Từ đêm rằm Trung thu đến trường Văn Đức

801

04.10.2017-21:30

Nhà thơ Kiều Huệ với cháu nội

 

Từ đêm rằm Trung thu đến trường Văn Đức

 

KIỀU HUỆ

 

NVTPHCM- Mấy ngày qua tìm về website trường Văn Đức bỗng dưng tôi cảm thấy lòng bâng khuâng nhớ về những kỷ niệm xa xưa. Cuốn phim ký ức đã quay lại trong tâm trí tôi một quãng đời thơ ấu từ trước khi tôi nhập học trường Văn Đức…

 

Vào một ngày trời mưa lất phất, tôi được mẹ dắt ra phố mua cho mấy bộ qun áo mới, một cái đèn xếp, thêm vài chiếc bánh khảo nhân đậu xanh thật to. Mẹ bảo nay mai con sẽ đón Tết Trung Thu ở một nơi rất xa và đẹp lắm.

 

Chừng vài ngày sau được mặc bộ quần áo mới tôi theo mẹ lên một chuyến tàu hỏa đi Lộc Ninh. Cảnh người chen chúc ở sân ga khiến tôi sợ hãi luôn nắm chặt tay mẹ, cho đến khi hai mẹ con đã chọn được một chỗ ngồi trên băng ghế bằng gỗ. Tiếng còi hụ vang lên thật dài, tàu bắt đầu chuyển bánh…

 

Tôi nhớ rõ hình ảnh lúc tàu lướt nhanh qua những đường phố, và qua những cánh rừng bạt ngàn xa tắp. Trên toa tàu những người buôn bán hàng vặt rao í ới, tôi được mẹ mua cho 1 gói đậu phộng rang của một chú đeo cai thùng thiếc to đùng, bên trong là những gói đậu phộng rang sẵn xếp ngay ngắn. Lòng tôi cảm thấy sung sướng vì lần đầu tiên được ngồi bên mẹ đi chơi xa như vậy.

 

Đêm ấy là rằm Trung thu. Mẹ bảo thế. Tôi say mê ngắm nhìn cảnh vật dưới ánh trăng vằng vặc chiếu sáng cảnh núi rừng thật đẹp. Được ngồi bên cạnh mẹ thưởng thức đậu rang nóng hổi thơm giòn, tôi dâng tràn hạnh phúc. Vừa ăn xong gói đậu rang là tôi thiếp đi với giấc ngủ sâu không hay biết, cho đến lúc tiếng còi tàu vang lên inh ỏi, tiếng những bánh sắt lăn chậm nghe kin kít nghiến vào thanh đường rây sắt rồi tàu dừng hẳn, làm tôi giật mình thức.

 

Mẹ tôi hối hả thu dọn hành lý và dắt tôi bước xuống sân ga. Một chiếc xe hơi màu đen, hình dáng như con cóc khổng lồ, ngoài chú tài xế còn có 1 người đàn bà lớn tuổi đã đến đón mẹ con tôi. Khi được ngồi vào xe hơi, tôi thích ơi là thích. Chiếc xe chạy qua những khu rừng cao su rợp mát, lá rừng rụng đầy kin khắp mặt đất, xe chạy trên lá rừng khô rất vui tai…

 

Xe chạy ít phút sau dừng lại giữa rừng thấy một đám con nít trạc tuổi tôi, đó là con của những người phu cạo mủ, những đứa trẻ gầy nhom đen đúa, quây quần vòng tròn với những cái đèn làm bằng lon sữa bò, có một thanh niên cầm chiếc đèn bão, đang dạy bọn trẻ hát những ca khúc nhi đồng đón mừng Trung thu.

 

Mẹ tôi đem bánh khảo và kẹo ra phân phát. Thoạt đầu tâm trạng tôi lúc đó lo lắng sợ sệt, chẳng biết nơi đây là ở đâu, và cứ ôm chặt mẹ, mấy đứa trẻ đã nắm tay tôi tỏ ra thân thiện, đến gần làm quen, tôi không cảm thấy xa lạ nữa.

 

Cho đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ những đôi mắt tròn xoe dễ thương trên khuôn mặt lem luốc của đám con nít trong khu rừng cao su xưa, giọng hát trong trẻo còn trong dư âm.

 

Khoảng 1 giờ sau đó, chúng tôi lại lên xe đến một ngôi biệt thự to lớn, có ánh sáng bởi cái đèn măng xông treo trên cao. Chủ nhân ngôi nhà đó là một ông Tây đã chờ đón chúng tôi, mẹ nói ông làm chủ khu rừng cao su, ông từ một đất nước Pháp xa xôi qua Việt Nam khai thác khu rừng cao su này.

