cá”, “đôi mắt đại bàng”… Ám ảnh biết chừng nào bởi cùng với những đồ vật xa sỉ đó, cuc đi tcnhng sinh vt ca nm xuống/ Chôn cht trong tôi mi ngày” (Bài số 14).

Bài thơ số 13 – “Trong ngày sinh nhật tôi”, nhà thơ viết: Nhưng sự sống còn của tôi, các bạn ơi, vẫn luôn/ Làm những bông hoa trên mặt đất trở nên héo úa./ Chuyện gì đang xảy ra? Sự trừng phạt ấy là gì?/ Tại sao bạn lại không ngừng ngắt những bông hoa?”. Sự sống của một con người đâu thể là lý do chính đáng cho cái chết của những bông hoa. Lòng trắc ẩn của con người là đây, chị viết một cách đơn giản mà minh triết về thói ngạo mạn của con người, khi họ coi mình là trung tâm đời sống và vạn vật phục vụ họ. Sự trừng phạt mà con người áp đặt lên những bông hoa là không thể hiểu nổi. Những câu thơ trở nên cay đắng: Ngay cả thi thca tôi sẽ không gii pháp -/ Loi bmchùm hoa khác”.

Chiều kích khác của mạch thơ sinh thái là những dự cảm nặng nề về một không gian đông cứng chết chóc, dòng năng lượng tăm tối cuốn vạn vật vào bóng tối mịt mùng: Những cành cây chết khô đu đưa;/ Và ngày sẽ sớm tàn đi./ Những chiếc rìu thèm khát được chặt/ Những con dao vội mong dính máu./ Trong thời đại bóng tối tràn lan,/ Ánh mặt trời đã hết lòng kiên nhẫn” (Bài số 18).

Và tất nhiên, cả sự phẫn nộ, niềm cay đắng, nỗi lo sợ được khởi sinh từ  sự đam mê vẻ đẹp của thiên nhiên. Nhưng niềm mê đắm ấy không hiện ra bằng những lời ngợi ca quen thuộc. Thiên nhiên có thể bình thản như hằng thế: “Những cánh đồng và thảo nguyên có thể chạy điên cuồng,/ Nhưng hòn đá ngủ trôi trong thanh thản./ Và những loài cây giữ gìn nguồn gốc vững bền/ Luôn chống lại hình xăm của gió” (Bài số 8).

Thiên nhiên có thể ở đằng sau lời khẩn cầu thống thiết: “Tôi vừa chôn cất cha tôi nơi mộ phần của ông. Mặt đất ơi, hãy nhấc bổng mình lên!” (Bài số 57).

Thiên nhiên có thể là một sinh linh yếu ớt run rẩy: Đôi khi ngọn gió đi qua/ Và quay trở lại./ Nó cuộn tròn đôi mắt thất thần,/ Tựa những trái nho giao chuyển qua ngày” (Bài số 5).

Dường như luôn có một kết nối nào đó giữa tâm thức nhà thơ với vũ trụ vĩ đại. Nhạy cảm vô cùng trước nỗi kiệt quệ của con người, bài thơ lan tỏa lòng trắc ẩn gần gũi: Nó đã như thế nào khi đất đai tác tạo ra bạn?/ Hãy để giọng nói tôi chạm vào bạn, hay là không./ Tôi muốn được như thế giới này, đúng vậy;/ Nó luôn luôn thật gần gũi với tôi” (Bài số 19). Con người với những ràng buộc sâu kín với thiên nhiên hiện ra vừa trực tiếp vừa hàm ẩn trong “Hình xăm của gió”.

Nếu thơ nữ thường được gán cho những phẩm chất nhuốm màu kì thị tinh vi thì đọc thơ K. Rustam, khó có thể áp đặt những tiêu chí đó. Có một biển cả của những chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc đời trong thơ chị. Trong bài thơ số 21, ta nhận ra luôn có niềm tiếc nuối về thời gian sống không trọn vẹn. Bởi thế, có những giấc mơ ấp ủ bao ước vọng, những ước vọng làm “lòng tôi như la đt bi xúc cm bi hi!/ Trái tim tôi đang đp như điên di!”.

Trong tình yêu, có những điều tưởng quen nhưng luôn đúng: khi có nhau, người ta không sợ cả cái chết: “Chúng ta vẫn còn có nhau, anh và em-/ Nếu như chúng ta không có cuộc đời,/ vậy thì ở đây cái chết”. Một tình yêu trong bão tố, trong những khốc liệt cuộc đời với chất độc kỳ nham và những hoảng loạn. Vậy mà lời thơ bình tĩnh, rắn rỏi tràn đầy yêu thương: “Hãy để em xuống bếp và pha trà nóng./ Không được hoảng loạn… cả em… và anh,/ anh thân yêu” (Durman – Bài số 16).

Nhắc đến những cảm nhận về cuộc sống trong thơ K. Rustam, nếu nói là tinh tế e là thừa, bởi nhà thơ nào cũng tinh tế. Thiếu tinh tế, họ không nhận ra nổi chuyển động của vạn vật, đừng nói đến chuyển động của tâm thức. Nhưng rõ ràng, sự tinh tế đặc biệt đã giúp cho K. Rustam nhận ra ham muốn của mình về cái ngày rời bỏ thế gian. Đó phải là một ngày rất khác. Đương nhiên rồi. Với chị, đó là ý nghĩ tích cực. Người ấy tin rằng mình sẽ lắng nghe mọi âm thanh di chuyển trong khoảng thời gian của sự chết. Nối sợ chết muôn thuở của con người ở đâu rồi? nó đã không thể chiếm hữu tâm trí chứa đầy sự bằng an của con người. Hẳn, đó là cái chết được mong đợi, được tin và được chấp nhận (Bài số 12).

Trong phần 2 của tập thơ, 33 bài thơ văn xuôi của Khosiyat Rustam cho thấy nguồn năng lượng thi ca mạnh mẽ nhường nào. Thơ văn xuôi đòi hỏi khả năng “điều phối” cảm xúc và ngôn từ ở trình độ cao. Bài thơ cần chất trữ tình và mạch tự sự cân đối, chuyển hóa lẫn nhau một cách nhuần nhuyễn nhưng vẫn mạch lạc. Thơ văn xuôi trong tập “Hình xăm của gió” có thể gia tăng hứng khởi và kinh nghiệm đọc cho bất cứ ai quan tâm đến hình thức thơ này. “Khi tôi úp mặt vào mặt anh, dưới những hạt mưa, tôi bay cẫng lên bầu trời với mức độ mà ngay cả những đám mây cũng sẽ lạc trôi mất, bắt đầu ngả theo những cơn gió như thể chúng đang say. Vào lúc đó, mặt trời rọi vào cửa sổ của chúng ta với mong muốn để chúng ta nhìn thấy. Nhưng chúng ta đã không nhìn… mà tiếp tục khóc gục đầu vào vai nhau. Ngay cả việc chúng tôi khóc cũng rất đẹp. Không chỉ có nỗi đau ngàn năm với những giấc mơ chưa được thực hiện, mà còn là những lần lãng phí thời gian, những cuốn sách không được học, cũng như có nhiều thứ khác trong tiếng khóc đó” (Chúng ta đến từ thế giới khác, biển! – Nhật kí số 14).

Tôi muốn kết thúc bài viết bằng cảm giác ngạc nhiên vô cùng khi đọc những câu thơ này: “Đêm đó ở Hà Nội trời mưa nặng hạt… Mái tóc ướt đẫm của chúng ta, thứ ở trong cảm xúc nên thơ, cuộn tròn lại. Mọi người đang đọc thơ. Mọi người đang ngợi khen Việt Nam. Em là ngoại lệ. Trên thực tế, tâm trí em đang ở rất xa. Lần đầu tiên, em đang du ngoạn tại một thế giới hoàn toàn khác. Cuộc đời đã khiến em như thế” (Nhật kí số 13). Hà Nội xuất hiện trong thơ của Khosiyat Rustam, bồng bềnh đâu đó trong nỗi buồn đăm đắm của thi nhân. Âm sắc của hai chữ Hà Nội trong thơ chị là một hòa thanh đẹp và thôi thúc. Nó như một “Hình xăm của gió” bất ngờ chạm khắc vào tim người yêu thơ.

Hà Nội, 24/6/2021

Y.N

 

SUBTLE CARVING BY “THE WIND’S TATTOO” – A POETRY OF KHOSIYAT RUSTAM

Yên Nguyên

Totally by chance, in my hand I have the poetry collection “The Wind’s Tattoo”, by Khosiyat Rustam, translated by Vũ Việt Hùng from the English version, published by Writer’s Association Publishing House in 2020. Reading the poetry collection in the hottest days of Hanoi, the poetry collection makes me hotter because I can’t read quickly or skim. There are enough things for me to affirm that it is difficult to read this collection, and enough reasons for me to love K. Rustam’s poems. Therefore, I want to write down what I feel about the poetry collection by a talented woman from an unfamiliar but very attractive culture.

