Dòng sông Tỉnh Thức – Truyện dài của Kim Hài

279

CHƯƠNG 14: TRÍ NHỚ CỦA TRÁI TIM

(Vanchuongphuongnam.vn) – 1- Những hạt mưa lạnh xiêng ngang cuốn theo màn sương mù che lấp hết cảnh vật. Lệ tì người lên cửa sổ nhìn đăm đăm ra ngoài như muốn xuyên qua tầng tầng lớp sương đang trôi xuôi ,vượt qua thành đập , chìm xuống các hố chứa,lẩn khuất trong các ống xả thô bạo rồi cuốn phăng tất cả, ngập ngụa một cách giận dữ khi hòa vào nước của dòng sông Tỉnh Thức.

Thường thì Lệ phải rất lo lắng khi nhìn thấy bất kỳ một dấu hiệu lạ nào phát sinh từ con đập. Song lần này, nổi lo lắng hầu như mất tăm. Cuộc điện thoại dài hơn nửa giờ lúc nảy đang khuấy đảo tâm trí cô.

– Em đừng lo quá. Theo như anh biết, Thọ không phải là người xấu.Chỉ một điều duy nhất là bây giờ em có nên xuất hiện không? Rồi em sẽ phải giải thích như thế nào? Tụi anh biết em đã hy sinh nhiều, đã phải sống cô đơn trốn tránh mọi người…

– Đó là em tự nguyện. Em chán sống cuộc đời buồn tẻ, bị khinh rẽ , xua đuổi rồi. Anh không cần phải để tâm nhiều đến cảm xúc của em đâu.

– Không, Lệ à. Em còn trẻ lắm. Em còn tương lai phía trước nữa. Cứ ẩn nhẫn một thời gian . Tất cả chuyện nầy phải dừng lại để mọi người ở đây được sống tốt và linh hồn người chết được an ủi..

– Nhưng em không sợ… Em không muốn làm một người câm…

– Anh xin em… Làm ơn đi… Nếu chúng biết em còn sống… không ai có thể tưởng tượng ra chúng sẽ làm gì em đâu….”

Càng nghĩ đến những tháng ngày trước mắt, Lệ càng buồn bực. Ngày ngày dưới lớp khẩu trang kín đáo, cô biết được rất nhiều chuyện đang xảy ra cho thôn Tỉnh Thức. Cô không còn là Lệ ngày xưa, ngây thơ,chấp nhận. Sau những tháng ngày tự dấu mình, ban đầu cô hoảng sợ thật sự. Cô muốn bỏ trốn Nhưng đi đâu, cô hoàn toàn mù mịt. Cô đã làm gì nên tội. Cô chỉ là một mắc xích tình cờ. Khéo một điều khi bản thân lọt vào vòng xoáy nầy cô như một người thoát xác. Cô không biết tự lúc nào cô trở nên một kẽ biết phản kháng, biết tức giận. Vì vậy cô chấp nhận dấu mình một thời gian dài tại nhà máy xa xôi nầy. Chỉ là giờ đây cô không muốn sống như hiện tại. Trái tim cô trống rổng. Nổi cô đơn càng ngày càng khiến cuộc sống của cô vô vị. Đôi lúc cô hoảng hốt khi có cảm giác mình là một vật chết, một xác sống rồi sẽ mãi mãi tàn rửa nơi đây,không ai hay biết. Cô cố gắng để nhớ về những năm tháng cũ, thời hoa niên thơ mộng, thời tình yêu như cơn gió dịu dàng lay động hồn mình. Nhưng cả những kỷ niệm xưa cũng ngày dần phai đi  như có ai đang dùng bút tẩy,tẩy trắng trí nhớ của cô. Trong cô nổi đau, nỗi sợ cứ bành trướng mãi còn những điều tôt đep thời trước cứ phai dần. Cô nghĩ, nếu cô cứ sống mãi như vậy sẽ có ngày cô không còn là cô nữa.

