William Butler Yeats, ông là ai? 

1446

Vũ Tuấn Hoàng giới thiệu và dịch

(Vanchuongphuongnam.vn) – Hiếm có nhà văn nào giới thiệu con người và đất nước một cách sâu sắc được như William Butler Yeats, cả khi đang còn sống cũng như sau khi qua đời. Thơ của ông ngày nay được đọc rộng rãi tại các quốc gia nói tiếng Anh.

Nhà thơ William Butler Yeats 

Yeats được công nhận là một trong những nhà thơ vĩ đại nhất của thế kỷ XX. Ông thuộc thiểu số dòng Tin lành-Anglo-Ireland, những dòng họ đã kiểm soát nền kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa của Ireland từ cuối thế kỷ 17. Phần lớn thành viên của thiểu số này vẫn coi mình là người Anh được sinh ra tại Ireland nhưng Yeats vẫn một mực cho mình thuộc dân tộc Ireland. Mặc dù ông đã từng sống suốt 14 năm của tuổi thiếu niên tại London (vẫn giữ một ngôi nhà tại đây trong suốt thời kỳ trưởng thành) nhưng Yeat vẫn duy trì nuôi dưỡng gốc gác văn hóa, đặc biệt là các truyền thuyết Ireland trong thơ ca và các vở kịch của mình. Ông cân bằng và hài hòa được với hình ảnh bản thân như một nghệ sĩ. Sự kiên định này khiến nhiều kẻ muốn kết tội và loại bỏ ông khỏi giới tinh hoa. Nhưng điều này đồng thời và cũng thật hiển nhiên, làm cho ông trở nên vĩ đại hơn. Như một bạn văn thơ của ông, nhà thơ W.H. Auden đã nhận xét trong một bài báo của tạp chí Kenyon Review với tựa đề “Yeats như một tấm gương”. Yeats chấp nhận sự cần thiết ngay tức thì của việc phải đưa ra một sự lựa chọn cô đơn và có chủ ý về các nguyên tắc và giả định theo cách hiểu mà kinh nghiệm riêng mách bảo.

Auden đánh giá rất cao Yeats vì đã sáng tác nhiều tác phẩm thi ca bất hủ trong thời hiện đại. Có thể, hiếm có nhà văn nào giới thiệu con người và đất nước một cách sâu sắc được như ông cả khi đang còn sống cũng như sau khi qua đời. Thơ của ông ngày nay được đọc rộng rãi tại các quốc gia nói tiếng Anh. Năm 1885 là một dấu mốc quan trọng trong cuộc đời trưởng thành của nhà thơ. Thơ của ông được đăng lần đầu tiên trên tạp chí Dublin University Review. Yeats bắt đầu quan tâm tới chủ nghĩa thần bí. Đó cũng là năm ông gặp O’ Leary, một nhà yêu nước nổi tiếng vừa trở về Ireland sau 20 năm bị cầm tù và đầy ải vì các hoạt động cách mạng yêu nước. O’ Leary là một nhân vật rất nhiệt thành với sách báo, âm nhạc và thơ ca của Ireland. Ông cổ vũ các nhà văn trẻ bắt tay vào viết các chủ đề liên quan tới đất nước Ireland. Yeats vốn ưa chuộng những đề tài trữ tình nhưng đã hưởng ứng ngay lời khuyên của O’ Leary và cho ra đời rất nhiều bài thơ dựa trên nền tảng của truyền thuyết dân gian và dân ca Ireland. Trong tuyển tập thơ ca và văn xuôi xuất bản năm 1908, ông viết: “Thời trai trẻ khi bắt đầu con đường văn chương, tôi rất hay đi đây đi đó khắp thế giới để tìm đề tài sáng tác. Nhưng giờ đây, tôi tự nhủ rằng mình chẳng cần phải đi bất cứ đâu, bất cứ nước nào để tìm ý tưởng thơ ca mà tìm ngay trên chính đất nước mình”. Và thế là, ông đã bắt tay tập trung hướng toàn bộ các đề tài thi ca của mình vào Ireland. Năm 1886, ông buộc phải đưa toàn bộ gia đình đến sinh sống tại London. Ở đây, ông sáng tác các bài thơ, vở kịch, tiểu thuyết và truyện ngắn với các nhân vật có gốc gác Ireland, phong cảnh cũng Ireland. Cũng cần phải nói thêm, ông cũng là người chủ xướng các chương trình điểm sách, thường với chủ đề tổ quốc của mình. Tại London, ông gặp Maud Gonne, một cô gái xinh đẹp, cao ráo, có địa vị xã hội và khát khao phục sự dân tộc Ireland. Yeats ngay lập tức phải lòng cô và theo đuổi ròng rã ba chục năm mặc dù ông biết cô đã có hai con từ một cuộc hôn nhân dài lâu. Được sự động viên khích lệ của Gonne, ông đã thổi bùng ngọn lửa cống hiến cho dân tộc Ireland lên gấp đôi và sáng tác hai các tác phẩm kịch lớn như: Nữ công tước Kathleen (1892) dành tặng cho Gonne và Cathleen không phải Houlihan (1902) đã khắc họa cô như một nhân vật điển hình của Ireland.