I don’t know much about the Republic of Uzbekistan. I only know it is a Central Asian country with a quite complicated history, rich and unique culture formed by the acculturation between indigenous cultural traditions, Russian culture, orthodox Islam culture, etc. Thus, the poetry collection by a famous poet in Uzbekistan has given me a valuable experience. With this collection of poems, for the first time I encountered diverse spiritual dimensions of the national culture of Uzbekistan. Some verses make me feel myself again, some verses let me immerse myself in a mysterious, charming but extremely isolated space.

“The Wind’s Tattoo” consists of two parts. The first part includes 60 numbered poems (of which 15 poems with titles). The second part is named “Diary” with 33 outstanding prose poems. For me, nearly 100 poems carefully selected are truly a poetic party to enjoy. I still believe that no matter how broken the world is, poetry is still born to mourn or praise the vicissitudes of human life. Poetry still embraces the sadness or happiness of the world even though people may not ask for it.

Reading the poetry collection “The Wind’s Tattoo”, the first thing I felt was the unique writing style of K. Rustam. Her poetry is, first of all, the manifestation of a world of strong and flashy associations, images of the superconscious mind. If we are used to writing and reading with a “hands-on” way, it is difficult to accept verses like this: All my fears have gone, it seems;/ I’m standing right beside my heart./ If life is nothing but a dream,/ It’s a long time since the start./ I was searching for a way to wake/ But hope has vanished in the deep./ Forgive me, dear, for heaven’s sake –/ I can’t rouse myself from sleep.(Poem – 43)

Even the verses which seemed understandable also challenge anyone’s ability to empathize: “Drowning man!/ Don’t look, shut your eyes –/ Let my hands remain unseen in the air./ Let them reach out and touch their prize./ The world doesn’t exist when you’re not there.” (Drowning man. Poem – 55)

Khosiyat Rustam’s poetry is a rich emotional world full of fluctuations, a world of images that is different from what we already know, a constant movement from the form to the essence of things, everything is expressed through the flow of words which are lively, simple but full of inspiration. The language connection is very closed, thought it was loose, but it turns out it can’t be changed. Khosiyat Rustam’s writing style is not too new for readers accustomed to abstract thinking, but difficult for concrete thinking. In addition, the emotion in “The Wind’s Tattoo” is somewhere in the overall work, it is not named, it is not directed. The different high and low vibrational frequencies of emotions create subtle energy that only the earnest searching heart can detect.

However, the best thing is that, even though they are translated poems, the poems of K. Rustam are very smooth, very attractive. Poems written with full inner strength flow easily. I was carried away by poem verses, floating on the tapestry of words of “The Wind’s Tattoo”. I found many verses and poetic ideas so great, but I can’t explain how great it is. And I am content to let those verses stir up a deep impingement within me without knowing more than that.

One thing, anyone who reads the poetry collection “The Wind’s Tattoo” also notices it right away, that the series of poems carries the spirit of ecology. That spirit manifests itself naturally and deeply. The relationship between man and nature is described by the poet in a sober, strict and bitter perspective. K. Rustam writes about how man interacts with nature, the injustice in human behavior and attitudes toward self-centeredness. Many poems are like enquiry about environmental issues. Therefore, it is not right to simply consider such poems as the words of ordinary love of nature. Reading “The Wind’s Tattoo”, I realized the multidimensional, multifaceted expressions of ecological discourse. Sometimes it is a concern about what is right for all species. The poet sees in luxury “soft fur” hats, “warm coats”, “turquoise scarves”, “handbags”, “crocodile boots” as the wrongfully death of “the king of the forests”, “how many bunnies”, it’s “mermaid’s disaster”, “eagle’s eyes”… How haunting with those luxuries, “And life and all its creatures lie/ Buried in me every day.(Poem – 14)

Poem No. 13 – “On my birthday”, the poet writes: “But my survival, friends, was always eating/ Away at the flowers in the ground./ What is going on? What’s this retribution?/ Why haven’t you stopped picking flowers?” The life of a human being cannot be a good reason for the death of flowers. This is human compassion, she writes simply and wisely about the arrogance of humans, when they see themselves as the center of the world and all things serve them. The punishment that human imposes on the flowers is incomprehensible. The verses turned bitter: Even my corpse will be no solution –/ Wiping out another troop of flowers.