 

Trời đã về khuya ngôi nhà càng trở nên vắng lặng, nằm chơ vơ giữa khu rừng cao su. Đêm đó, vì hành trình đường xa tôi mệt mỏi, dù có lạ nhà tôi vẫn ngủ ngon lành.

 

Sáng thức dậy mẹ tôi dặn dò: “Con cứ ở đây, có vú nuôi của con, khi nào mẹ xong công việc sẽ đón con về Sài Gòn thăm bà ngoai, con ráng ngoan, nghe lời vú nhé! Con sẽ có rất nhiều đồ chơi của ông Fancois đây. Mẹ đi ít hôm và mua quà về cho con nữa”.

 

Tôi còn nhớ rất rõ cảm xúc của tôi giây phút đó, đã òa khóc khi sắp phải ở lại đây trong căn nhà xa lạ, me tôi lai đi buôn bán xa như những lần trước. Nhưng lần này không phải tôi đang ở nhà với bà ngoai, mà tôi đang ở tai một nơi rất xa thành phố Sài Gòn, trong một căn nhà đẹp giữa khu rừng vắng vẻ.

 

Sau này, tôi được biết ông Tây là một khách hàng chuyên may veston tại tiệm may của ba tôi ở Lộc Ninh. Vì mẹ tôi buôn bán đường xa tận bên Thái lan, nên đã gởi tôi. Mẹ gởi tôi cho bà ngoại khi về Sài Gòn, chừng nào về Lộc Ninh nơi tiệm may của ba tôi thì mẹ lại đưa tôi vào ở với bà vú trong rừng cao su, bà cũng là người giúp việc nhà cho ông Tây.

 

Thoạt tiên, nhìn ông Tây với bộ râu xồm xoàm tôi rất sợ hãi, lúc đó bà vú ôm tôi vào lòng dỗ dành. Ông nguời Pháp đến bên tủ kiếng lấy ra cho tôi 1 con búp bê, ông nhấn tay vào cái nút ở bụng có tiếng khóc của con nít phát ra từ đó. Món đồ chơi lạ lẫm khiến tôi say sưa ngắm nhìn và quên đi hoàn cảnh hiện tại. Mẹ tôi cũng len lén quay lưng đi, từ biệt mọi người.

 

Tháng ngày tiếp nối, tôi được bà vú nâng niu chìu chuộng. ông Tây yêu thương như con ruột, tôi dần quen với cảnh sống trong khu rừng yên tĩnh này.

 

Trong nhà ông Tây còn có 1 con chó Berger cao to đùng, nhưng hiền lành, thêm 1 chú khỉ con, bị xích ở gốc cây mít gần cái giếng nước ở trước sân, nó có đôi mắt sắc lẹm, lúc nào cũng nhảy nhót không chịu ngồi yên. Tôi chỉ đứng xa xa quan sát con khỉ mà không dám đến gần. Hàng ngày tôi chơi với con búp bê và đồ chơi mẹ đã mua về, thỉnh thoảng ra trước sân xem con khỉ, nó nhìn tôi như muốn cầu cứu điều gì.

 

Một ngày kia, mẹ trở lại thăm tôi. Mẹ đã đem về một chuỗi hạt huyền bóng sáng rất đep, và một ít đồ chơi đắt tiền. Tôi được xúng xính trong chiếc áo đầm voan cực đẹp mẹ mới mua. Bấy giờ, tôi đã quen cảnh sống yên tĩnh ở ngôi biệt thự trong khu rừng cao su này, dần mến mộ gần gũi với ông Tây, yêu quý vú nuôi và vui với các bạn đồng niên trong cánh rừng xa xôi nọ với chuỗi ngày thơ ấu êm đềm.

 

Mỗi buổi chiều vú nuôi thường đem tôi ra cái giếng để tắm rửa. Một hôm chú khỉ con vùng lên tuột giây xích đã chạy đến giật phăng cái chuỗi hạt huyền trên cổ tôi, bị đứt văng tứ tung. Khỉ lanh lẹ bỏ hạt huyền vào miệng nhai nhai sau đó nuốt không được lại nhả ra. Tôi đã khóc thét lên vì sợ con khỉ ăn mất những hạt huyền lấp lánh mẹ đã mua cho. Nhưng may quá nó đã nhặt từng hạt và đem trả cho tôi, hành động làm tôi vô cùng ngạc nhiên và không bao giờ quên được. Từ đó tôi chơi với chú khỉ như một người bạn nhỏ thân thiết, tôi ăn món gì cũng đem ra chia cho chú khỉ.

