Goethe – Đỉnh cao thi ca Đức

1402

(Vanchuongphuongnam.vn) – Goethe (1749-1832) không chỉ là nhà thơ lỗi lạc, tiểu thuyết gia, kịch tác gia, họa sĩ, nhà khoa học, nhà chính trị… của nền văn hóa Đức.

Nhà thơ Goethe.

Goethe còn là vĩ nhân của nền văn chương thế giới. Tác phẩm Goethe khá phong phú và đa dạng nhưng tinh đọng nhất quán cảm xúc và tư duy trong sáng về tình yêu cuộc sống và sư phấn đấu vươn lên của con người. Lời thơ, ý tưởng trong tác phẩm của ông xinh đẹp như những sợi tơ, những hạt ngọc làm sáng lên phẩm chất con người. Tầm vóc lớn của thể hiện qua tác phẩm tiêu biểu nổi trội trong số hơn 100 tác phẩm của ông: + Tiểu thuyết: Die Leiden des jungen Werther (Nỗi đau khổ của chàng Werther), Wilhelm Meister Lehrjahre (Những năm học hành của Wilhem Meister); + Thi kịch: Faust (I và II); Sturm und Drang (Bảo táp và Xung kích); Elective Affinities; Truth and Fiction … + Các Tập thơ và một số danh ngôn.

Dư luận văn học Đức và thế giới trân trọng Goethe như nhà thông thái đỉnh cao của dân tộc Đức, và của năm châu, vị trí đứng trên cả Einstein (1879-1955), nhà bác học lỗi lạc thế kỷ 20 – cha đẻ thuyết Tương đối (Relativity Theory).

Không gian thời hội nhập ở Việt Nam ngày càng thông thoáng cởi mở dọn đường cho những người yêu thích hoạt động ngoại ngữ. Trong quá trình giảng dạy tiếng Đức tại trung tâm, và hướng dẫn biên dịch tiếng nước ngoài cho sinh viên Đại học Cần Thơ, tôi được bù đáp lại một cách thú vị. Sự làm việc cặm cụi để tìm hiểu thêm những tác phẩm văn học thế giới giúp tôi có cơ hội tiếp xúc với những tác giả tiêu biểu để làm quen với tinh hoa văn học nhân loại. Những tác giả lớn như Lý Bạch (701-762) của Trung Quốc, Victor Hugo (1802-1885) của  Pháp, Shakespeare (1564-1616) của Anh, Leon Tolstoi (1828-1910) của Nga, Goethe của Đức, bên cạnh Nguyễn Trãi (1380-1442), Nguyễn Du (1766-1820), Hố Chí Minh (1890-1969) cũng được linh động xen vào chương trình nghiệp vụ hằng năm, tạo không khí thoải mái cho thế hệ trí thức trẻ đam mê văn học nước ngoài.

Dù tiếng Đức được nhiều người coi là một ngôn ngữ không dễ học, tác phẩm văn học Đức hiếm người có cơ hội tiếp cận, thi hào Goethe vẫn là một khuôn mặt văn nghệ ấn tượng, không xa lạ với độc giả yêu văn học trên khắp năm châu. Dường như Goethe hiện diện có vẻ khiêm tốn ở một góc khuất văn học do ngôn ngữ, nhưng thật sự tác giả Faust chói lọi như một tinh cầu, tỏa rạng ánh sáng rực rỡ trong vũ trụ mênh mông của thi ca xưa nay được công chúng yêu văn chương thế giới ngưỡng mộ.

Goethe (1749-1832) – với tên đầy đủ là Johann Wolfgang von Goethe  là một cây cổ thụ của nền văn hóa nước Đức. Sinh ra tại Frankurt (cùng thời với Nguyễn Du và nhà thơ nổi tiếng Anh W. Wordsworth, 1770-1850) trong một gia đình trung lưu khá giả vào thời kỳ cuối chủ nghĩa cổ điển (classicism) và bắt đầu chủ nghĩa lãng mạn (romanticism) ở phương Tây, trong nghệ thuật, Goethe sớm nổi tiếng trong lĩnh vực tiểu thuyết, thi ca, kịch nghệ, hội họa, khoa học cả chính trị. Cha của Goethe, Johann Caspar là luật gia, làm tham nghị viên ở triều đình và mẹ, Catharina Elisabeth cũng là luật gia nên cả gia đình không phải quá lo lắng về kinh tế. Khi còn nhỏ chưa đến trường, Goethe được cha mời gia sư dạy trước tại nhà cho các môn học phổ thông và những ngôn ngữ La-tin, Hy Lạp, Anh và Pháp xen lẫn với học khiêu vũ, cưỡi ngựa, đấu kiếm và thỉnh thoảng cũng đi xem kịch. Đặc biệt, cậu bé Goethe mê hội họa và văn chương. Mười sáu tuổi, Goethe bắt đầu học Luật tại trường Đại học Leipzig (1765-1768) nhưng cậu trai tỏ ra thích thú nằm nhà đọc những tác phẩm văn học cổ điển hoặc cận đại nổi tiếng của thế giới và hay cầm bút cọ hí hoáy vẽ hơn là đến trường học.

Văn chương lỗi lạc, tính khí lãng mạn đa tình, đến học ở Đại học Leipzig (1765-1768), Goethe đã sớm bị tiếng sét ái tình từ cô gái đẹp Kathchen Schönkopt nên sáng tác những vần thơ yêu đương tha thiết để ca ngợi giai nhân. Năm Goethe 18 tuổi, tập thơ đầu tiên Buch Annet ra đời (1767). Sau đó chàng chuyển đến học tại Strasbourg (1770-1771). Ở nơi nào Goethe cũng viết và thai nghén những tác phẩm mới. Sau thời gian bị bệnh nặng, Goethe trở lại thành phố quê hương Frankfurt vừa học Hội họa và văn học vừa học Luật. Đậu Tiến Sĩ, Goethe đi làm luật sư (1971-1975).

Goethe bắt đầu yêu F. Brion, con gái một luật sư và tiếp xúc văn nghệ sĩ ở nhóm Bão táp và Xung kích. Tại thành phố quê hương Frankfurt, Goethe sáng tác mãnh liệt nhất. Kịch Götz von Berlichingen (Götz ở Berlichingen-1773), Die Leiden des jungen Werther (Nỗi khổ đau của chàng Werther) dù được viết ra khi còn trẻ nhưng Goethe đã tạo được tiếng vang rầm rộ trong dư luận văn học Đức và châu Âu. Một người phụ nữ khác cũng đi qua cuộc đời tình ái của Goethe: Nam tước phu nhân Charlotte von Stein với hơn hai nghìn cánh thư xanh gửi qua lại mười ba năm trong một cuộc tình buồn giữa Charlotte và nhà thơ. Khi hoạt động sôi nổi tại Weimar, Goethe lúc làm giáo sư Đại học, Ủy viên Hội đồng chính phủ, lúc làm Bộ trưởng tài chánh, Bộ trưởng chiến tranh, ông vẫn viết thêm nhiều thể loại trên các lĩnh vực khác: anh hùng ca, kịch thơ, khoa học, thi ca, hội họa… Ngoài bạn thân là kịch tác gia nổi tiếng Friedrich Schiller ((1759-1805), nhà thơ Goethe còn giao thiệp rộng khắp châu Âu với nhiều tầng lớp xã hộ: vua Napoleon (1769-1821); triết gia: Hegel (1770-1831), Kant (11724-1804)… và văn nghệ sĩ: Holderlin (1770-1843), Beethoven (1770-1827)… trong thời đại văn học Bão táp và Xung kích (1770-1785) của nền văn học cổ điển Đức.

Thế giới yêu đương – mảnh đất màu mỡ phì nhiêu của Goethe cũng ngùn ngụt cháy bỏng với lắm cuộc tình, tiếp nối biến thiên không ngừng từ lúc nhà thơ bắt đầu hoạt động văn học nghệ thuật cho đến lúc cuối đời. Nội dung tiểu thuyết đầu tiên Nỗi khổ đau của chàng Werther của Goethe từng gây chấn động văn đàn nước Đức và châu Âu có nguồn gốc từ hiện thực tình ái nhà thơ và một người bạn. Vào một ngày bình thường giữa hai người bạn thân thiết, năm 1772, Kestner dẫn Goethe đến thăm nhà vị hôn thê của mình. Khốn khổ thay cho Goethe. Trời đất cắc cớ xui khiến làm chi cho danh sĩ hội ngộ với giai nhân trong hoàn cảnh trái ngang tai ác. Goethe trót yêu ngay Charlotte, vợ chưa cưới của bạn mình ngay từ phút gặp gỡ đầu tiên! Nhà thơ trẻ tài hoa đa tình cũng đã trộm nhìn được ở ánh mắt xanh của Charlotte những tia sóng tình dường đã xiêu xiêu với mình. Nhưng trớ trêu thay, ngón tay nàng đã trót đeo nhẫn cưới của hôn phu. Yêu thương chồng, kính trọng bạn chồng, Charlotte đành âm thầm để lắng dịu cơn sóng lòng cộng hưởng cùng hành động mạnh mẽ dứt khoát của nhà thơ đã quyết chôn sâu mối tình tuyệt vọng. Cùng năm, Goethe lại yêu cố gái mắt đen Maximilianni vợ một thương nhân giàu có trong vùng. Sang năm 1788, Goethe yêu Christiane Vulpius, và thành hôn với nàng năm 1806. Dù đã có gia đình, con thuyền yêu đương không bến của Goethe vẫn luôn kiếm tìm cặp bến mới. Năm1807, nhà thơ lại yêu Minna Hecxlip. Năm 1823, trong thời gian dưỡng bệnh tại Marinbet, Goethe lúc bấy giờ đã chín chắn ở tuổi 74 yêu nàng thơ Ulrike chỉ ở độ cuối tuổi teen. Với Goethe, một kẻ săn tình, dường như tình yêu là sự sống, là hơi thở, còn sống là còn yêu. Nhưng yêu với chàng dường như có nghĩa là để viết.

Thi hào Goethe mất năm 1832, được vinh dự an nghỉ bên người bạn thân Shiller, tại nhà mộ thành phố Weimar, được coi là Athene của Đức (das Deutsch Athen) – nơi hội ngộ của những con người xuất chúng đã đi vào lịch sử nhân loại như: nhà soạn nhạc Johann Sebastian Bach (1685-1750), kịch tác gia Friedrich Schiller, Thomas Mann (1875-1955), nhà văn được giải Nobel văn học… và Goeth.

Hành trình vào thế giới văn chương của Goethe, người ta thấy ông viết chủ đề, đa dạng theo nhiều thể loại. Nhưng Goethe được nhắc đến nhiều ở hai tác phẩm: Faust (I và II), Những khổ đau của chàng Werter cùngmột số bài thơ hay tiêu biểu của ông. Nhưng thơ là thể loại làm cho ông nổi tiếng nhất trên văn đàn quốc tế: Những khổ đau của chàng Werther. Tác phẩm này viết theo dạng tiểu thuyết thư tín (epistolary novel/ roman épistolaire) được dựa vào hiện thực cuộc đời người bạn Giêrusalem của nhà thơ và của chính Goethe. Sau vở kịch Gotz von Berlichingen (1771), tiểu thuyết ra đời vào năm 1774 và được tái bản ngay vào ba năm sau (1787).

Goethe dựa vào chuyện thật của bạn mình là Giêrusalem. Anh này yêu đơn phương vợ một người bạn đồng sự của mình nên bị đuổi ra khỏi nhà. Tự coi là bị sỉ nhục, kẻ cấm sừng bạn tự sát bằng súng lục. Thai nghén từ chuyện buồn mất bạn rồi ngẫm nghĩ lại cuộc đời mình, Goethe đóng cửa không tiếp khách và chỉ trong một tháng đã viết xong tiểu thuyết Những khổ đau của chàng Werther: Chàng thanh niên Đức Werther chán cuộc sống thành thị trong xã hội có nhiều rối ren. Qua bức thư gởi bạn Winhelm, chàng cảm thấy phải  xâm nhập vào thiên nhiên, đi vào đời sống của nông dân và nhân dân lao động. Tốt nghiệp Đại học, không tìm việc làm, Werther tìm đến Warheimu là một thị trấn có phong cảnh đẹp, khiến chàng say đắm cảnh thiên nhiên, yêu quý trẻ em và quan hệ với tầng lớp lầm than trong xã hội. Trong một buổi khiêu vũ, Goethe tình cờ hội ngộ với Lothéa, một thiếu nữ xinh đẹp, hồn nhiên, trưởng nữ của viên quan tư pháp thuộc cấp của vị hầu tước trong vùng và trúng ngay tiếng sét ái tình của nàng. Dù Lothéa cũng yêu Werther, nhưng oái oăm nàng trót đã hứa hôn với Albert, một con người tốt và có tri thức trong xã hội. Chuyện tình bộ ba rắc rối dù Lothéa vẫn tìm cách quấn quít bên Werther. Nhưng sau cùng, chàng cũng tìm được cách thoát ra và tìm vui trong công việc ở cơ quan. Trước lúc đó, Werther có lần đã tranh luận với Albert về vấn đề tự sát, một hành vi mà Cơ Đốc giáo ngăn cấm, và Albert cũng phản đối. Nhưng Werther biện minh rằng kẻ tự sát không phải là kẻ hèn yếu mà họ giống n, chàng hư người mang căn bệnh bất trị, không tự sát không được.

Werther vẫn tiếp tục đi làm việc, rồi lại rời bỏ cơ quan với ý muốn thay đổi thói xấu của tầng lớp nha môn và sự quan liêu của bọn quý tộc sau khi nhiều lần cảm thấy bị hạ nhục. Chàng căm giận phải thốt lên: “Ôi ! Đã bao lần tôi với tay cầm dao, muốn chấm dứt sự ngột ngạt dồn nén trái tim tôi. Người ta nói có một loài ngựa quý, khi bị săn đuổi đến đường cùng thì lồng lên giận dữ, và theo bản năng, nó tự cắn vào động mạch của mình để được dễ thở hơn. Tôi cũng thường thấy như vậy, tôi muốn cắt đứt động mạc của tôi để đạt tới tự do đời đời”! Sau khi chán bỏ một hầu tước, chàng có ý định tòng quân nhưng lại tìm đến thành phố Lothéa lưu trú sau khi kết hôn. Cắt đứt mọi ràng buộc trong xã hội, Werther chỉ còn xem Lothéa như một điểm tựa bình yên. Nhưng chàng không thể nào sống thoải mái bên Lothéa đang bị ràng buộc với Albert trong tình nghĩa vợ chồng. Cùng lúc, Werther lại mục kích cảnh một người bạn mới quen bị đuổi việc vì anh ta yêu say đắm nữ chủ nhân của mình vốn là một quả phụ. Khi biết tin nữ chủ nhân muốn lấy một người làm thuê khác, anh ta đã giết người đến sau đó. Sau khi biện hộ bất thành cho kẻ giết người trước quan tư pháp vốn là cha của Lothéa, Werther gặp một thanh niên vốn là nhân viên văn thư của quan tư pháp bị điên vì yêu đơn phương Lothéa. Tình cảnh bế tắc của hai thanh niên si tình khiến Werther nhìn lại hoàn cảnh mình. Chàng muốn mình được điên để không phải bị giày vò nhưng chàng vẫn cứ tỉnh. Werther muốn sao được như những thanh niên làm thuê cùng Albert đi đến chỗ chết nhưng ngại làm phương hại đến Lothéa. Cuối cùng nghe lời Lothéa, Werther đành phải giữ khoảng cách với nàng để gia đình Albert được yên bình. Nhưng vì không giải quyết được mâu thuẩn nội tâm, Werther đã bỏ đi lời hứa với Lothéa. Chàng tìm gặp nàng lần cuối, hát cho Lothéa nghe một khúc ca và trong cơn xúc động đã ôm hôn lấy Lothéa. Sau đó, Werther lấy cớ sẽ đi du lịch và mượn súng của Albert. Werther đã tự kết liễu đời mình, sau khi để lại trên bàn việc của mình vở kịch của Lessing Emilia Galotti, nội dung trong đó biện hộ, bào chữa được cho đạo đức của chàng.

Goethe đã thể hiện trong tác phẩm trung tâm của ông một phong cách nghệ thuật đặc biệt: qua những bức thư tự sự, tâm tình, ngôn ngữ văn xuôi thi vị, giàu hình tượng rất điêu luyện, nói lên được thế giới nội tâm của nhân vật. Độc đáo với bút pháp miêu tả thiên nhiên linh động cũng như trong thơ của Goethe, khiến cho độc giả thưởng ngoạn cảm thấy vô cùng thú vị vì đã bộc lộ được những nỗi niềm riêng tư sâu kín nhất ở con người. Khác với lối văn có tính cách hùng biện, đượm màu triết lý hơi khô khan trong tác phẩm  Nàng Héloise mới (Nouvelle Heloise) của văn hào Jean Jacques Rousseau, văn phong Goethe trong Những khổ đau của chàng Werther diễn đạt khéo léo, trong sáng và tinh tế hơn.

Tình yêu và cái chết của Werther đã gây nên những cơn địa chấn một dạo trong đạo Công giáo và văn đàn phương Tây cũng đã viết bài phê bình hoặc tác phẩm phóng tác. Ở Trung Hoa, nhà văn lớn Quách Mạc Nhược (1892-1978) đã dịch tác phẩm này ra Hoa ngữ. Những tác phẩm khác trên thế giới mang nội dung phảng phất tiểu thuyết của Goethe là: Romeo à Juliette của Shakespeare (); Tuyết Hồng lệ sử (với Mộng Hà và Lê Nương) của Từ Trẩm Á  cũng có nhân vật phảng phất bóng dáng của chàng Werther. Ở Việt Nam có tiểu thuyết Tố Tâm (với Đạm Thủy và Tố Tâm) của Song An Hoàng Ngọc Phách (1896-1973) được nhiều người coi là bị ảnh hưởng từ tác phẩm của Goethe. Đặc biệt, Napoléon (1769-181), trong lúc viễn chinh ở Ai Cập đã không quên mang theoNhững khổ đau của chàng Werther và đã đọc nó nhiều lần. Dù tác phẩm này làm cho Goethe nổi tiếng khắp năm châu, nhưng chính Tập thơ Faust (12.111 câu) đã hình thành chân dung vĩ đại của đỉnh cao thi ca Goethe của Đức trên thế giới.

2. Faust: Thi tập Faust (phần I và II) lấy cốt truyện từ truyện dân gian Đức cùng tên. Sau khi xuất bản, Faust I được dịch ngay ra tiếng Pháp bởi các nhà hàng đầu của nền văn học Pháp: J. 1850). Faust dùng ngòi bút tài hoa của mình để hóa thân một truyện hoang đường thành kịch thơ giá trị đậm màu triết lý mà nhân vật chính là tiến sĩ Faust. Là người thông minh tài giỏi, mê Jacques Rousseau (1712-1778), Victor  Hugo (1802-1885), Honoré de Balzac (1799- 1850), Faust mê nghiên cứu khoa học, thích khám phá, tìm tòi. Chưa vừa lòng với sự hiểu biết của mình, ông bèn hợp đồng bán linh hồn cho quỷ Méphisto dưới địa ngục để nhờ pháp thuật của hắn thỏa mãn khát vọng nghiên cứu của mình. Quỷ đã khiến cho Faust đi từ sung sướng đến đau thương tột đỉnh. Nhưng không như ở truyện dân gian Faust bị Mephisto giết chết và bắt mất linh hồn, ở kịch thơ phóng tác của mình, Goethe đã xây dựng Faust với nhiếu tính cách cao đẹp. Chàng là một người có tâm hồn thanh cao, biết hướng thượng, vươn lên không ngừng dù cũng có lúc cũng vướng phải lỗi lầm. Cuộc đời Faust vẫn được coi là hết sức hoạt  động, theo đuổi sự nghiệp của một nhà trí thức khoa học, cực kỳ đam mê và phấn đấu luôn trong đời để tìm tòi, hiểu biết. Faust là một tâm hồn lạc quan trong sáng, yêu đời đáng cho con người học tập. Chính chàng đã từng nói : Đẹp quá thời gian ơi, xin dừng lại! (Verweile doch, du bist so schön ! ) – tư tưởng rất gần gũi với thi hào Pháp Lamartine (1790-1869): Hỡi thời gian, xin dừng cánh bay (Ô temps, suspends ton vol). Ở Faust đã thể hiện chân dung đẹp đẽ của một thanh niên có nghị lực phi thường, luôn muốn chinh phục thiên nhiên để phục vụ con người và xã hội.

3. Thi ca Goethe và những tư tưởng đẹp. Ở kịch thơ Faust và các tập thơ của thi hào Goethe, độc giả không khó ra được tình yêu thiên nhiên nồng nàn, lòng yêu người tha thiết và yêu cuộc sống dạt dào hiếm thấy. Goethe thể hiện một tâm hồn lạc quan trong sáng, đã ngọt ngào nhìn thiên nhiên còn thiết tha trìu mến hơn cả một bạn tình : Lộng lẫy trước mắt ta/ Ôi thiên nhiên thức dậy!/ Kìa vầng dương sáng lòa/ Đồng quê cười rạng rỡ … // Ôi tình yêu, tình yêu/ Màu vàng tươi óng ả/ Như vầng mây buổi sớm/ Lững thững đỉnh đồi cao (Lễ hội tháng Năm) (1). Tiếng thơ  Goethe là tiếng hót líu lo vui vầy của con chim sơn ca giữa cánh đồng bát ngát, âm vang tình tự của những giọt sương mai từ không gian bao la rơi xuống: Ta yêu em như con chim sơn ca/ Yêu không gian phủ cánh đồng bát ngát /Như muôn hoa yêu sương mai ngào ngạt/ Từ bầu trời rót xuống cõi người ta (2). Vì yêu thiên nhiên vạn vật mà nhà thơ khôn nguôi tiếc nuối những tháng ngày xưa thân ái đã qua đi: Hỡi ơi những tháng ngày qua/ Ai đem trả lại cho ta đi nào? (3) (Mất mát đầu tiên)…

Để ghi nhớ công ơn nhà thơ, tại quê hương thi hào, người dân Đức đã xây dựng hai ngôi nhà Goethe: một ở thành phố Frankurt nơi ông sinh ra và một ở thành phố Weimar nơi ông tới năng nỗ làm việc. Tại Frankfurt cũng có trường Trung học Goethe (Goethe Gymnasium), trường Đại học Goethe (Goethe Universitat), ngôi nhà Goethe (Goethe Haus) bên cạnh Viện Bảo tàng Goethe (Goethe Institut). Rồi tượng đài Goethe (Goethe Denkmal) đường bệ ngự giữa công trường Goethe (Goetheplatz). Chưa hết, còn có con đường lớn mang tên Goethe (Goethestrasse), Và tháp Goethe (Goetheturm) hoành tráng uy nghi bằng gỗ 43 m cao nhất nước Đức. Cũng không thể không nhắc đến cả những tiệm bán đồ kỷ niệm và quán ăn (Goethe Bar) cũng mang tên nhà thơ tài hoa và khí phách của họ. Thành phố Frankfurt, nơi ông lần đầu tiên mở mắt nhìn mặt trời và trưởng thành, cứ ba năm một lần, tổ chức lễ trao giải thưởng văn học Goethe (Goethpreis) cho văn nghệ sĩ. Riêng tại thành phố Weimar nơi nhà thơ đã tới xả thân làm việc, đã giành lấy phần vinh dự trao Huy chương Goethe (Goethe-Medaille) vào ngày sinh nhật của thi hào. Thật chưa hề có quốc gia nào trên thế giới thể hiện lòng ngưỡng mộ biết ơn và cung cách vinh danh người tài bằng tất cả trái tim mình như dân tộc Đức.

Chung kết lại, trong thơ Goethe dẫu có nói đến khổ đau (Lieden/ sufferings/ souffrances) và bảo táp (Sturm/storms/orages), nhưng qua sự nghiệp và văn thơ của thi hào, ta vẫn cảm thấy Goethe truyền cho con người nguồn hơi ấm nồng nàn, tràn trề nhựa sống, để họ được yêu thêm cuộc sống tươi đẹp mà mỗ con người chỉ sở hữu một lần và lòng khao khát được vươn lên dù cuộc đời có phong ba bão táp: “Làm gì hơn ta mãi nghĩ miên man/ Vì cuộc sống là thiên đường bất tuyệt” (W. Wordsworth). Dù là một tâm hồn lãng mạn đa tình như con thuyền không bến đỗ, Goethe như muốn nhắc nhở ta: Hạnh phúc thực sự chỉ đến khi ta biết làm việc, yêu cuộc đời, quý trọng con người và thân thiện cùng thiên nhiên cỏ cây sông núi. Tác phẩm Goethe trong sáng chứa đựng tình yêu con người và cuộc sống của nhà thơ đã tạo thành giai điệu ấm áp sôi nổi trong một liên khúc đậm tính nhân văn. Tinh thần lạc quan vô tận trong văn chương Goethe là mùa xanh tươi thắm, làm hạt nhân mãnh liệt, thôi thúc con người trong bất cứ hoàn cảnh nào trong đời cũng không ngừng phấn đấu, hăm hở vượt xa và mãi mãi bay cao hơn (Ever go further and fly higher in life). Bởi vì cuộc đời càng đau khổ, con người càng vĩ đại (Plus la douleur est grande, plus il est grand de vivre-Corneille).

Nguyễn Thanh