Gonne chia sẻ với Yeats những mối quan tâm về môn thần bí học và tâm linh. Yeats là một nhà thông thái, nhưng năm 1890 ông đã rời bỏ con đường huyền bí tâm linh để ra nhập vào hội kín Golden Dawn (Bình minh vàng) với các thủ tục nghi lễ ma mị. Ông luôn luôn là thành viên tích cực của Hội này trong suốt 32 năm và có chân trong ban lãnh đạo điều hành tổ chức vào thời khắc giữa hai thế kỷ. Năm 1914 ông đạt được đẳng cấp thứ sáu của Hội cũng tại thời điểm người vợ tương lai của ông là Georgiana Hyde-Lees tham gia cùng. Mặc cho những tham vọng huyền bí là một sức mạnh đầy quyền năng trong suy nghĩ riêng tư của Yeats, thì ảnh hưởng của hội kín Golden Dawn đã va đập với nhu cầu của một nhà thơ được giao thoa với thế giới thực. Bởi vậy, trong vai trò xã hội, ông thích noi gương John Keats, một nhà thơ lãng mạn đúng với nghĩa của nó, hơn so với các nhà thơ khác như William Blake và  Percy Bysshe Shelley. Ông thực sự gần gũi với các chất liệu của đời sống. Yeats lảng tránh cái ông cho là “mù mờ” của Blake, người mà cảm quan thi ca xuất phát từ những viễn cảnh bí ẩn hơn là thế giới đời thực. Mặc dù vậy, những mối quan tâm sâu xa và lý tưởng của ông vẫn gắn bó khăng khít với Blake và Shelley hơn với Keats. Năm 1899, trong tuyển tập thơ “Những cây sậy trong gió” ông đã khai thác các biểu tượng huyền bí trong một số bài thơ. Tuy nhiên, trong hầu hết các sáng tác của mình, Yeats đã sử dụng các biểu tượng từ đời sống bình dị và các truyền thống thân quen. Các bài thơ của ông thời gian những năm 90 của thế kỷ 19 tiếp tục phản ánh mối quan tâm sâu sắc đối với các chủ đề của dân tộc Ireland. Trong giai đoạn mười năm này, ông dành nhiều tâm huyết cho các thủ pháp thi ca. Yeats đã kết thân với nhà thơ Anh Lionel Johnson và năm 1890 họ đã cùng nhau thành lập câu lạc bộ Rhymers, một nhóm các nhà thơ London thường gặp gỡ để đọc thơ và bình phẩm các sáng tác của nhau. Những thành viên của câu lạc bộ đánh giá rất cao tính khách quan và tay nghề trong thi ca. Họ thích chủ nghĩa thẩm mỹ tinh túy hơn chủ nghĩa dân tộc. Những ảnh hưởng của Câu lạc bộ Rhymers đã được phản ánh qua sự nở rộ một cách ngào ngạt các sáng tác của Yeats mà đỉnh cao là “Những cây sậy trong gió” (The Wind among the Reeds – 1899). Mặc dù Yeats sớm đi qua cái giai đoạn đỉnh cao nở rộ, nhưng ông vẫn một mực khăng khăng kiên định rằng nhà thơ cần phải đổ mồ hôi và nước mắt “với nhịp điệu và nhịp điệu, với hình thức và phong cách” – Đó là những gì ông chia sẻ với độc giả Dublin năm 1893.