Một tiếng gầm vang dội đâu đó sâu dưới lòng đất khiến Lệ sực tỉnh. Còi báo động cấp độ 1 rền rỉ vang vọng. Các công nhân kỹ thuật hối thúc nhau chạy về phía các tổ hợp máy.

Lệ cũng quay vào phòng. Cô nằm xuống cố ngủ một chút nhưng không thể. Tiếng nước réo khiến cô liên tưởng đến những âm thanhrì rào quen thuộc ngày xưa bên giòng Tỉnh Thức. Bỗng nhiên cô muốn được trở về ngày xưa ấy. Ít nhất được nằm trên chiếc giường nhỏ, trong căn phòng cũ, vách ván với những lổ hổng chiếu đầy ánh trăng khảm khắc trên những vật dụng trong [phòng, và đôi lúc từ những lổ thủng đó, cô còn nghe được tiếng thì thầm của dòng sông, ru vào giấc mộng thiếu nữ của cô những âm thanh mơ hồ của một tình yêu đẹp như cổ tích.

Nổi khao khát được sống lại những cảm giác ngày xưa khiến Lệ bức bối không chịu nổi. Cô bật dậy, không chút ngập ngừng,mặc áo khoác, lấy túi xách, đi ra ngoài.

Con đường dẫn về thôn hình như quá dài. Lệ đạp xe cật lực, Những vòng quay nôn nóng khiến trái tim Lệ đập mạnh. Cô như say, như mê, không điều khiển nổi lý trí.

Lúc Lệ dừng lại, trời đã chập choạng tối. Cô thấy mình đang đứng trước căn nhà cũ và cũng là cái quán nước nhỏ bé mà một thời cô sống, tự lực bằng khả năng nhỏ bé của mình.

Lệ xuống xe, đưa tay giật giật cái khóa cũ. Cái móc rỉ sét gảy đôi, Cánh cửa bung ra. Cô loạng choạng dắt xe vào, đóng cửa cài móc rồi tiến vào một góc nơi đặt cái giường nhỏ, thả người nằm xuống. Trong bóng tối, cô ngửi thấy mùi ẩm mốc, mùi côn trùng mùi bụi lưu cửu. Nhưng cô chỉ khịt mũi vài cái rồi để người chìm vào giấc ngủ.

2- Hải ngồi trên bậc thềm của căn nhà dành cho bảo vệ Ủy Ban. Lon bia bên cạnh chỉ còn cái vỏ rổng tuếch nằm chơ vơ đơn độc. Ủy Ban đã có cơ sở mới, vì vậy các bảo vệ đều được điều về đó. Ủy Ban cũ chỉ làm việc vào ban ngày dành cho các bộ phận không quan trọng để giao dịch giấy tờ với người dân, vì vậy khi hết giờ làm việc nơi đây trống vắng và lặng lẽ. Nhưng Hải lại thích, anh muốn ở một mình. Kể từ khi cơn lũ kinh hoàng quét qua thôn, anh đâm ra bực bội với bản thân và trong đầu luôn có những ý nghĩ lạ lùng. Ban ngày khi những mảng sương lạnh buốt che chắn ánh mặt trời, anh hoàn toàn tỉnh táo, làm việc với tư duy đầy ý chí. Nhưng khi chiều xuống, bóng đêm trùm kín thôn, trong chỗ ở đơn độc của mình, anh đối diện với những cảm xúc khó tả.

Hôm nay cũng vậy. Suốt cả ngày anh bận tối mắt và xoay như con thoi từ trường học đến Ủy Ban. Anh không hiểu tại sao mọi thứ cứ rối tinh rối mù. Hình như không phải do kinh phí. Hình như không phải do đề án có vấn đề, nhưng cơ bản những điều kiện để ngôi trường mà anh tâm huyết khó vận hành như ý muốn.

– Chúng ta đã lên kế hoạch cho rất nhiều dự án hoành tráng, điển hình là nhà UB, cơ sở truyền thông 4.0. thậm chí cái hội trường của cơ quan an ninh,ban điều hành quân sự cũng khang trang nếu không nói là hiện đại.  Vậy mà chỉ cái nhà vệ sinh dành cho các em cũng thiếu hụt, vòi rửa cũng chưa làm, điện nước, vật tư kỹ thuật cái có cái không, chưa kể đến những thứ cơ bản nhất để học như sách giáo khoa,  phấn trắng, bảng đen…v…v. cũng thiếu hụt. Vậy trường sẽ vận hành thế nào đây với gần 500 học sinh các lớp

Khi  hiệu trưởng Thọ dứt lời, nhiền nụ cười khả ố xuất hiện. Trưởng phòng tài chánh gật gù.

– Mỗi một hạng mục đều có thứ tự ưu tiên. Cây nào ăn nhiều thì rào kỷ trước.

Mặt Thọ đỏ như quả gấc chín. Hải trố mắt không thể tin được đó là lập luận của Ban Văn hóa giáo dục.

– Thôn ta không cần trường học à? Tôi nhớ khi lập dự án, chính trưởng phòng đã phát biểu, mọi thứ ở thôn mình ưu tiên cho việc học .

Trưởng thôn đứng hẳn dậy. Ông đưa tay ra hiệu cho Hải.

– Không cần phải to tiếng với nhau. Nói cho cùng kiến thức trong đầu giáo viên mà ra. Sách vở chỉ là phụ. Bây giờ là thời nào rồi mà các anh chỉ trông vào sách giáo khoa. Nhưng cũng sẽ có thôi cũng như sẽ có nhà vệ sinh và mọi thứ cho trường học. Mọi người nhớ lại đi, từ hồi nào dân thôn đâu có ai dựng nhà vệ sinh. Hể có nhu cầu, thì chạy ra đồng,cầu cá..Thói quen đi giữa khí trời mát mẽ là thú vui của mọi người. Nếu nói về độ cần thiết..chắc họ chưa cần như các anh nghĩ đâu! Đừng bức xúc quá…mất đoàn kết. Thọ tái mặt, anh chua chát gằn từng tiếng:

– Nói vậy, khi có nhu cầu hẳn các em chạy ra sông tìm cầu cá để thưởng thức..khí trời.  Mọi người nghĩ như vậy thật sao?

Cả phòng cười ồ. Bà Thủy xua tay:

– Thôn không quên đâu, hiệu trưởng Thọ à. Cứ cho khai giảng, chúng ta sẽ họp phụ huynh trước và nói rõ những khó khăn, họ sẽ thông cảm…

Hiệu trưởng Thọ cay đắng:

– Khi lớp học khai giảng mà bảng đen không đủ, sách giáo khoa thiếu hụt, giáo viên chuyên môn còn đang trên giấy, chúng ta sẽ nói gì với phụ huynh? Liệu chúng ta có muốn một ngôi trường mới đúng nghĩa không?

Bà Thủy mỉm cười chắc nịch:

– Nhất định rồi, nhưng bây giờ chúng ta có vài vấn đề quan trọng hơn nhiều. Trước hết, nội trong tháng này, địa chính phải phối hợp với công an, dân quân, kể cả phòng xã hội đưa cho được xóm bưởi về khu định cư. Kế hoạch cải tạo ven sông phải được xúc tiến ngay, nếu không bên Moonland sẽ đền hợp đồng. Khi đó chúng ta không có gì cả. Quỹ thôn đã cạn kiệt. Chúng ta cần đổi đất lấy kinh phí để xây dựng  tiếp. Moon land đã hứa sẽ trang bị tận răng cho trường mới khi đất dự án sạch sẽ.