 

Tôi nhớ có một lần, được bà vú cho ngồi vào cái gùi của đồng bào Thượng, bà gùi tôi đi chợ xa, qua những khu rừng rợp mát, qua bao xác lá rừng khô. Bất chợt nghe tiếng máy bay bà lại hạ chiếc gùi có tôi ngồi bên trong, xuống một cái hố sâu rồi lấy lá rừng phủ kín lên người tôi, đến khi máy bay đã bay qua thật xa, không còn nghe tiếng nữa vú lại tiếp tục đưa tôi ra chợ ngoài thị trấn, tôi vừa thích vừa hồi hộp.

 

Đêm đến bà vú vẫn thức để chờ một chú lính nào đó đến lấy gạo mà vú đã chuẩn bị sẵn từ những bao vải tự khâu lấy. Tuổi thơ tôi lớn lên trong khu rừng cao su, không hề biết chiến tranh là gì cả, chuỗi ngày yên lắng trôi qua đi…

 

Hình ảnh đêm Trung thu xa xưa là một kỷ niệm khó quên trong thời thơ ấu, tôi cũng không hề biết chiến tranh sẽ bùng nổ, trẻ thơ bên những cái đèn xếp hoặc những cái đèn làm bằng ống lon, ăn những chiếc bánh khảo, cùng kẹo gừng bọc bột trắng xóa, chúng tôi ca hát múa vui những bài hát yêu quê hương đất nước dưới ánh trăng rừng thật đẹp, còn mãi trong tâm trí tôi.

 

Chẳng được bao lâu, những khu rừng bị tàn phá bởi chiến tranh, những lá xanh của rừng đã thay màu đỏ nhừ và thân cây cháy trơ trọi, vú tôi bảo máy bay đã đốt cháy khu rừng của chúng ta rồi…

 

Ông Tây về nước, vú tôi về Chợ Lớn, bà là gốc người Hoa. Mẹ đã đưa tôi về Gia Định, Sài Gòn sống với dì ruột cùa tôi ở khu Chí Hòa – Ông Tạ.

 

Tuổi thơ tôi li sang trang. Cuộc sống mới, sinh hoat ở đây khác hẳn khu rừng Lộc Ninh xa xôi nọ. Tôi đã lớn, bắt đầu được đi học!

 

Ba tôi vốn là một nguời học chữ Nho nên ông đã đưa tôi đến nhà một ông thầy đồ để học vỡ lòng. Buổi đi học đầu tiên của tôi không như buổi khai trường của nhà văn Thanh Tịnh.”… Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh...”

 

Nhưng buổi đi học đầu tiên của tôi là khi trời nhá nhem, mọi nhà bắt đầu lên đèn. Tôi cầm trên tay xấp giấy bản xấu xí mỏng tang, và cây bút cọ bé nhỏ, qua nhà ông Thầy đồ già, gần sát cánh đồng rau muống Sơn Tây, người trong xóm thường gọi là cụ đồ Hóa.

 

Tôi nhớ rõ buổi tối đầu tiên cụ đồ, chắp tay sau lưng, đi qua đi lại và đọc nhiều lần mấy câu, tôi vẫn còn nhớ làu.

 

“Nhỏ còn thơ dại biết chi

Lớn rồi đi học, học thì phải siêng

Theo đòi cùng thể bút nghiên

Thua em kém chị cũng nên hổ mình”

 

Và:

 

“Hỡi các cậu bé con con

Đang lúc tuổi còn non

Các cậu phải chăm học

Có học mới nên khôn”

 

Những câu nhắn nhủ trên, đã là hành trang tư tưởng mở đầu cho những ngày tôi mới tập tễnh đi học. Bài học viết thầy Đồ dạy tôi không phải là chữ i, chừ tờ, mà thầy dạy nét gạch ngang, gạch dc, chữ nhân, chữ nghĩa, chữ trí, chữ tín, nhất nhì, tam, tứ, ngũ, luc, gia nhà, quốc nước,v.v… Học được vài tháng chẳng may thầy lâm bịnh rồi qua đời, việc học hành chữ Nho của tôi cũng chấm dứt từ đấy.

 

Tôi lại đuợc ba mẹ cho đi hc chữ quốc ngữ ở một truờng cách nhà chừng hơn 3 cây số. Đó là ngôi Trường Nữ tiểu học Chí Hòa, trong hẻm đối diện rạp hát Thanh Vân, gần chợ Hòa Hưng.