Vào thời điểm giao nhau giữa hai thế kỷ, Yeats đem lòng say mê nhà hát kịch. Tình yêu sân khấu này được hình thành dưới ảnh hưởng của cha, một diễn viên, một nhà hùng biện nổi tiếng, người rất say mê các tình huống đầy kịch tính trong văn học. Vào mùa hè năm 1897, ông dừng chân tại  Coole Park, điền trang Galway của công nương Augusta Gregory. Ở đây ông đã lên kế hoạch cùng nữ công tước Gregory và người hàng xóm Edward Martyn nhằm quảng bá sân khấu dân gian Ireland kiểu mới. Năm 1899 họ đã dựng một trong ba vở của năm tại Dublin, trong đó có “Nữ bá tước Kathleen” của Yeats. Năm 1902 họ ủng hộ và tài trợ cho đoàn kịch nghiệp dư người Ireland để dựng hai vở, một từ truyền thuyết “Deirdre” và một “Cathleen ni Houlihan” của Yeats. Thành công vang dội của những vở kịch này dẫn đến việc thành lập Liên đoàn kịch quốc gia Ireland do Yeats làm chủ tịch. Trong mười năm đầu của thế kỷ XX, Yeats tham gia tích cực vào việc điều hành quản lý công ty Abbey Theater. Cũng trong giai đoạn này, ông viết khoảng mười vở kịch. Phong cách đối thoại thẳng thắn, dung dị rất cần cho sân khấu và cũng trở thành một điểm nhấn quan trọng trong thơ của ông. Yeats từ bỏ phong cách công phu tỉ mẩn trong “Những cây sậy trong gió” để chuyển sang những vần điệu có vóc dáng khẩu ngữ đời thường, giản dị. Sự chuyển hướng trong phong cách thơ này để lại dấu ấn trong ba tập thơ ra mắt đầu thế kỷ XX là: “Bảy cánh rừng” – In the Seven Woods (1903), “Chiếc mũ xanh và những bài thơ” – The Green Helmet and Other Poems (1910), và “Nghĩa vụ” –  Responsibilities (1914).

Đơn giản hóa chỉ là bước đầu tiên trong hàng loạt các thay đổi về phong cách. Trong một bài phê bình: “Yeats như là một tấm gương?” nhà thơ nổi tiếng người Ireland, Seamus Heaney đã khen ngợi Yeats vì những thay đổi và hoàn thiện tay nghề thơ ca như sau: “Quả thật, ông đích thị là một tấm gương lý tưởng của một nhà thơ đang tiệm cận tuổi trung niên”.

Ông đoạt giải Nobel năm 1923 và mất năm 1938.

Đối thoại của thi nhân với tâm hồn mình 

Tâm hồn 

Rêu phong vòng xoáy bậc thang

Gắng công nhọc sức bước càng lên cao

Tường xây đổ vỡ té nhào

Không gian ngột thở trời sao trên đầu

Tú cầu chỉ dấu nơi đâu

Cực của trái đất trốn lâu khó tìm

Lan man suy nghĩ lặng im

Tìm về nguồn cội lắng chìm suy tư

Hỏi ai phân định thực hư

Khoảng mờ bóng ảo ngụ cư  trong lòng?

Nhà thơ  

 Gươm thiêng đặt ở trên đùi

Lưỡi gươm cổ kính tôi mùi thời gian

Sắc như dao cạo khó han

Sáng như gương chiếu tâm can hòa cùng

Xông pha trận mạc oai hùng

Trăm năm chẳng gợn vết bùn hư danh.

Mảnh khăn lụa, hoa lá cành

Áo thêu sờn cũ, châm anh cung đình

Quấn quanh bao kiếm gỗ đinh

Trước là bảo vệ sau mình phục trang

Tâm hồn 

Tại sao bộ óc con người

 Cổ xưa quá khứ nghĩ thời không ra

 Kỷ vật nói điều sâu xa

 Chiến tranh – Gươm báu nhắc ta điều này

 Còn mảnh khăn lụa thêu tay

 Tình yêu ai đó có hay lòng chàng?

 Nghĩ suy đêm tối mơ màng

 Tâm hồn phiêu lãng dễ dàng thị phi

 Thông minh thường lạc lối đi

 Đứng núi này đã trông thì núi kia.

 Thoát khỏi tội ác khó chia

 Vòng tròn sinh tử văn bia miệng đời.

Nhà thơ 

Lưỡi gươm cổ kính gia truyền

Năm trăm năm trước vẫn nguyên ánh hào

Khăn thêu tiếng dệt thủa nào

Sắc hoa màu tím thấm vào trong tim

Con đường tôi mở, kiếm tìm

Một ngày biểu tượng nhấn chìm tháp đêm

Thỉnh cầu như một lính quèn

Đặc ân phạm tội thói quen một đời.

Tâm hồn 

Bóng đêm giăng phủ tràn bờ

Lấp đầy khoảng trống lập lờ trí nhân

Làm cho cả điếc lẫn hâm

Làm cho mắt cũng tối xầm như bưng

Bởi do trí tuệ bịt bùng

Điều cần điều biết bùng nhùng so đo

Chỉ còn Trời phật cầu lo

Mịt mờ ký ức bụi tro xương tàn.

Lòng tôi ý nghĩ lan man

Ngực như đeo đá, lời càng nặng hơn.