Trưởng phòng địa chính nhăn mặt:

– Chúng tôi đã thuyết phục dân đến ráo nước miếng mà họ chẳng quan tâm. Ai cũng nói một câu đại để rằng nếu thôn di dời được cái vườn bưởi của họ thì họ đi cái rụp.

Trưởng thôn híp mắt cười ruồi:

– Phải mướn thần đèn thôi.

– Tui nói bên nông nghiệp sẽ ủng hộ cây giống , phân bón…Chỉ cần trồng ở nơi ở mới…

Hải nóng mắt, anh gặng hỏi:

– Ở khu định cư, anh có vườn cho họ chắc? Vùng đất sỏi đồi đó trồng được bưởi à? Tính cách khác đi..

Trưởng công an thôn mím môi:

– Cách gì cũng phải đưa họ đi. Họ không thể viện cớ để ở lại . Tui nghĩ ta cần một người hiểu rõ kế hoạch lớn của thôn để thuyết phục họ phải đi vì lợi ích lâu dài cho con cái họ. Tôi đề cử anh Hải phối hợp với địa chính..vì dù gì anh cũng phụ trách kế hoạch tổng quát.

– Đồng ý. Cứ vậy mà tiến hành…

Mọi người đứng dậy trong khi Hải còn ngồi trơ trên ghế. Tiếng Thọ văng vẳng:

– Cậu làm dê tế thần rồi. Tớ xin rút khỏi trường học. Tớ không làm được.

Hải ngơ ngẩn cứng người trong hơi sương lạnh buốt. Anh buột miệng:

– Lạnh quá..

Thọ nhìn Hải buồn bã:

– Tớ không thể ngờ cậu thảm hại như thế nầy. Đường đường là trí thức, hoài bảo to lớn, lại để cho những thằng ranh kém cỏi dẫn dắt. Cậu bỏ quách nơi này, lên thành phố làm việc khác đi.

– Tớ bỏ đi được chắc? Không , tớ không tránh né vấn đề . Tớ biết mọi thứ rất khó khăn, nhưng nếu ai cũng sợ khó thì sao? Việc đổi mới nông thôn không hề dễ dàng. Vì vậy, khi hành động, cần nhất có chung một mục đích một nhu cầu, từ từ …

Thọ liếc nhìn Hải với ánh mắt không thể tin được. Anh nhún vai rồi bỏ đi.

Hải rùng mình. Bậc thềm lạnh ngắt. Lon bia rổng bị bóp dẹp nhiều lần trong tay Hải. Đèn cổng ủy ban đã bật sáng. Hải thờ thẩn nghĩ:

– Mình sai chăng? Chuyện gì đã xảy ra suốt thời gian mình về đây.

Hôm qua Thọ đã hỏi Hải:

– Tớ không hiểu tại sao cậu cứ bị ám ảnh bởi một ngôi trường lớn cho thôn Tỉnh Thức? Cậu thừa biết lãnh đạo ở đây đâu quan tâm đến việc học hành, mở mang kiến thức cho dân thôn. Tớ có cảm giác họ chỉ muốn… nói thế nào nhỉ… à, tựa như một cô gái tầm thường nhưng muốn được chú ý bèn đắp lên người một loạt hàng hiệu… Mà cũng chẳng phải hàng hiệu nữa…

Hải ôm đầu. Có đúng vậy không? Ước mơ mà anh ấp ủ đang thành hình. Anh chỉ cần cố gắng thêm chút nữa. Nhưng nếu Thọ bỏ đi thì anh sẽ không thể một mình thực hiện được.

Một lon bia với một người chưa từng nhấp miếng bia rượu nào khiến tâm trí Hải như có một tấm màn che. Anh ngã xuống bực thềm. Anh muốn ngủ, có lẽ một giấc ngủ sẽ tốt nhất cho anh bởi anh muốn quên hết mọi thứ kể cả ước mơ và hiện tại. Anh lẩm bẩm như tự ru: ngủ đi… ngủ đi, khi thức giấc mọi chuyện sẽ khác…

Đó là một ngày nắng đẹp. Mây trắng bồng bềnh không che hết trời xanh. Hải và bạn bè đang chơi đá banh trên khoảng sân đầy cỏ của ngôi trường nhỏ. Những giọt mồ hôi, những bết đất bùn bao quanh các bàn chân trần, không làm giảm đi niềm vui và nụ cười hạnh phúc tuổi học trò. Trong hiên lớp hai phụ huynh nông dân đang cùng thầy hiệu trưởng già rị mọ sửa cánh cửa lớp xộc xệch. Thọ, bé choắt,gầy gò, phụ cho một người đàn ông cũng gầy gò như nó.

– Ầm..

Cú sút lạc địa chỉ đưa trái banh trúng vào cánh cửa lớp đang sửa.

Trận cầu dừng lại. Lũ trè sợ hãi chạy tản ra. Một cánh cửa lỏng vít rơi trượt xuống ngay chân thầy Hiệu. Thằng Thọ ngơ ngác ôm trái banh vừa dừng lăn trước mặt nó. Người đàn ông gầy gò, giật trái banh quăng ra ngoài. Hải nhanh nhẹn vồ trái banh co giò, lũ bạn hùa theo cùng chạy về phía  khoảng cỏ ven sôngđể tiếp tục trận cầu. Thọ nhìn theo buồn bực, tiếc nuối.

Rồi những đám mây trôi nhanh. Rồi những cơn mưa tràn dòng Tỉnh Thức. Gương mặt bạn bè loang trên nền sương lạnh giá. Những gương mặt trưởng thành theo năm tháng, góc cạnh hơn, nam tính hơn, nhưng những lớp học vẫn y nguyên, lụp xụp, tàn tạ. Trên những cánh đồng, trong vài cơ sở thủ công hiếm hoi của Tỉnh Thức , nhiều gương mặt học trò xuất hiện. Những đôi mắt sáng quắc nhưng cứ nhìn đau đáu về ngôi trường mờ mịt cuối đường. Những đôi mắt to sâu hun hút áp sát vào mặt Hải. Anh giật mình thức giấc quờ quạng hai tay. Cái vỏ bia rơi loảng xoảng nẩy trên mấy bậc thềm. Ra chỉ là một giấc mơ. Chỉ là mơ.

Trời bắt đầu đổ mưa. Hải đóng hai cánh cửa rồi vào buồng tắm, vốc nước rửa mặt. Đầu vẫn còn váng vất, nhưng anh đã tỉnh táo hơn.

Không muốn ngủ tiếp, Hải ngồi vào bàn ,mở tập hồ sơ Thọ đưa cho anh hồi chiều.

Hẳn Thọ đang rất giận . Từ giận nảy ra khiến Hải giật mình. Anh chàng nầy cũng dám giận ư. Hải cười nhạt.Anh nói to một mình:

– Ở đây, cả nông đô nầy ai dám nổi giận ra mặt ngoại trừ lãnh đạo nông đô Tỉnh Thức? Kể cả mình.

Thật vậy, có gì đó lạnh lẽo áp sát, nén chặt tư tưởng của mọi người. Đó là gì? Ngay cả tìm hiểu nguyên nhân cũng khó. Nhưng  vấn đề làThọ chỉ mới ở đây mấy tháng. Anh chàng vẫn có một hợp đồng minh bạch để lùi an toàn. Không lẽ Thọ sẽ bỏ đi như buông tay khỏi trái banh yêu thích hồi niên thiếu. Một ngôi trường là ước mơ của Hải, của Thọ, của thế hệ thiếu niên nhiều thiệt thòi ,nhưng trên hết và lớn nhất là làm sao để những thế hệ sau anh có cơ hội và điều kiện để thoát khỏi sự ngu dốt, để có được những kiến thức rộng mở của thời đại mới. Ngu dốt sẽ sinh ra bất bình đẳng, sự sợ hãi lưu cửu trong trí người dân quê. Khôn chết, dại cũng chết chỉ có biết mới sống được. Khai dân trí để biết mình có gì, được gì, để tránh những cạm bẩy, lời lừa dối…để đủ tự tin và can đảm đối phó với mọi hoàn cảnh. Nhưng liệu trong những ngày tới, cả anh và cả Thọ có thắng được sự trì trệ vô cảm của cái cơ chế nhiều toan tính kia không?

