Đỗ Bích Thuý – Váy ướt quấn vào bắp chân

882

19.01.2018-21:30

Nhà văn Đỗ Bích Thuý

 

>> Yêu thương đầy ắp

>> Sương khói mịt mờ

>> Tráng A Khành

>> Mèo đen

>> Lấp lánh phận người chiết ra từ đá

 

Váy ướt quấn vào bắp chân

 

TRUYỆN NGẮN CỦA ĐỖ BÍCH THUÝ

 

NVTPHCM- Tôi luôn luôn nhìn vào đôi bắp chân ấy. Đôi bắp chân trắng mảnh chi chít vết gai cào. Buổi sáng trong cái giá lạnh tái tê sương mù phủ kín mặt đường cách 7-8 mét đã chẳng nhìn rõ gì thì hai cái bắp chân ấy càng rõ nét. Tôi thường để Nhình đạp xe đi trước tôi đi sau. Vì Nhình sợ ma lúc nào cũng sợ có ma hay ai đó đi sau mình hôm nào tôi nghỉ học Nhình cũng nghỉ theo luôn.

 

Trường cách Cao Bành một giờ đạp xe. Trẻ con Cao Bành đến giờ mới biết đến chữ nghĩa nhưng học đến lớp bảy lớp tám thì cũng chỉ có bốn đứa. Hai đứa kia ở trọ nhà người quen dưới phố huyện chỉ có tôi và Nhình ngày nào cũng đạp xe đi về.

 

Trời mùa đông mù sương. Tôi đi sau chỉ nghe rõ tiếng xe đạp của Nhình nhảy vào ổ gà lạch cạch. Tấm váy đen quấn lấy bắp chân. Lúc mới cái váy dài lưng lửng bắp chân nhưng mặc đi học được vài buổi thì bị xích xe nghiến rách Nhình cắt ngắn đi lại rách lại cắt cuối cùng nó ngắn trên cả đầu gối. Cái đầu gối như củ lạc của Nhình lại thò ra. Đạp đến trường thì đầu tóc quần áo đã ướt sũng ngồi trong lớp một lúc thì hơi nước bốc mù mịt một góc.

 

Cái thung lũng Cao Bành đột nhiên bị đào tung lên để tìm vàng. Một buổi sáng thằng Quyết nhà Khảnh đi thả trâu ngang qua khe nước thì nhặt được một cục vàng to bằng đầu ngón tay cái. Nó tưởng hòn sỏi thấy vàng lấp lánh thì mang về chơi bố nó mang xuống thị trấn hỏi thì người ta bảo vàng đấy. Và cái cục bé bé ấy phải đổi được hàng trăm con trâu. Ngay lập tức cả Cao Bành sôi sùng sục lên. Một buổi sáng nhặt được hàng trăm con trâu thế thì cần gì ruộng nương nữa chứ có về với ông bà tổ tiên thì cũng chưa ăn hết trăm con trâu. Nhà Khảnh mua ngay một cái cát xét mang xe quệt đi kéo về thêm cái ắc quy nữa mở suốt ngày ầm ầm như có hội. Ai cũng muốn tận mắt xem cái cục vàng một trăm con trâu ấy nhưng nhà này giấu rất kĩ bảo mới cấu một tí đi bán đã mua được cát xét rồi. Vậy là cả làng bỏ bê ruộng nương trâu bò gà vịt vác cuốc xẻng vào khe núi. Mà cũng không chỉ có người Cao Bành đàn ông đàn bà các vùng lân cận cũng lũ lượt kéo tới. Người thì đông đất thì có hạn nên phải chia chác nhận phần hết chỗ chia chác thì mua đất ruộng cũng mua vườn đang trồng cam cũng mua đồi đang trồng chè cũng mua ao đang thả cá thì tháo nước mua nốt thậm chí mua cả chuồng trâu chuồng dê… Mua đủ để đào một cái miệng giếng chọc xuống mười mét lại đâm ngang đâm chéo hàng chục đường hầm nữa tời đất ấy lên vác ra sông đãi. Cả làng chỗ nào cùng một màu vàng của đất trâu bò dê ngựa cũng bị bụi đất nhuộm vàng hết.

 

Nhà tôi nằm ngay cửa bãi vàng. Ngày ngày đoàn người vác cuốc xẻng lũ lượt đi qua ngõ ném xe đạp vào vườn nhà chả cần biết có ai để mắt đến hay không. Chỉ có nhà tôi gần như ngoài cuộc vì chẳng ai tham gia được bố mẹ thì già anh trai đang học nội trú tôi cũng đi học nốt.

 

Thằng con nhà Khảnh chặn đầu xe đạp lúc tôi đang ì ạch dắt xe lên  con dốc đầu làng. Nó ngồi trên một cái xe máy màu đỏ như ớt chân phải vắt lên chân trái hí húi ngắm nghía cái mặt đầy mụn trong miếng gương tròn tròn bóng lừ sáng choang. Tôi định dắt xe lách sang bên cạnh để đi nó e hèm:

 

– Sao thế? Không chào nhau à?