 

Mỗi buổi sáng tôi ra đầu hẻm ngay ngã ba Ông Tạ (thường gọi là hẻm xổ số) để đón chiếc xe ngựa, chiếc xe ngựa này sáng nào cũng chở mối bông vạn thọ từ Hóc Môn lên chợ Bến Thành, chỗ quen biết nên cha tôi, đã gởi tôi đi học bằng phuơng tiện xe ngựa chở bông đó. Tôi nhớ một lần vào ngày rằm vì chở quá nhiều bông, trọng tải nặng nên con ngựa qụy xuống, hai càng xe chúi xuống đất khiến tôi bị quăng ra khỏi xe, những giỏ bông đổ ập xuống phủ kín cả lên người. Tôi sợ hãi bật khóc. Bác phu xe phải một phen dỗ dành. Quần áo của tôi dính đầy phấn hoa vàng và lấm lem đất. Vào lớp cô giáo ân cần hỏi han, các bạn an ủi tôi, lòng tôi tràn dâng cảm xúc.

 

Trong ngõ hẻm từ ngoài đường lộ chính vào đến trường học có một khoảng đất trống của căn nhà thường phơi các bộ đồ cải lương, hát bội rất nhiều màu sắc rực rỡ. Mỗi lần đi ngang đó tôi đứng ngắm say sưa mê mẩn những bộ áo quần lấp lánh kim tuyến kết hạt cườm rất đẹp. Mẹ tôi bảo đó là nơi sản xuất các bộ trang phục truyền thống cho sân khấu nghệ thuật hát bội, cải lương, tuồng cổ. Mẹ hứa khi nào tôi học giỏi có phần thưởng mẹ sẽ cho tôi đi xem cải lương.

 

Bậc tiểu học ở ngôi Truờng Nữ tiểu học Chí Hòa, tôi là một học sinh ngoan, có lần được khen thưởng bài văn, bình giải câu: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thuơng nhau cùng”. Bài luận văn của tôi đã được đọc duới cột cờ trang nghiêm và đuợc một phần thuởng xứng đáng, thời bấy giờ gồm: 1 chiếc cặp da to đùng, 1 gói kẹo gừng có bột phủ trắng hình bánh ú, 1 xấp giấy thủ công đủ màu, 1 hộp bút màu, 1 cây viết máy Hero, 10 cuốn vở giấy vang khè, và 1 bộ đồ vải tám bông dầy cui có hoa li ti.

 

Mẹ còn thưởng cho tôi suất đi xem cải lương ở rạp Đai Đồng, trên đường Cao Thắng. Tôi tận mắt được xem thấy nghệ sĩ mặc những trang phục đẹp, mà hằng ngày tôi vẫn nhìn thấy trong tiệm may. Tôi cảm thấy vui sướng với mọi điều đã đến với tôi. Ngôi Trường Nữ tiểu học Chí Hòa đã để lại cho tôi bao tiếc nhớ tuổi nhi đồng khi kết thúc bậc tiểu học.

 

Khi lên bậc trung học, do ba mẹ tôi có quen biết một số người đồng hương Sơn Tây, họ đã giới thiệu trường Văn Đức, ngôi trường bên cạnh nhà thờ Lộc Hưng và phía truớc là một cánh đồng rau xanh bát ngát, được gọi là cánh đồng rau Sơn Tây. Xa xa còn có một vườn hoa nhài của người Hoa, sát với nhà giây thép gió xưa kia…

 

Hàng ngày đi học, tôi tìm con đường gần nhất tứ nhà đến trường, đó là quãng đường đi tắt qua một xóm nhỏ băng qua cánh đồng rau muống, tôi quen với những con đường bờ ruộng nhỏ xíu ngoằn ngoèo. Mùa cánh đồng rau muống trổ bông màu tím nhìn thật đẹp, cánh hoa mong manh tròn xoe rung rinh trong gió, tôi nghịch ngợm hái đầy hoa bỏ vào cặp, nhưng về đến nhà hoa đã héo rũ…

 

Cứ giờ sinh hoạt cuối tuần, học sinh đều mong được phát những ổ bánh mì thơm phức to đùng (bỏ vào cặp táp không vừa) chúng tôi đa số là con nhà nghèo nên đứa nào cũng hồ hởi đem bánh mì về nhà mới ăn.

 

Dưới mái trường Văn Đức nhỏ bé, lớp tôi luôn đoàn kết yêu thương, nhường nhịn gp đỡ lẫn nhau. Học sinh luôn kính mến nghe lời thầy cô, chưa có trường hợp hc sinh dám vô lễ. Hiệu trưởng và hiệu phó của trường Văn Đức là những vị linh mục giàu lòng bác ái, yêu thương chăm sóc từng học sinh, quan tâm đặc biệt hoàn cảnh gia đình các học sinh khó khăn. Chúng tôi được giáo dục cả văn hóa và đạo đức đúng như tên gọi của trường: Văn Đức.

 

 

>> XEM TIẾP BÚT KÝ – TẠP VĂN TÁC GIẢ KHÁC…