3- Cũng đúng vào thời gian này, Thọ chong mắt vì bức bối. Quả đúng hôm nay là một ngày tồi tệ. Những câu nói lạnh lùng trong buổi họp ban chiều  khiến Thọ ớn lạnh. Mình có sai không khi chấp nhận về đây? Mình có ảo tưởng không khi cho rằng có thể thay đổi, nâng cấp nền giáo dục quê nhà? Có đúng Tỉnh Thức là quê hương thật sự của mình không ?Nếu đúng vậy lẽ ra nó phải bao bọc và chở che cho từng người . Nhưng, quê nhà đã câm lặng khi gia đình anh bị áp chế, phải rời xứ mà đi bởi  mưu mô xảo quyện của những kẽ hám lợi. Còn những lãnh đạo tham lam , thì thờ ơ trước số phận của người dân quê chân chất, ít học của thôn mình.

Không giây phút nào Thọ quên được . Những con người ăn mặc sạch sẽ trơn tru dúi vào mắt ba anh tờ hợp đồng cũng sạch sẽ, đầy chữ rồi đọc cho ba má anh thứ ngôn ngữ của pháp luật một cách lạnh lùng và tàn nhẫn. Ba anh nhìn với đôi mắt vừa ngỡ ngàng vừa trống rổng. Ông không tin vào tai mình, ông không nghĩ mình bằng lòng nội dung của hợp đồng, tay run run ông sẻ sàng đưa ngón tay ướm vào những ấn chỉ màu đen trên trang giấy rồi rưng rưng bất lực.

– Chúng tôi làm đúng pháp luật. Ông bà hãy mau dọn đồ đi, nếu không, có mất mát gì chúng tôi không chịu trách nhiệm.

Anh công an khu vực nói nhỏ bên tai Thọ.

– Cháu biết chữ sao không giải thích cho ba má.

Thọ nghẹn ngào:

– Nhưng ba má cháu đâu có bán nhà..chỉ bán một líêp mía.

Tên môi giới sừng sộ:

– Giấy trắng mực đen, lấy tiền rồi trở mặt hả ? Có giỏi thì đi kiện, tui theo hầu. Chứng cớ rành rành…

Nói xong hắn vênh váo bỏ đi. Một vài người thương cảm lắc đầu:

– Bác bị lừa rồi. Nó biết mình không biết chữ nên lừa. Chịu vậy, kiện cũng không xong đâu.Thôn trên cũng bị mấy vụ như vậy. Ai mà tin chuyện bán đất bán vườn chỉ có mươi triệu.

Ông bà Mười quỵ xuống. Thọ khóc to níu áo anh Công An:

– Chú ơi, cứu ba má cháu với.

Ba má Thọ cũng van vỉ:

– Cháu ơi, nói họ lấy đất cũng được nhưng trả nhà cho cô chú với.

Anh công an ái ngại nói nhỏ:

– Làm sao được đây? Dù gì bác cũng còn chút tiền bán đất, cũng xoay sở được.

– Không vườn, không nhà tui biết làm gì để sống đây trời? Tui sẽ kiện..tới…

Anh Công An tốt bụng kéo bác Mười ra chỗ vắng phân tích hơn thiệt.

