Nhà thơ Trần Đình Nhân

1474

(Vanchuongphuongnam.vn) – Nhà thơ Trần Đình Nhân sinh ngày 8/9/1957, nguyên quán Kinh Môn, Hải Dương, là thợ Mỏ thuộc vùng Than Đông Bắc Tổ quốc. Hiện ông đang sống và sáng tác tại thành phố Cẩm Phả – tỉnh Quảng Ninh. 

 

Nhà thơ Trần Đình Nhân

Tác phẩm xuất bản:

 Vàng thu (thơ, NXB Văn học, 1997)
– Cuối trời mây trắng (thơ, NXB Hội nhà văn, 2006)
– Tìm xưa trên phố (thơ, NXB Hội nhà văn, 2013)
– Thơ tình Trần Đình Nhân (thơ, NXB Văn học, 2015) 
– Tôi & than (thơ, NXB Văn học, 2016)
– Chuyện với trăng tà (thơ, NXB Hội nhà văn, 2018)
– Chú mèo đi hoang (tập truyện, NXB Kim Đồng, 1997)
– Điều ước của bé Hin (tập truyện, NXB Thanh niên, 1999)
– Chuyện ở làng – truyện dài, NXB Kim Đồng năm 2002(sách có danh mục tại Houston Public Library ( Houston Area Library Automated Network ) NXB Văn học tái bản lần thứ nhất năm 2005, tái bản lần hai năm 2019)
Văn chọn lọc cho trẻ thơ (tuyển, NXB Văn học, 2005)
Chú khỉ mồ côi và ông thầy lang (tập truyện, NXB Kim Đồng, 2013)
– Dấu chân ở lại tập ký– NXB Văn học năm 2009 ( tái bản lần thứ nhất 2010)

 

Giải thưởng văn học:

– Giải Nhì cuộc thi sáng tác văn học cho trẻ thơ Quảng Ninh năm 1991
– Giải Ba bút ký văn học báo Hạ Long năm 2004
– Giải Nhất cuộc thi thơ viết về thợ mỏ lần thứ nhất do Hội nhà văn Việt Nam bảo trợ năm 2005
– Giải Ba văn nghệ Hạ Long lần thứ VII năm 2006 – 2010
– Giải Tư văn học viết về đề tài người lao động do Hội Nhà văn & Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức giai đoạn 2010 -2014
– Giải A cuộc thi thơ viết về hành trình 20 năm thợ mỏ TKV do Hội Nhà văn bảo trợ năm 2014
– Giải Nhất thơ, giải Văn học Võ Huy Tâm giai đoạn 2005-2015

– Giải nhì (không có giải nhất) thể loại truyện và kí cuộc thi sáng tác Văn học viết về 80 năm tự hào Than – Khoáng sản Việt Nam do Hội nhà văn Việt Nam bảo trợ tổ chức năm 2015 – 2016.

 

Quan niệm văn học:

Văn chương là cuộc sống hiện hữu ngay trước mắt! Điều cần thiết, người viết thể hiện cuộc sống tác phẩm thế nào trước thời đại. Một ấn phẩm văn học không bao giờ phải dựa vào những đưa đẩy tụng ca tầm thường. Văn chương tạo được cái tâm đã khó, cái tầm càng khó hơn! Tâm và tầm tránh cho kẻ sỹ thoát được vòng luẩn quẩn giữa danh và lợi, biết trân trọng người với người! Biết nâng niu từng trang sách của bạn viết chân chính. Tôi trưởng thành từ cần lao, một vùng đất đầy nắng gió gian nan nên càng hiểu rõ, cảm thông và chấp nhận mọi xu hướng lao động nghệ thuật, càng trân quý những  giọt mồ hôi mặn chát chắt từ hơi thở cuộc sống ở bất kì tầng lớp xã hội nào. Tôi nghĩ, trong cuộc sống xã hội nói chung, văn chương cần một bản chất lành mạnh để thăng hoa! Phải chăng, không nên dành chỗ cho sự nhàm chán làm tổn thương nguyên khí thiêng liêng này./.

 

Ảnh tư liệu: