Tác giả Trần Huyền Trang

2411

(Vanchuongphuongnam.vn) – Trần Huyền Trang sinh năm 1983 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Chị viết văn từ năm 2001, là thành viên CLB Văn Học Tuổi Xanh – Đài Tiếng Nói Nhân Dân Tp.HCM, thành viên Bút nhóm Vòm Me Xanh – Báo Mực Tím. Hiện chị đang là cộng tác viên của các báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Phụ Nữ Thành Phố…

Tác giả Trần Huyền Trang

Tác phẩm đã xuất bản:
Tập truyện ngắn
– Mắt biển – NXB Kim Đồng
– Muốn khóc dịu dàng – NXB Kim Đồng
– Mùa lá đổ – NXB Kim Đồng
– Vũ điệu đồng xu – NXB Kim Đồng
– Đi hứng mặt trời – NXB Kim Đồng
– Dòng sông trôi – NXB Trẻ
– Giày đỏ & cú gọi nhầm lẫn – in chung – NXB Trẻ
– Tên trộm mơ màng – in chung – NXB Trẻ
– Nỗi buồn rực rỡ – in chung – NXB Trẻ
– Cái ôm ấm nhất thế giới – in chung – NXB Trẻ
– Cô giáo xì-tin – in chung – NXB Trẻ
– Biển của những yêu thương – in chung – NXB Trẻ
– Tập truyện Bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông – in chung – NXB Kim Đồng
– Tuyển tập Truyện ngắn Hay 2010 – Tạp chí Tiếp Thị Gia Đình
– Tuyển tập Truyện ngắn Hay 8XPlus – NXB Phụ Nữ

Truyện dài
– Cậu ấm đi bụi – NXB Kim Đồng

Sách kỹ năng thiếu nhi
– Tớ – chuyên gia xoay sở – NXB Kim Đồng
– Bộ truyện tranh Heo Xu Bông – NXB Trẻ

Bộ sách kỹ năng tuổi mới lớn – NXB Trẻ
– Tôi và thần tượng
– Thần may mắn của tôi
– Tôi có thể
– Và tôi đã chọn

Quan niệm sáng tác
Văn chương với tôi là niềm đam mê. Một đứa bị chữ ám luôn luôn trăn trở làm sao để mài chữ hàng ngày. Đó là một cuộc chơi nhiều “thú đau thương”, cô đơn cùng cực. Bởi khi đối diện với những con chữ, những số phận đang tượng hình dưới ngòi bút, không ít khi người viết cảm thấy cô độc đến tận cùng. Nhưng chỉ có như vậy, những con chữ mới được bay bổng, tự do, thoát khỏi những ràng buộc chật hẹp để phiêu với đời người.
Cũng vì coi văn chương là một cuộc chơi nên tôi luôn hết mình với nó, một cách lặng thầm, không ganh đua, bon chen thua thiệt để làm gì. Hoa sống đời hoa, lá sống đời lá, miễn đừng phí hoài những ngày tháng ngắn ngủi vào những thiệt hơn nhộn nhạo. Nếu bạn có so sánh hơn thua với người khác, khi đó viết không còn là niềm vui mà trở thành áp lực, gánh nặng. Văn chương đúng nghĩa không nên xem là một gánh nặng mà nâng lên đặt xuống, đắn đo khôn lường!

Ảnh tư liệu: