(Vanchuongphuongnam.vn) – Nhà văn Trầm Hương sinh năm 1963, tại Bình Đại, Bến Tre, Kỹ sư nông nghiệp, Cử nhân Điện Ảnh, Thạc sĩ Báo chí. Hiện nay chị là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn TPHCM khóa (2015 – 2020) – Trưởng Ban Sáng tác và quảng bá tác phẩm. Hội viên Hội Nhà văn TPHCM, Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, Hội viên Hội Điện ảnh Việt Nam, Hội viên Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Nhà văn Trầm Hương
Tác phẩm xuất bản:
Thị trấn không đèn (tiểu thuyết, NXB Đồng Nai, 1990)
Hoa lửa (thơ, NXB Hội Nhà văn, 1993)
Người đẹp Tây Đô (tiểu thuyết, NXB Công An Nhân Dân, 1996)
Một chút tài hoa (Tập truyện ngắn, NXP Phụ nữ), 1996)
Huyền thoại Tình yêu (Tập truyện ngắn, NXB Phụ nữ)
Nhân ảnh (Tập truyện ngắn, NXB Phụ nữ 1997)
Nắng quái (tiểu thuyết, 1998)
Cổ tích cho con (truyện dài, NXB Văn nghệ, 2002)
Đêm trắng của Đức Giáo Tông (tiểu thuyết, NXB Công An Nhân dân, 2002)
Mẹ (tập truyện ký, NXB Quân đội Nhân Dân 2002)
Người đàn bà trong thu tím (tập truyện ngắn, NXB Văn nghệ)
Hoa kèo nèo tím biếc (tập truyện ngắn, 2005)
Đêm Sài Gòn không ngủ (tiểu thuyết, NXB Văn Hóa văn nghệ, 2008)
Người cha hiện đại (tiểu thuyết, NXB Văn hóa văn nghệ, 2011)
Nếu như có linh hồn (tập truyện ký, NXB Văn hóa văn nghệ, 2013)
Sen hồng trong bão táp (2 tập- Tập truyện ký, NXB Phụ nữ, năm 2015)
Trong cơn lốc xoáy (Tiểu thuyết, NXB Phụ nữ, năm 2015)
Chuyện năm 1968 (Tập truyện ký, NXB Văn hóa Văn nghệ, năm 2018)
Em kiêu hãnh vì được làm đàn bà (Thơ, NXB Văn hóa Văn nghệ năm 2018)…
Kịch bản phim truyện:
Lời thề, Biệt ly trắng, Người đẹp Tây Đô (16 tập).
Kịch bản phim tài liệu:
Những cánh hoa ngược dòng, Anh hùng Tạ Thị Kiều, Đêm trắng Vĩnh Lộc, Người mẹ, Cuộc hội ngộ sau 35 năm, Những bông hoa bất tử, Huyền thoại mẹ Việt Nam Anh hùng (100 tập phim tài tiệu do TFS sản xuất)….
Các giải thưởng văn học:
* Giải thơ hay năm 1993 của Tuần báo văn nghệ TPHCM;
* Giải thưởng truyện ngắn tạp chí Văn nghệ quân đội năm 1994.
* Giải thưởng tiểu thuyết do Bộ Công an và Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức năm 2000 cho tiểu thuyết “Đêm trắng của Đức Giáo Tông”;
* Giải thưởng Tiểu thuyết Hội Nhà văn Việt Nam năm 2010 cho tiểu thuyết “Đêm Sài Gòn không ngủ”;
* Giải thưởng Văn học nghệ thuật 5 năm một lần lần thứ nhất (2006-2011) cho tiểu thuyết “Đêm Sài Gòn không ngủ” (Giải C)
Giải A tiểu thuyết “Trong cơn lốc xoáy” cuộc thi sáng tác về đề tài Cách mạng và Kháng chiến (giai đoạn 1930-1975) do Uỷ ban Toàn quốc Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam trao tặng năm 2015;
Giải thưởng Hội Nhà văn TPHCM cho tiểu thuyết “Trong cơn lốc xoáy” năm 2016,
Giải B truyện ký “Chuyện năm 1968” – Giải thưởng Sáng tác quãng bá tác phẩm Văn học nghệ thuật báo chí chủ đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đợt I giai đoạn 2015 – 2020 Tuyên giáo Thành ủy TPHCM
Giải thưởng Văn học nghệ thuật 5 năm một lần lần thứ hai (2012-2017) cho tiểu thuyết “Trong cơn lốc xoáy” (Giải B)
Quan niệm văn học:
Sự dấn thân của những người phụ nữ trong chiến tranh và hòa bình khiến tôi khâm phục, đồng cảm. Có lẽ vì vậy mà tôi viết nhiều về phụ nữ, giới gần gũi của mìnhj. Khi ngòi bút mang lại sự công bằng cho những số phận bị quên lãng, lòng tôi tràn ngập hạnh phúc. Thực tế cho tôi bài học rằng, nếu như khởi đầu trang viết bằng tấm lòng trong sáng, nồng nhiệt; nhà văn được cuộc đời đền bù xứng đáng. Tôi có trải nghiệm sâu sắc rằng độc giả không quay lưng trước số phận con người.
Ảnh tư liệu: