Nhà văn Vũ Khắc Tỉnh
CHƯƠNG 3
Qua một ngày nữa đi lang thang. Người đàn bà dự định tạt vào vào căn phòng viết bảng hiệu quảng cáo. Nói cho đúng không hiểu tại sao người đàn bà lại đưa chân đến khu bán đồ cổ nhưng chỉ đi lướt qua đến một con đường khác, con đường này bán phở, hủ tiếu nam vang và người đàn bà ghé vào đây ăn hủ tiếu. Thậm chí, có thể nói là người đàn bà không chú tâm ghé vào mà tự nhiên thấy mình ở đây, bởi vì căn phòng viết vẽ bảng hiệu quảng cáo còn một đoạn đường nữa quá xa, hơn nữa hôm nay buổi sáng chủ nhật không biết anh chàng đó có đi làm không? Hay đi lễ nhà thờ đến với chúa làm sao mà biết được.
Thật là, may mắn hôm nay là ngày nắng ráo. Trước đó mấy ngày mưa gió tầm tã. Người đàn bà một mình đi lang thang khắp hang cùng ngõ hẹp, và cuối cùng đến cây cầu bắt qua sông, bên kia là ngoại ô thành phố. Người đàn bà tay vịn thành cầu đứng ngó mông lung, xung quanh người đàn bà nào là tiếng xe chạy, tiếng xe ngựa kéo lê trên đường kêu lốc cốc, tiếng ồn ào trong lòng thành phố có tính chất nghề nghiệp không mảy may gây trở ngại cho người đàn bà tiếp cận khỏang không gian trước mặt.
Quang cảnh chung quanh miêu tả tất cả hiện thân một thành phố cổ được tu sữa lại một phần hư hỏng do thời gian mưa nắng bão lụt. Đằng sau những dãy nhà, chùa chiền, đền thờ thánh thần ma quỷ là những con đường ngang dọc chạy thẳng tắp ra biển, phía bên trái con đường buổi sáng sớm hiện lên bóng mờ mờ trong màn sương mỏng không rõ lắm, nhưng đúng là khung cảnh nên thơ. Khó lòng mà người đàn bà tưởng tượng nổi. Đây cũng là một địa điểm đáng được ghi nhận một thành phố cổ được tái hiện một cách sinh động hết sức chính xác, cũng hết sức chi tiết.
Ánh sáng ban mai chiếu rọi vào dòng nước dưới chân cầu, chuyển thành những dòng tia sáng vàng óng ánh làm cho mặt nước lóng lánh, còn ở phía trên cầu thì ngả sang mùi nắng nóng khó chịu nhưng nhờ những cơn gió thổi thốc vào từ biển khơi, và hơi nước sông bốc lên nghe mát lạnh. Ngay cạnh chân cầu, con nước xô đẩy nhau dội vào bởi một chiếc ghe nhỏ đi ngang qua tạo nên con sóng gợn lăn tăn. Còn trên sông những chiếc ghe lớn neo đậu dưới bóng cây râm mát. Người đàn bà cảm thấy như có cái gì đó như con người đứng làm cho chiếc ghe chòng chành. Dù trên chiếc ghe không có người ở đó. Những chiếc ghe cỡ nhỏ lướt nhẹ dưới ánh nắng trôi chầm chậm qua một khúc sông, trôi qua thành phố cổ và thật thích thú được lướt nhẹ trong làn sóng lăn tăn phản chiếu ánh nắng mặt trời và hai bên bờ sông cây lá nghiêng đầu soi bóng nước. Bức tranh toàn cảnh sông nước đã đưa người đàn bà trở lại những buổi sáng mùa hè xa xưa thời còn đi học. Dù không có một dấu vết nào chỉ rõ năm tháng, nhưng người đàn bà tin chắc rằng đó là những năm tháng thuở còn đi học trường làng quê. Người đàn bà cố tìm lại những màu sắc và những mùi vị đã lãng quên vào thời ấy, hoa cỏ, ruộng đồng, toả hương thơm bay thoáng vào không gian mờ ảo, núi đồi vườn tược xanh tươi, trái cây thơm ngon và con cá nào bắt ở sông cũng thật to béo. Người đàn bà như tưởng tượng ra con đường đất nhỏ chạy ngoằn ngoèo trong làng xóm. Người đàn bà bất chợt nhớ đến cô bé hàng xóm giấu mẹ giấc ngủ trưa, lén đi với người đàn bà lên đồi hái sim chín, leo trèo hái trộm me người hàng xóm. Nhà cô bé cách nhà người đàn bà khoảng chừng ba mươi mét, học thua người đàn bà một lớp ở bậc tiểu học. Gia đình cô bé sống trong ngôi nhà ngói hai gian. Trong cuộc chiến tranh vừa qua bị bom đạn đánh sập hết một gian nhưng gia đình vẫn bình yên. Con đường nhỏ chạy xuyên qua ngọn đồi, xuyên qua một làng khác hai bên đường có những bụi tre lao xao trong gió. Người đàn bà nghe và thấy tiếng mẹ gọi từ sau những hàng cây cau cao vút, và người đàn bà quen chạy về tiếng gọi ấy, chạy vào sâu trong ngõ ngách tâm hồn, và ngày thơ ấu ấy như mới giữ lại được, mà thời gian sau này tưởng chừng như vĩnh viễn biến mất, vĩnh viễn và vĩnh viễn lảng quên. Vậy mà không, nó vẫn còn vương víu những âm điệu nhẹ nhàng và tràn ngập những âm thanh rất nhỏ nhưng cũng đủ để cho người đàn bà nhớ đến.
Phép lạ đó chính là người đàn bà có tâm hồn đa cảm, nên nắm bắt được những kỷ niệm của một vùng quê yên ả với tất cả những màu sắc, mùi vị, hơi ấm, khói sương…
Người đàn bà đâu có nghĩ được rằng miền quê nhỏ của mình lại có thể đẹp như vậy, đặc biệt là một nơi thuần khiết trong thiên nhiên, không có bàn tay của con người tạo dựng nên và tạo ra dáng đứng.
Giờ đây người đàn bà biết thế nào là một cuộc chơi thật sự, khi đã biết nó đã nằm trong danh mục của trào lưu văn hoá, khi đã biết nó hiện ở đây và thuộc về thành phố cổ. Người đàn bà muốn kiếm tìm nó cho thoả chí, dù bất kỳ giá nào. Một ngày, hai ngày, người đàn bà cũng chấp nhận một cuộc daọ chơi hay đi lang thang có sắp đặt sẵn một cách bài bản hẵn hoi.
Mãi khi ra đến ngoài phố. Người đàn bà mới cảm thấy hứng thú. Một bức tranh toàn cảnh nhẹ bổng, nhẹ hơn cả không khí mỏng bay trên mặt đất. Tất cả như cuốn phim mờ ảo chạy chậm trong không gian.
Trước khi có chúng ta, thành phố cổ đã sống năm trăm năm, người ta đâu chỉ đấu tranh, giành giựt sự sống, có cả những cuộc vui chơi hội hè, những việc làm trong sáng nhân văn mang vẻ đẹp nữa chứ. Năm trăm năm trong lao động không ngừng nghỉ. Toàn bộ lịch sử đã đi qua thành phố cổ một cách êm thấm, chẳng lẽ chúng ta không đến hay sao. Người đàn bà như trải lòng ra giữa thanh thiên bạch nhật.
Nếu không bướng bỉnh, tu tâm để học thì bây giờ người đàn bà đã thành một người giỏi giang thành đạt, nếu không làm được bà này bà nọ trong xã hội thì cũng là người có chồng con tử tế đâu còn đi lông bông chưa có điểm dừng . Và như thế là người đàn bà cứ trượt dài trên con đường lang bạt khó lòng mà gượng dậy nổi. Nói vậy có ngoa lắm không? Người đàn bà là một kẽ cực đoan quá quắt, với người đàn bà hoặc là thế này, hoặc như thế kia, chứ không chịu thừa nhận bất cứ một sự do dự nào. Người đàn bà nhìn vào nơi sâu thẳm tâm hồn , nhìn vào nơi sâu thẳm mênh mông phía trước rung rung bàn tay xoè ra. Biết làm gì đây. Cá nhân người đàn bà lúc nào cũng tin vào thượng đế, vào lẽ phải, vào số phận, vào tài năng, sẽ làm nên tất cả những gì có thể làm được bất chấp mọi trở ngại. Lời lẽ người đàn bà bộc lộ một niềm tin mãnh liệt. Dường như người đàn bà đang thuyết phục chính bản thân của mình mà không hề biết được chuyện gì sẽ xảy ra ngần ấy năm sống đời lang bạt ở Sài Gòn được gì và mất những gì.
Trong mọi suy nghĩ và giọng nói của người đàn bà vừa có sự tuyệt vọng, lại vừa có sự hân hoan. Sau này, người đàn bà thường nhớ lại thời xa xưa ấy, nhớ lại những giây phút ấy dù không mấy rõ ràng. Người đàn bà muốn ôm hôn người đàn ông ấy và lúc đó trong đầu người đàn bà lại xảy ra một ý nghĩ e ngaị khó chịu khi nói đến điều ấy. Người đàn bà nói đến điều ấy trong lúc này để làm gì. Chắc có lẽ người đàn bà cần một cái gì đó dù mong manh. Tuy ý nghĩ này mơ hồ trống rỗng, nhưng người đàn bà không thể dập tắt được ngọn lửa trong lòng âm ỉ cháy. Nổi ám ảnh người đàn ông trên chuyến tàu với đôi mắt nhìn soi mói người đàn bà một cách chăm chú như muốn ôm hôn người đàn bà nhan sắc, cũng bình thường thôi người đàn ông nào thấy người đẹp mà chẳng nhìn. Và sau đó người đàn ông đó có gặp lại người đàn bà một vài lần, nhưng không làm lay động được trái tim người đàn bà, vì người đàn ông đó làm kế toán trong một công ty nhà nước. Người đàn bà lại chê cái nghề kế toán chỉ toàn là con số quá khô khan. Dù không tiến xa hơn đến với nhau, nhưng người đàn bà vẫn tôn trọng, vẫn cảm nhận được ánh mắt trìu mến, nhưng không nói được bằng lời như thơ.
Người đàn bà sống quá lãng mạn, chỉ quí mến những người biết làm thơ trong mọi cảm xúc, người đàn bà coi họ như những thượng đế, chỉ biết ngắm nhìn từ xa.
Một buổi chiều trên cầu thành phố cổ, mà cứ tưởng tượng trong đêm khuya khoắt, mảnh trăng vàng chiếu sáng bầu trời, vô số những ngôi sao lấp lánh, nhấp nháy, động đậy trong không gian thơ mộng.
Người đàn bà trở về với thế giới tuổi thơ xưa kia, tiếng lá cây xào xạc, tiếng côn trùng nhả những khúc nhạc không lời nghe réo rắt, tiếng mưa rơi lộp độp sau vườn và cha mẹ người đàn bà còn sống. Người đàn bà cảm thấy bàn tay sạm nắng thô nhỏ nhỏ nhắn của cha mẹ đặt lên đầu người đàn bà.
- Nét mặt của con hồn nhiên thơ ngây lắm.
Cả cha lẫn mẹ, đều chăm chú nhìn cô con gái cưng. Mẹ
đưa tay xoa mặt, người đàn bà lúc ấy không hiểu tại sao, đáng lẽ chăm chú nhìn vào đồi núi, ruộng đồng, ngát màu xanh phơi mình dưới ánh nắng.
- Người đàn bà lớn lên ở đây. Người đàn bà chỉ vào ngôi
nhà, mảnh vườn, vào chính giữa mênh mông trời đất trong sức tưởng tượng vô cùng biến hoá.
Cha mẹ lúc ấy đưa mắt nhìn nhau. Mẹ thì mĩm cười. Bất chợt khuôn mặt mẹ tái nhợt, lặng đi như nhớ ra một cái gì đó. Cha thì vội vã cất tiếng nói oang oang vui vẻ hơn, làm bộ làm tịch coi như không có chuyện gì xảy ra cả.
- Thực ra, cũng chẳng có gì xảy ra trong ngần ấy thời gian
Người đàn bà nhìn ra cánh đống lúa chin uốn lượn trong
cơn gió thoảng rì rào, người đàn bà lại thấy trong không khí khi hít vào thở ra nhẹ nhõm. Buổi sáng tiếng gió thổi vù vù, tiếng ríu rít gọi nhau của lũ chim sẻ, tiếng trẻ nít khóc bên hàng xóm. Những âm thanh ấy nổi lên từng ngày, từng ngày, đến nổi ai ở miền quê này cũng nghe thấy.
- Ngôi nhà xưa vẫn còn đủ sức chống chọi với mưa nắng,
giông bão lũ lụt, phía trước là cây vú sữa. Dĩ nhiên cây vú sữa tán lá sum suê, trái đong đưa trên cành.
- Mái ngói qua thời gian đã thay màu nâu sẫm phủ lớp
rêu cũ mèm.
- Hoàn toàn là như thế. Trước đây mái ngói màu đỏ tươi
khi mưa xuống, thời gian dái đi qua làm thay đổi tất cả.
Không nghe hết những câu chuyện trong đầu, người đàn bà giật mình ú ớ…
- Thành phố cổ thì những ngôi nhà cổ kính nằm san sát
nhau không còn để lại một dấu vết gì.
Đã biết bao nhiêu lần rồi người đàn bà nhìn đồi núi, nhìn sông nước, xa hơn là biển khơi trong mù mờ, nhìn dáng vẻ những ngôi nhà cổ kính mà không hề thấy bớt hứng thú. Cũng không bao giờ người đàn bà ngờ rằng có thể ngắm đi ngắm lại một bức tranh toàn cảnh phố cổ mà vẫn thấy say sưa như mới lần đầu. Hình như đó là cảnh quan vừa quen thuộc vừa lạ, chẳng có gì mới mẻ và chẳng thu lượm thêm được gì. Vậy thì không biết do đâu mà có những cảm giác ngồ ngộ ấy khiến cho người đàn bà nhớ đến một cái gì đó tưởng chừng như đã quên. Do đâu mà tiếng nói oang oang của cha mẹ người đàn bà cứ như còn văng vẳng đâu đây bên tai. Đúng là một sự ám ảnh không có hồi kết.
Thỉnh thoảng, khi đi ngang qua ngôi trường Trần Quí Cáp, người đàn bà nhìn thấy những cây phượng vĩ gốc sần sùi lá sum suê và cánh cổng sắt đóng im ỉm, người đàn bà lại bắt gặp một cảm giác khó phai mờ trong tâm trí.
Người đàn bà cố nhớ lại hình ảnh cô bạn gái học cùng lớp tên Diêu Bông. Qua thời gian mấy năm người đàn bà không học ở trường đó nữa bỏ về quê không biết lý do tại sao. Một cuộc chia tay đầy nước mắt, thế là biệt vô âm tín từ lần đó. Lần này người đàn bà trở lại thành phố cổ mới sực nhớ ra rằng cô bạn học năm nào. Thời gian quá lâu không còn nhớ rõ số nhà, con đường thì thay tên mới lạ hoắc, chỉ còn có cách nói tên con đường cũ hỏi thăm những người hàng xóm ở xung quanh khu vực này may ra tìm được. Qua một ngày người đàn bà chịu khó dò hỏi tung tích. Cuối cùng người đàn bà cũng gặp lại cô bạn học cũ tên Diêu Bông, giờ cô ấy đã có chồng và hai đứa con gái xinh xắn. Như cá gặp nước. Người đàn bà và cô bạn học ôm chầm lấy nhau vừa mừng vừa tủi. Dường như sự gặp gỡ quá bất ngờ như trong phim ảnh. Người đàn bà nhớ lại cái cảnh đứng trước cửa mà không dám gõ cửa hay bấm chuông sợ lộn nhà một người nào khác. Diêu Bông nghe mà cầm lòng không đặng.
Diêu Bông đến giờ đi đón con học ở trường mẫu giáo. Vừa mở cửa thấy người đàn bà đứng tần ngần ở đó. Diêu Bông không tin ở mắt mình:
- Uyên, mày về lúc nào vậy? Sao tìm được nhà giỏi vậy?
- Tau đi hỏi nhà bạn hết một ngày, cái gì cũng thay đổi
nhất là con đường, nhờ tau nhớ tên con đường cũ họ mới chỉ ra con đường thay tên mới.
Diêu Bông nhìn đồng hồ:
- Mày vào nhà ngồi chơi, đợi tau đi đón con về, có mẹ ở
nhà nhưng ở nhà sau. Bà gặp mày chắc là mừng lắm đấy, lúc này mẹ tau bị lảng tai, mày nói chuyện nói lớn mới nghe được.
Người đàn bà chờ Diêu Bông nói một điều gì đó nữa nhưng thấy cô bạn chỉ ấp úng trong miệng rồi thôi. Chắc sự gặp gỡ quá đổi bất ngờ và xúc động. Mười mấy năm trôi qua trong thầm lặng.
Diêu Bông đi rồi người đàn bà ngồi trò chuyện với bà Luỹ. Diêu Bông chở đứa con gái về.
- Mày làm gì ở đâu?
- Tau hả! Ở Sài Gòn chớ ở đâu. Vẫn còn đi lông bông nên
mới rãnh rỗi đi đây đi đó. Số phận tau lận đận lắm.
Diêu Bông cười cười…
- Thế là mày thua tau rồi. Tau đã có chồng và hai đứa con
gái, chúng nó đều đi học. Đây là đứa nhỏ học mẫu giáo, đứa lớn học lớp ba ở lại trường chiều mới về.
- Chúc mừng bạn
Người đàn bà nhìn ngôi nhà cổ, mà không nhận ra được
ngôi nhà cổ, vì có một số thay đổi trong cấu trúc nửa tân nửa cổ rất chói mắt. Người đàn bà ngơ ngác thầm nhắc đi nhắc lại. Người đàn bà vẫn giữ nguyên trong ký ức hình ảnh cô bạn học nhỏ nhắn xinh đẹp gợi cảm, học giỏi nhất là môn văn. Mắt to tròn đen láy như mắt nai. Diêu Bông đã trở thành một thứ sở hữu của thành phố cổ, hệt như ngôi nhà cổ xưa mà cô bạn ở bây giờ. Người đàn bà tin chắc rằng bất cứ lúc nào đến ngôi nhà này. Người đàn bà cũng sẽ bắt gặp cô bạn học, dù có già hơn xưa đôi chút, nhưng vẫn còn ẩn hiện nét trẻ đẹp. Người đàn bà coi đây như một cuộc thăm viếng có chủ đích mà không hề băn khoăn một điều gì.
Trên con đường đến đây, người đàn bà đã chuẩn bị sẵn một tư thế để nghe những lời khen chê và giễu cợt của Diêu Bông. Một cô bạn học rất thân như chị em ruột thịt. Dù sao cô bạn học cũ đã có chồng con nhưng vẫn còn giá trị hơn những cô bạn mới quen. Chắc hẳn người đàn bà sẽ nói chuyện cười đùa với một vẻ thích thú tác động đến nguồn cảm hứng làm cho bầu không khí thêm phần phấn khích, mà lâu nay Diêu Bông sống âm thầm trong ngôi nhà cổ với hai cô con gái còn nhỏ dại không biết gì. Trong khi chồng của cô ta đi làm suốt không có thời gian nghĩ ngơi. Diêu Bông đã nói hết mọi thứ chịu đựng một người vợ trong gia đình cho người đàn bà nghe.
Giờ những câu đối đáp nhau và những điều xưa nay chưa hề biết đến. Người đàn bà muốn bày tỏ đều trở nên thứ yếu, vụn vặt, chỉ còn là niềm xót thương vui buồn lẫn lộn trước một điều không thể nào khác đi được.
Trong đáy sâu đôi mắt của cô bạn học cũ có cái gì đó mơ hồ trống rỗng, đến cái nhìn của cô bạn học lúc thì bình thường, lúc thì bị cái trống rỗng, cái hư vô này làm mất hết sinh khí.
Diêu Bông cố năn nỉ người đàn bà ở lại chơi và ăn cơm với gia đình nhưng người đàn bà một mực từ chối ra về. Vì nhiều lý do tế nhị. Người đàn ông chồng của Diêu Bông hiện giờ, hồi xưa rất thích và yêu thầm người đàn bà. Người đàn bà phớt lờ tình cảm đó giờ gặp lại anh ta chồng của cô bạn học coi kỳ lắm. Nhưng Diêu Bông đâu có biết được những uẩn khúc sâu kín đó.