Another dimension of ecological flow is the heavy premonitions of a dead frozen space, the dark energy that sweeps everything into darkness: Dead branches sway;/ And day is soon dying./ Axes are hungry to chop/ Knives want blood fast./ In this reign of darkness,/ The sun’s given up trying (Poem – 18)

And of course, anger, bitterness, and fear are originated from the passion for the beauty of nature. But that passion: Fields and steppes may run amok,/ But the stone sleeps calmly through./ And trees keep their steady stock/ Against the wind’s tattoo” (Poem – 8)

Nature may be behind the fervent plea: I have laid my father in his grave./ Raise your body high now, soil!(Poem – 57)

Nature can be a feeble trembling being: Sometimes the wind is cross/ And turns the opposite way./ It rolls its eyes at a loss,/ Like grapes turn through the day(Poem – 5)

It seems there is always a certain connection between the the poet’s mind and the great universe. Extremely sensitive to human exhaustion, the poem radiates the casual compassion: How was it then the soil made you?/ Let my voice reach you, or not maybe./ I want to be like this earth, it’s true;/ It’s always been so close to me” (Poem – 19). Humans with deep ties to nature appear both directly and implicitly in “The Wind’s Tattoo”.

If female poetry is often ascribed to subtle prejudicial qualities, then reading K. Rustam’s poems, it is difficult to impose those qualities. There is a sea of profound reflections on life in her poetry. In poem number 21, we realize that a regret about the incomplete life time is always available. Therefore, there are dreams that cherish many wishes, dreams that make I’m burning inside with the thrill – and how!/ My heart is pounding like mad!“.

In love, many things seem familiar but are always true: when being together, people are not afraid of death: “We are still together, you and me –/ If we don’t have life, then death is here” (Durman. Poem – 16). A love in storms, inlife’s hardships, raging poisons and panics. Yet the poem is calm, firm and full of love: Let me go to the kitchen and get hot tea./ Let’s not be frightened…neither me… nor you, dear. (Durman – Poem – 16)

Referring to the feelings about life in K. Rustam’s poetry, it is superfluous to say that it is delicate, because every poet is delicate. If not delicate enough, they will fail to recognize the movement of things, let alone the movement of consciousness. But apparently, special flair helped K. Rustam realize her desire for the day to leave the world. It must be a very different day. Of course. To her, it’s a positive thought. She believes that she will listen to every sound that moves during the time of death. Where is the eternal fear of death of humans? it was unable to possess the peace-filled human mind. Surely, it was the expected, believed and accepted death. (Poem – 12).

In the second part of the poetry collection, 33 prose poems of Khosiyat Rustam show how powerful the poetic energy is. Prose poetry requires a high level of ability to “coordinate” emotions and words. The poem needs a balance of lyricism and narrative flow, transforming each other smoothly but still coherently. The prose poetry in “The Wind’s Tattoo” can increase the excitement and reading experience for anyone interested in this kind of poetry. As I put my rain-soaked face on yours’, I soared so far into the skies that even the clouds were confused, and leaned on the winds as if drunk. At that moment, the sun burst upon our window with such force it as if it was trying to compel us to look. But we didn’t look; we went on crying together, laying our heads on each other’s shoulders. And our weeping was beautiful, dissolving not only a thousand years of grief and unfulfilled dreams, but also so much wasted time, so many unread books, and much more./ Sea, I saw you for the first time at that day. No, you didn’t understand me. It was the first time I had ever seen you here./ It would be the worst sin, I swear, to forget your tear-wet eyes and eyelashes./ You turned around as you left. It was exactly as I feared… Vast ships crashed into each other… The air shook… The water sighed deeply.(Diaries – 14).

I want to end the article with a feeling of great surprise when reading these verses: “It rained heavily at that night in Hanoi…. Our wet hair, which was in a poetic mood, curled. Everyone was reading poetry. Everybody was praising Vietnam. I was the exception. In fact, my mind was far away. I was travelling for the first time in a completely different world. Life had made me like that. (Diaries – 13). Hanoi appears in Khosiyat Rustam poetry, floating somewhere in the poet’s sadness. The sound of the two words Hanoi in her poetry is a beautiful and motivating harmony. It’s like a “The Wind’s Tattoo” unexpectedly carved into the hearts of poetry lovers.

Hà Nội, June 24, 2021

Y.N

(Translated by Nguyễn Thị Diệu Thúy)