– Bác ơi, quên đi. Con kiến mà kiện củ khoai. Ai làm chứng cho bác? Bác đã ấn chỉ rồi. Bác thua ngay từ đầu. Với lại bác đâu có ai chống lưng như bọn chúng. Không phải mình bác đâu.Nhiều gia đình bị vậy rồi. Coi chừng tiền bán líêp đất không đủ để bác chạy tòa, án phí. Để tiền làm vốn nuôi con.

Đêm đó, trời đầy mây và sương giăng lạnh buốt. Người hàng xóm cho gia đình Thọ ở nhờ . Căn nhà  nhỏ bé, lắc lay ,luồn gió. Thọ thức suốt đêm, chính lúc ấy cảm giác tội lỗi vì mình là người biết chữ độc nhất trong nhà mà để cho gia đình rơi vào thảm cảnh đã đóng đinh vào tâm hồn ý nghĩ của đứa bé làThọ. Giá như Thọ quan tâm hơn. Giá như Thọ …giá như. Ý nghĩ nầy quá sức chịu đựng của một đứa trẻ. Ông bà Mười tuy dốt chữ, nhưng trái tim mẫn cảm của cha mẹ luôn luôn có nhận định chính xác ý nghĩ của con mình. Ông nói với bà:

– Chắc gia đình mình không thể sống ở đây nữa rồi. Bụng tôi luôn đầy sự căm giận , thù ghét bọn chúng tận xương tủy. Tôi không biết những ngày tới tôi sẽ làm điều gì để báo thù. Nhưng tui cũng sợ con mình khổ. Bà với tui lên thành phố ở thuê làm mướn nuôi con, không về xứ nầy nữa. Bà có dám không?

Thọ lắc lắc đầu cố hướng giòng suy nghĩ của mình đi theo hướng khác, nhưng không hiểu sao ngực anh đau buốt. Người ta nói thời gian sẽ giúp xoa dịu nỗi đau và dần quên. Nhưng trong Thọ, những khắc ghi về một thời khốn khổ, oan ức  vẫn y nguyên. Chỉ là càng lớn, ý nghĩ của Thọ cũng lớn hơn. Anh hiểu vì sao gia đình mình, dân thôn mình khốn khổ cơ cực. Người dân quê không thiếu sức lực, không nề hà cực khổ, lao động nặng chỉ với mục đích duy nhất là kiếm miếng ăn cho gia đình và kiếm chữ cho con để mong đổi đời. Nhưng các rào cản dựng lên quanh họ khiến mục tiêu đó gặp rất nhiều khó khăn. Phá bỏ bức tường ấy là ước mong của Thọ và chỉ khi gặp Hải, anh mới tìm được một người cùng chí hướng.

Tiếng chuông điện thoại dập dồn lôi Thọ rời khỏi suy nghĩ của mình. Anh nhìn màn hình. Hải gọi. Thọ ngần ngư vài giây rồi cúp máy. Anh muốn đưa ra một quyết định mà không có ai tác động.

Nhưng tiếng lại réo từng hồi, từng hồi, từng hồi. Cuối cùng Thọ thở dài cầm máy lên.

– Cậu gặp tớ được không ? Tớ buồn quá.

Giọng Hải bời rời như một miếng giẻ rách. Thọ ngần ngừ :

– Tại sao?

– Chỉ muốn gặp cậu thôi. Làm ơn…

– Nửa giờ nữa, tại quán Thu Vàng. Cậu đợi tớ ở đó.

Khi xỏ chân vào ống quần, Thọ bực tức nói thành tiếng:

– Có phải một lần nữa mình đã cả tin như một cô gái nhẹ dạ trước gả đàn ông ngoại tình?