Nhà thơ 

Con người vốn dĩ mù lòa

Khát khao giọt sống, thiết tha ngọt bùi

Nếu dòng đời đục đen xui?

Nếu một lần nữa sống vui từ đầu?

Trải qua một cuộc bể dâu

Tuổi thơ tủi nhục biết đâu lối về

 Khổ  sầu  thấm thía tràn trề

Từ thân thơ dại bước lê thành người

Nỗi đau, kiếp sống nửa vời

Mình đối mặt với thói đời ngô nghê.

Kẻ thù bao bọc tứ bề

Thi nhân trốn chạy, vỗ về trời cao?

Hành vi ô nhục nhường nào

Tấm gương soi chiếu biết bao mắt hờn

Bóng hình méo mó chập chờn

Hình nhân hay ảo ảnh vờn thi nhân?

Lợi cao lộc thấp đem cân

Cúi đầu bỏ chạy nuôi thân an nhàn

Cuồng phong bão tố ngập tràn

Vùi sâu danh dự vẫn mang ở đời?

Vui lòng chấp nhận, nếu trời

Bắt một lần nữa sống đời đã qua

Lại một lần nữa trôi xa

Ngụp trong mương rãnh ếch à uôm kêu

Nơi kẻ mắt tối làm liều

Đâm lưng kẻ khác mắt nhiều bóng đêm

Hay trong mương tưới đất mềm

Hòa tan ngu xuẩn ở trên cõi đời

Đọa đày rình rập khắp nơi

Người tình kiêu hãnh xa vời tâm tư.

Vui lòng chấp nhận thực hư

Truy nguyên nguồn gốc xét từng hành vi

Cả trong thao thức nghĩ suy

Chiều kích rộng mở, xá gì bản thân!

Hối hận nhường bước hồng trần

Hương thơm quả ngọt ngực tân tuôn trào

Tiếng cười giọng hát cất cao

Chúng ta hạnh phúc nhường nào, khắp nơi

Thế gian đâu cũng tuyệt vời.

Nguyên tác:

A Dialogue of Self and Soul

My Soul

I summon to the winding ancient stair;

   Set all your mind upon the steep ascent,

   Upon the broken, crumbling battlement,

   Upon the breathless starlit air,

   Upon the star that marks the hidden pole;

   Fix every wandering thought upon

   That quarter where all thought is done:

   Who can distinguish darkness from the soul?

 My Self

  The consecrated blade upon my knees

   Is Sato’s ancient blade, still as it was,

   Still razor-keen, still like a looking-glass

   Unspotted by the centuries;

   That flowering, silken, old embroidery, torn

   From some court-lady’s dress and round

   The wooden scabbard bound and wound,

   Can, tattered, still protect, faded adorn.

 My Soul

  Why should the imagination of a man

   Long past his prime remember things that are

   Emblematical of love and war?

   Think of ancestral night that can,

   If but imagination scorn the earth

   And intellect its wandering

   To this and that and t’other thing,

   Deliver from the crime of death and birth.

My Self 

Montashigi, third of his family, fashioned it

   Five hundred years ago, about it lie

   Flowers from I know not what embroidery—

   Heart’s purple—and all these I set

   For emblems of the day against the tower

   Emblematical of the night,

   And claim as by a soldier’s right

   A charter to commit the crime once more.

My Soul

Such fullness in that quarter overflows

 And falls into the basin of the mind

   That man is stricken deaf and dumb and blind,

   For intellect no longer knows

   Is from the Ought, or Knower from the Known—

   That is to say, ascends to Heaven;

   Only the dead can be forgiven;

   But when I think of that my tongue’s a stone.

My Self

A living man is blind and drinks his drop.

What matter if the ditches are impure?

What matter if I live it all once more?

Endure that toil of growing up;

The ignominy of boyhood; the distress

Of boyhood changing into man;

The unfinished man and his pain

Brought face to face with his own clumsiness;

The finished man among his enemies?—

How in the name of Heaven can he escape

That defiling and disfigured shape

The mirror of malicious eyes

Casts upon his eyes until at last

He thinks that shape must be his shape?

And what’s the good of an escape

If honour find him in the wintry blast?

I am content to live it all again

And yet again, if it be life to pitch

Into the frog-spawn of a blind man’s ditch,

A blind man battering blind men;

Or into that most fecund ditch of all,

The folly that man does

Or must suffer, if he woos

A proud woman not kindred of his soul.

I am content to follow to its source

Every event in action or in thought;

Measure the lot; forgive myself the lot!

When such as I cast out remorse

So great a sweetness flows into the breast

We must laugh and we must sing,

We are blest by everything,

Everything we look upon is blest.

W.B.Y