Đường về La Mã – Truyện ngắn của Nguyễn Thanh

225

(Vanchuongphuongnam.vn) – Nam mở mắt chào đời dưới một ngôi sao lạ. Không như những lần sinh ra các anh chị của Nam trước dây, bà Chín Hậu mẹ Nam đã phải ôm bụng chịu đau vật vả đến mấy ngày trời thằng bé mới chịu rời khỏi bụng mẹ. Nhóc con nằm bên mẹ ngày mới chào đời trông không khác một cục thịt bé tí đỏ hỏn. Ngày đêm nó mãi la khóc tu oa không dứt khiến cả nhà ai cũng lo lắng.


Tác giả Nguyễn Thanh.

– Thằng nhỏ bé quá chẳng biết có… nuôi được không! Họ hàng bà con trong xóm đến thăm bà Chín ở cử ai cũng nghĩ thầm trong bụng mà không dám nói ra. Riêng vợ chồng ông Chín Hậu, vì lòng thương giọt máu của mình không hề tỏ ra bực bội nản lòng mà vẫn tận tụy ngày đêm chăm sóc cho con.

– Thôi rán nuôi nó đi bà, tiền hung hậu kiết mà! Biết chừng đâu sau này nó lại chẳng là một nhân tài của đất nước. Ông Chín dịu dàng an ủi vợ đang nằm nghiêng một bên cho con bú.

Nằm trên chiếc gường tre cũ lúc con đã ngủ say, bà Chín bỗng nhớ lại mồn một những sự việc đã xảy ra trong giấc mơ. Thời gian chuyển dạ ở nhà, đêm trước khi đến cô mụ Tư để sinh Nam, bà Chín nằm mơ thấy chuyện khác thường. Giữa cánh đồng mênh mông, những đóa hoa sen đủ màu hồng, trắng, vàng…san sát chen nhau, bỗng ngoi lên khỏi mặt nước một đóa màu đỏ to lớn rực rỡ giữa rừng lá mơn mởn xanh um. Hương sen thoảng đưa ngan ngát cả một vùng không gianao la. Trùng điệp lnhững con bướm, ong vo ve, đủ màu sắc nhởn nhơ bay lượn là là trên mặt nước tìm hương hoa. Phút chốc, cả một rừng sen tươi thắm lô nhô nhanh chóng biến thành những con chữ Hán vuông to, đẹp đẽ, sắc màu chói lọi,. Chúng bay lỡn vỡn choáng ngập hết cả cánh đồng rộng trông như bàn cờ tướng khổng lồ. Những con chữ có hồn chen chút chập chờn bay lượn trong không gian không khác nào một ma trận… Tỉnh giấc, lúc vừa sinh ra Nam, trong cơn mệt mỏi, bà Chín còn cảm giác nghe thấy mùi hương thơm nhẹ thoảng lan tỏa khắp phòng.

Trông thấy khắp mình con lốm đốm ghẻ ra vẻ khó chịu thường hay la khóc, ông Chín không an lòng tìm cách chạy chữa cho con khỏi bệnh. Nghe bà con dưới xóm mách ý cách chữa bệnh dân gian, ông Chín không ngại lặn lội đi bộ ra chợ Tân Quới tìm mua một con lương to về cắt lấy máu làm thuốc thoa khắp mình con.

– Này… này… ba cưng. Rán nghe con ngoan! Lớn lên học giỏi thành đạt, làm rạng danh gia đình họ tộc. Ông  Chín vừa nựng vừa vỗ về thằng bé đang nhắm mắt nằm ngủ. Bỗng chốc nó mỉm miệng cười, bà Chín nói con đang lắng nghe lời mụ bà dạy bảo. Trông kỹ, mặt mày nó kháu khỉnh rất dễ thương. Nam đang nằm ngủ say bên mẹ, trên chiếc giường tre cũ bên dưới là mẻ than hồng đang sưởi ấm cho người đàn bà ở cử.

                                                                     ***

Công việc ruộng đồng dồn dập quanh năm khiến cho vợ chồng ông Chín Hậu suýt quên đi ngày thôi nôi của bé Nam – cậu trai đầu lòng mà ông Chín đã coi nó như là đứa con cầu tự. Hết sức kỳ vọng vào con, hai vợ chồng ông Chín đặt tên cho nó là Nguyễn Việt Nam. Tên nó hàm ý ước mơ mai sau lớn lên Nam trở thành đứa con trai xứng đáng của quê hương. Từ lúc mới sinh ra, Nam ốm yêu lại hay bệnh. Có ngày không ngại nắng đốt mưa dầm, bà Chín ẵm Mực ngồi xuồng cho ông Chín bơi đi khắp làng bên, tìm thầy thuốc hay mong chữa trị hết bệnh cho con.

Gia đình không khá giả, vợ chồng ông Chín vẫn vui vẻ chuẩn bị tươm tất cho đám thôi nôi của cậu con trai. Một con gà trống thiến mậ to thả nuôi trong vườn hơn năm được bắt đem nấu cháo nấm rơm, tôm khô và một mâm xôi lá cẩm to tưới nước dừa. Bé Nam  nhân vật chính hôm nay sùng sính trong bộ quần áo mới sặc sỡ, được các chị  hứng dẫn đến gần mâm xôi trên bộ ván. Một chiếc dĩa to đựng cuốn vở kèm theo một bút chì, cùng chiếc đùi gà và một tờ giấy bạc mới hai đồng. Ông bà Chín và các chị Nam vui vẻ có mặt đông đủ, chăm chú dò theo từng động thái của thằng bé xem coi cách xử sự của nó.

Bị cả nhà coi là chậm nói, bé Nam chập chững đến gần mục tiêu. Nam ngồi sà xuống, không do dự, nó hồ hởi đưa tay phải lấy nhanh cuốn vở với cây bút mà chắng đoái hoài gì đến thức ăn và tiền bạc với vẻ. Đôi mắt nhìn đăm đắm vào cuốn vở trên tay trái và tay phải cầm cây bút miệng nói… ư… ư…!

– Thằng này lớn lên chắc sẽ đi theo con đường chữ nghĩa văn chương. Ông Chín Hậu thầm nghĩ. Nhưng bất chợt ông cảm thấy trong lòng nửa mừng nửa lo. Vì văn chương xưa nay vốn vô mệnh như tâm sự của một nhà thơ: Mỗi bữa ăn không quên nghĩ đến nghề viết / Thấp kém nhất là con đường lập thân bằng văn chương (1).

Đã chậm nói khiến cả nhà phải lo, nhưng biết nói rồi Nam lại có biểu hiện lạ không giống như  bao đứa trẻ bình thường khác. Nó ít chịu đàn đúm lu loa chạy giỡn hòa đồng cùng bạn bè trang lứa như bao đức trẻ khác trong xóm. Nam hay ngồi một mình, có lúc đôi mắt nó thơ thẩn đăm chiêu nhìn xa vắng từ trong nhà ra ngoài song giống như một ông cụ non!

Thuở ấu thơ còn ở nhà tại làng quê khi chưa vào học sơ đẳng, Nam có biểu hiện là một đứa bé ham học đến mức khác thường. Những buổi trưa yên ả trong nhà vắng vẻ, nó thường lấy sách vở đi học của anh chị, đem ra đặt dưới nền gạch tàu đọc ê a suốt buổi. Vẻ mặt nó ra chiều thích thú, khiến cha mẹ, anh chị Nam lấy làm lạ mà cảm thấy vui vui trong lòng. Chưa đến tuổi đến trường, nhiều hôm Nam đã nằng nặc đòi đi học. Ông bà Chín không cho, nó giận lẫy, khóc lóc làm nũng không chịu ăn cơm khiến các chị nó phải dỗ ngọt đứa em trai.

Trời ngã chiều về phương đoài. Những gốc xoài già gân guốc da mốc xù xì xen lẫn hàng mận um tùm trong vườn cây san sát sau nhà đứng im lìm đợi gió. Bóng cây lổ đổ buông từng vũng đen mờ xuống mặt đất khô như những vết mực loang trên trang vở học trò. Một luồng gió nhẹ thoảng qua, mấy chiếc lá úa lìa cành, lác đác rơi xuống mặt đất, buông ra tiếng xào xạc âm vang một nỗi buồn xa vắng.

Hôm nào không ra đồng hay đi bẫy chim, ông Chín tranh thủ thời gian ngồi chơi đàn nguyệt trên chiếc ghế trường kỷ gần bên hiên nhà. Không phải là một nghệ sĩ chuyên nghiệp, ông Chín vẫn sở hữu ngón đàn nguyệt có thể làm say đắm người nghe. Nam ngồi yên bên cạnh, lắng nghe cha đàn. Từng giai điệu nhặt khoan dìu dặt khiến thằng bé ngồi nhìn thừ đờ đẫn.

 – Rán học giỏi, lớn lên ba dạy đàn cho con. Ông chin trìu mến nhìn Nam. Dường như Nam muốn thời gian ngừng trôi để nó mãi niu được âm thanh du dương chìm bổng từ tiếng đàn nguyệt của cha đã làm ngấy ngất hồn người.

Vườn tược miền quê vào những buổi trưa yên ả như ngủ yên trong giấc mộng triền miên. Những cây cau thân vút tẳng lên trời, mấy cây dừa  vạm vỡ cong lưng xỏa chùm tóc xanh, vươn mình lên khoảng trời mênh mông. Thỉnh thoảng tàu dừa chao mình xào xạc trước cơn gió nhẹ thoảng qua từ con sông quê tư mùa lặng sóng. Trong lúc ngoài hiên nhà sau, mẹ đang hì hục sắt chuối cho lợn ăn, cha Nam ngồi trên võng vá lại mấy chiếc lục gác cu. Thằng bé tính không hay ngủ trưa, nó lúi húi một mình dưới nền gạch tàu giữa nhà, miệng ê a ra vẻ say sưa trước chồng sách vở của các chị. Mắt Nam nhìn đăm đắm những trang sách “Luân lý giáo khoa thư” với những dòng chữ li ti và hình ảnh đậm đặc dáng vẻ trầm ngâm.

Chán ngồi bẹp dưới đất chơi sách, thằng bé lúi húi đứng dậy bỏ sách đi ngay vào nhà bếp tìm những chiếc cà ràng. Mắt chăm chú nhìn vào những chiếc hỏa lò. Tay Nam vội nhặt một cục than nguội trong bếp trở ra ngồi bệt xuống đất. Nó nguệch ngoạc say sưa vẽ chi chít những hình ảnh vô nghĩa trên nền gạch sạch giữa nhà.Thấy con trai có biểu hiện ham học, say mê sách vở không có hại, cha mẹ Nam nhìn nó cười thầm trong bụng để yên cho Nam.

Chưa đến tuổi đến trường, nhiều hôm Nam đã nằng nặc đòi đi học. Ông bà Chín không cho, nó giận lẫy, chui xuống gầm giường. Nó khóc lóc không chịu ăn cơm khiến các chị nó phải dỗ ngọt đứa em trai.

Tuổi thơ Nam không may triền miên trải qua những tháng ngày giông bão ngay tử thuở nhỏ chưa vào lớp sơ đẳng ở trường làng. Bạn bè trong xóm gần nhà biết rõ lịch sử đầ đời nặng nề của Nam nên thường gọi vui nó là thằng chết hụt. Mà Nam đã bị coi như chết hụt đến ba lần. Lần đầu Nam nửa đêm đi ngoài một mình bị té sông may mắn được cha cứu kịp. Không bao sau, Nam đi lượm trái dâu trong vườn nhà hàng xóm, bị chó dại cắn nhờ cha mẹ tận tình kịp lo chạy chữa mà thoát chết. Nhưng sau đó, khi bắt đầu vào tiểu học cho đến khi học hết trung học, Nam luôn sống khổ sở với bệnh hen suyễn do hệ lụy của lần bị chó dại cắn trước đó. Ông bà Chín đã cực khổ quanh năm với công việc đồng ruộng lại còn phải vất vả lo chạy bệnh cho con nhưng trong lòng không hề than thở.

Lớn dần lên từ lúc bắt đầu đi học, hiểu rõ được hy sinh to lớn của cha mẹ và các chị, Nam càng tỏ ra biết chịu đựng và bình tĩnh trước mọi tình huống xảy ra trong gia đình. Trong nhà, Nam sớm biết hòa thuận lễ phép với anh chị em, và luôn thể hiện là đứa con ngoan hiền, hiếu thảo với ông bà cha mẹ… Nam còn đi học nhưng lời nói và thái độ Nam bao giờ cũng tỏ ra kính nể và tôn trọng với người lớn đáng hàng cô bác trong họ tộc và láng giềng nên ai nấy đều yêu thương nó.

                                                                 ***

Sớm nhận biết đứa con trai ham học và mê chữ nghĩa văn thơ, bác Chín Hậu đã dạy cho Nam hiểu rõ tiếng bình trắc và qui luật vài thể thơ quen thuộc qua Truyện Kiều và các bài thơ của hai nữ sĩ tài hoa Hồ Xuân Hương và bà Huyện Thanh Quan. Do vậy, ngoài là một đứa học trò giỏi các môn phổ thông trong lớp Sơ đẳng trường làng, Nam còn làm thông thạo được vài thể thơ phổ thông và thơ Thất ngôn bát cú Đường luật. Khi đậu Tiểu học sang thành phố, vào lớp Đệ Thất trường Trung học Phan Thanh Giản, Nam đã làm thông thạo và dẫn đầu các bạn trong lớp khi thực hành sáng tác thơ Lục bát, Tứ tuyệt  Song thất Lục bát và thơ Đường luật. Nam được  các thầy phụ trách hết lòng khen thưởng. Những tác phẩm đầu đời về văn chương cho mãi đến ngày nay, Nam còn nhớ rõ:

Bài: Quê tôi – thơ Lục bát : Quê tôi nước ngọt đất màu/ Luỹ tre xanh thắm làm rào vây quanh/ Có cây đa lớn cạnh đình/ Và dòng sông nhỏ bò quanh xóm làng… (Lớp Ba trường làng Tân Quới do thầy Văn Quê). Bài : Tức cảnh – Thơ Tứ tuyệt (đang xây dựng trong sân trường) : Gạch chất chập chồng một góc sân/ Thợ thuyền bàn bạc tiêng vang rân/ Vô tình lưỡi xuỗng đành đâm đất/ Anh thợ mệt nhoài đứng chết trân (Lớp Đệ Thất trường Đoàn Thị Điểm do thầy Dương Chi hướng dẫn). Và bài : Mưa rơi – Thơ  Thất ngôn Bát cú Đường luật : Lạnh lẽo ngàn cây, gió dật dờ/ Đì đùng sấm nổ dạ buồn mơ/Chim non run rẩy lòng tê tái/ Hoa muộn rụng rời cánh xác xơ/ Dặm khách lũ hành lê bứơc nặng/ Phương trời chiến sĩ nhớ con thơ/ Vì ai ao kẻ dầm mưa mưa bão/ Chống nước xây đê giữ cõi bờ. (Lớp Đệ Ngũ trường Phan Thanh Giản do thầy Hiếu Văn giảng dạy).

                                                                    ***

Trải qua hơn mấy thập niên, vẫn đinh ninh một lòng thẳng tiến theo con đường đi đã vạch sẵn, vừa đậu Tú Tài I ban Toán tại Tây Đô, Nam được cha đưa lên Sài Gòn học tiếp lớp Đệ Nhất tại trường Trung học Chu Văn An. May mắn thay, Nam được học môn Triết học với thầy Trần Bích Lan tức nhà thơ nổi tiếng Nguyên Sa vốn đã có nhiều tác phẩm  xuất bản lúc bấy giờ. Dù thầy dạy Triết nhưng mang phong thái của một thi sĩ, thầy đã chắp cánh cho hồn văn Nam được bay cao thêm. Từ đó Nam vừa học ở trường, vừa đi dạy kèm thêm tại tư gia và viết bài gửi đăng báo để kiếm thêm chút tiền còm nhuận bút đỡ dần tiếp cho ba mẹ lao động vất vả ở quê nhà.

Đỗ Tú Tài Kép Văn chương và Sinh ngữ trong cùng năm, Nam qua bốn năm Sư phạm, cộng thêm 3 năm học đốt giai đoạn chương trình Cử nhân Văn khoa tại tỉnh  nhà. Sau đó, qua ba năm học Cao học Văn chương tại Hòn ngọc Viễn Đông với tiểu luận Văn chương: Thiên nhiên trong thi ca Mạc Thiên Tích với Giáo sư Bửu Cầm được coi là nhịp cầu văn chương nối tiếp để Nam được lân la đến Xóm Văn. Nhưng chao ôi,  dù cho được cha mẹ với ơn dưỡng sinh trĩu nặng cưu mang, thầy cô  với nghĩa nặng dạy dỗ và bằng hữu yêu thương với hỗ trợ ân tình, con đường đến xóm Văn hiện thực ở cõi nhân gian với Nam sao mà nhiêu khê diệu vợi không  khác chi con đường về La Mã xa xăm huyền thoại!

N.T