4- Lệ vẫn ngủ say sưa. Cái quán xập xệ nầy đã từng là niềm kiêu hảnh của Lệ vì là sở hữu đầu tiên của cô khi tách khỏi gia đình người thím họ. Cũng trong cái quán nầy, cô kiếm được tiền trang trải cuộc sống, đã thay đổi cô từ một cô bé ngơ ngác mắt thỏ thành một cô gái trưởng thành tự lập. Ở đây cô đã sắm cho mình cái váy đầu tiên, đôi giày cao gót đầu tiên, hộp kem phấn, thỏi son môi và cây bút chì kẻ mắt, và biết mình xinh đẹp. Nhưng cũng ở đây, trái tim cô bị xát muối bởi ánh mắt miệt thị, khinh rẽ của người cô yêu, mối tình đầu tan nát bởi những cái đầu tiên đó. Cô không hiểu chuyện gì đã xảy ra và cô phải làm gì để cứu vản. Cô không biết và cái cách Hải rời xa cô đã làm cô mất phương hướng sống. Cô biết cô quá nhỏ nhoi trước lý tưởng của Hải. Cô không thể vươn tới tình yêu của anh và quan trọng là cô chấp nhận mặc cho những mất mát nầy hủy diệt hạnh phúc mà mình mơ ước.

Trong giấc mơ, nước mắt Lệ tuông như suối.  Cô chạy như điên cố thoát khỏi đám sương xám  lạnh  buốt , cố hướng về phía những ngọn đèn xanh đỏ chớp sáng rực rỡ tràn ngập tiếng đàn hát, tiếng cười .Rồi một bóng người thân thuộc đến gần cô, là Quân. Quân mỉm cười nói những lời an ủi.  Anh chìa bàn tay ấm áp, dắt cô cùng đi. Nhưng cô không cảm thấy bình an mà chỉ có sự sợ hãi. Có một ai đó.Cô nhìn thấy một khuôn mặt ai đó, rất quen. Cô biết người nầy. Nhưng cô không có thời gian suy nghĩ bởi nổi kinh hoàng khi nhìn thấy cái túi…từ trong cái túi..Cô hét lên, tỉnh giấc, nhưng cô vẫn hét lên. Cô rơi khỏi giường. Mặt sàn lạnh giá . Cô run cầm cập. Cô đã thấy..Cô đã nhớ..

Lệ cố dằn bàn tay đang run không theo điều khiển của cô. Mãi một lúc lâu cô mới lấy được điện thoại ra, lập cập quay số.

– A lô…A lô…

Chiếc điện thoại rơi khỏi tay Lệ. Cô nín thở khi nhìn thấy cánh cửa đang bị lay mạnh. Tiếng chuông điện thoại reo lần cuối rồi im bặt. Cô chợt nhớ mình đã không tắt đèn. Hai chân run rẩy không đỡ nổi thân hình. Cô nhào đến công tắc điện rồi vừa trườn vừa bò vào nhà bếp. Ơn trời, cửa sau chỉ cài then. Cô loạng choạng lấy hết sức bình sinh lao ra ngoài, hòa trong bóng đêm. Tiếng chân Lệ bị nuốt chửng vì những âm gào của dòng Tỉnh Thức. Cô cứ thế men theo bờ sông. Chạy…

Lệ không hiểu bằng cách nào mà cô về được nhà máy thủy điện. Hai bàn chân trần tóe máu, đau nhức khiến cô tỉnh người. Cô chỉ sợ mình phải ngất xỉu giữa đường hoặc chết mục bên dòng Tỉnh Thức. Ở thời điểm này cô không thể chết dù từ lâu rồi cô đã không còn sợ chết. Ai còn muốn sống  Nhưng hôm nay, cô đã nhớ, cô không có quyền được chết, cô phải trả nợ cho một người chết.

Trời sắp sáng. Cô đã đi suốt đêm để về một nơi cô đã không muốn ở. Cô vào phòng tắm, ngâm đôi bàn chân sưng phù vào nước ấm. Chỉ còn vài tiếng nữa cô phải thay ca. Cô muốn mình vẫn trông bình thường như mọi ngày.  Nhưng trong thâm tâm cô biết rằng  ngày mai sẽ là ngày đầu tiên của cô, của một cô Lệ hoàn toàn mới…

K.H