– Không có việc gì làm hay sao?

– Tao còn bận đi thử xe. Cái xe này trông thế nhưng đi được cũng không dễ đâu nhé.

 

Thằng Khảnh này người rất bé như con nhái trong nồi canh măng. Nó ngồi trên xe đầu còn thấp hơn hai cái gương. Khảnh xoay xoay cái đồng hồ to tướng trắng lóa trước mặt tôi.

 

– Mày có biết cái gì đây không? Một nửa con trâu đấy.

– Thì sao nào?

 

– Chả sao cả. Nhưng mà… bọn con gái thì thích đấy. Ngồi sau cái xe này êm lắm chạy nhanh nữa không như ngồi xe đạp. Ai chà cái chắn xích xe của mày đâu rồi? Dầu dính hết vào gấu quần rồi kìa…

 

Khảnh cười khạch khạch. Tôi cáu:

 

– Kệ tao. Tránh ra cho tao về muộn rồi.

– Vội gì chứ. Ngồi lên đây tao cho thử một vòng.

 

Nó vỗ vỗ lên tấm yên xe máy.

 

Tôi cố tình dắt xe đạp đi qua Khảnh né người tránh. Dù sao tôi cũng cao lớn gần gấp đôi nó Khảnh chỉ bạo mồm thế thôi.

 

Tiếng xe máy của nó đột nhiên rú lên oành oành. Nó nói với sau lưng tôi:

 

– Có một đứa con gái nhé thích ngồi xe máy lắm nhé thích quần áo đẹp nữa thích cả son môi đỏ lừ nữa nhé…

 

Mấy tiếng “nhé” của nó như mũi lao xọc vào sườn tôi. Khảnh định nói về ai vậy định ám chỉ gì vậy?

 

Khảnh bỏ học từ năm lớp hai. Chỉ vì một lý do học mãi mà không thuộc được các chữ cái từ lớp một lên được lớp hai cũng phải mất đến 4 năm. Chán quá bố Khảnh bảo: Về chăn trâu cho bố. Thế là Khảnh về thật. Nhà Khảnh vốn khá giả bố Khảnh có nghề rèn lưỡi cày lưỡi dao sau này khi điện đã về đến Cao Bành thì có máy xay sát. Nhà Khảnh là nhà đầu tiên có máy xay sát tiếng chày giã gạo ở Cao Bành ít đi thì tiếng máy xay sát ngày một nổ to hơn bố con Khảnh đi lại cũng nghênh ngang hơn.

 

Buổi tối tôi đứng ở cổng nhà Nhình. Ít khi tôi đứng ở cổng. Thường thì tôi xộc thẳng vào nhà vì bố mẹ Nhình rất quý tôi cũng coi như con cái. Có gì ngon mẹ Nhình cũng để phần rồi bảo Nhình gọi tôi sang ăn. Tự dưng tối nay không muốn vào. Cũng chẳng rõ tại sao. Buổi sáng tôi dậy rất sớm đứng dưới gốc cây gạo đầu làng chờ Nhình. Tôi quyết tâm chờ bằng được xem Nhình hôm nào cũng xuống phố huyện nhưng lại không đến trường thì Nhình đi đâu. Nhình từ nhà phóng vút ra. Cái túi đựng sách vở vẫn đeo chéo sau lưng đập vào yên xe lạch cạch. Tôi đi sau một quãng. Đến thị trấn Nhìn không rẽ vào trường mà đi thẳng đến chợ. Chợ huyện nằm ngay cạnh quốc lộ lúc nào cũng đông nghịt người. Tôi quẳng xe ở cổng chợ đi theo Nhình. Đầu tiên Nhình ghé vào hàng bánh rán lại ghé vào hàng bánh tẻ vào hàng thuốc lá vào hàng kẹo vào hàng hoa quả…sau cùng ghé vào hàng tạp hóa. Cầm lên một thỏi son mở ra ngửi ngửi lấy tiền trong túi ra đếm ngần ngừ một lúc rồi bỏ đi. Chắc Nhình không đủ tiền. Tôi lại nhớ đến mấy lời thằng Khảnh nói lại nhớ cả cái giọng the thé như bị chẹt cổ của nó ruột gan như có ai thò tay vào bóp vặn cho mấy nhát.

 

Nhình cho tất mấy thứ đã mua vào xoỏng và buộc sau xe đạp.

 

Tôi bỏ học đạp xe về theo Nhình. Đến cổng làng Nhình dựng xe ở lề đường rồi xuống khe suối. Cái khe suối đoạn này rất rậm lại bò một khúc dưới mặt đường ô tô nên kín mít những ngày hè bọn tôi hay rủ nhau ra đấy tắm. Một lúc sau thì Nhình lên. Đã không mặc váy nữa mà mặc một chiếc quần màu xanh chàm áo cũng màu xanh nốt. Tóc Nhình vấn lên để lộ ra cái gáy trắng xanh.

 

Nhình đi qua ngõ nhà tôi vứt xe đạp ở đó như mọi người và đi vào bãi vàng.

 

Tôi đi theo Nhình nửa đường đến đoạn mấy cái ống vầu dẫn nước về Cao Bành bị vỡ thì dừng lại. Không thể đi tiếp được nữa phải ngồi phệt xuống mặt đất đầy cỏ ướt sũng.

 

Đang thần người ra nghĩ thì có tiếng xe máy phành phành đi tới ánh đèn pha sáng rực soi rõ từng viên sỏi lổn nhổn trên mặt đường. Khi kịp nhận ra người ngồi trên xe máy chính là cái thằng như con nhái trong nồi canh măng thì đã không kịp tránh mặt nữa.

 

– Ô lại gặp mày ở đây. Sao thế không gọi được nó ra à? Phải rồi mày gọi thì nó không ra đâu. Đứng đấy mà nhìn nhé!

 

Khảnh nói xong thì đưa tay vào cái nút ở tay lái xe máy và ấn mấy nhát. Tiếng còi xe lanh lảnh chói tai. Chó nhà Nhình từ trong nhà lao ra sủa ầm ĩ. Rồi tiếng Nhình quát chó đuổi chúng vào trong nhà. Rồi Nhình từ từ đi qua cánh cổng gỗ tiến đến chỗ tôi và Khảnh đang đứng. Ánh đèn xe chiếu ngược khiến Nhình không nhận ra tôi đứng gần Khảnh.

 

– Ai thế? Nhình cất tiếng.

– Còn ai vào đây nữa. Ai đi xe máy đến nhà này nào?

 

– À Khảnh…

– Phải rồi.

 

Có cái gì đó chẹn ngang cổ họng khiến tôi muốn tắc thở. Cái thằng nhái ôm măng ấy nói đúng mất rồi. Tệ nhất là nó lại nói đúng về Nhình.

 

Trong khi tôi chơi với Nhình từ lúc đang tập bò lại chẳng biết gì về Nhình hết. Tôi lẳng lặng lẩn vào bóng đêm tối như bưng qua gốc cây sổ. Sau lưng tiếng Khảnh vẫn the thé cái gì đó hình như là chuyện gì liên quan đến cái xe máy đỏ như ớt của nó.

 

Tôi phát ốm nghỉ học hai hôm liền. Nhình tới mang cho tôi hai cái bánh tẻ.

 

– Bánh này ngon lắm không giống bánh gù tháng Bảy đâu. Quáng ăn đi.

 

Tôi quay mặt vào vách. Miệng đắng ngắt không biết vì đang ốm hay vì cái gì. Mùi bánh tẻ thơm ngậy xộc vào mũi khiến tôi muốn cho tất cả mọi thứ trong bụng ra ngoài.

 

– Ốm càng phải ăn. Không ăn thì còn lâu mới khỏi.

 

Tôi nhắm mắt. Tự dưng nghĩ đến cái cục son môi màu đỏ mà Nhình ngắm nghía ở chợ. Hai hôm nay chắc đã mua nó rồi. Lại nghĩ đến lúc Nhình bôi môi đỏ chót đứng nghoẹo đầu cười nói với Khảnh trong khi chiếc xe máy của nó vẫn rên hừ hừ đèn pha sáng choang. Chỉ có khi nào đi với tôi thì ngay cả cái gấu váy rách như bị chó con đớp cũng chẳng khiến Nhình xấu hổ.

 

– Thôi Quáng nghỉ đi. Nhình về. Nhớ ăn bánh đấy. Phải xuống tận chợ huyện mới mua được chứ ở đây làm gì có.

 

– Phải rồi chợ huyện thì cái gì chẳng có.

 

Tôi buột miệng lẩm bẩm. Nhình đã ra đến cửa lại quay lại:

 

– Quáng bảo gì à?

 

Tôi im thin thít.

 

Nhình vừa về tôi cầm hai cái bánh ném vèo qua cửa sổ. Hai tiếng tõm tõm dưới ao vẳng lên con chó con chắc đang ngồi chồm hổm dưới gầm sàn sủa lên ăng ẳng.

 

Khỏi ốm lại tiếp tục lọc cọc đạp xe đến trường. Đã giữa mùa đông sương mù ngày một dày đặc hơn. Dạo này từ ba bốn giờ sáng cả Cao Bành đã nhộn nhịp như có đám cưới. Xe cộ nườm nượp ánh đèn pin lấp lóa như đom đóm kín trong thung lũng. Ngược chiều trên con đường tôi đến trường là hàng đoàn xe dài dằng dặc nối đuôi nhau. Đường càng đông tôi càng nhớ hai cái bắp chân trắng trắng bị cái gấu váy rách ướt sũng vì sương đêm quấn lấy. Nhưng Nhình khi nào cũng đi sớm hơn tôi. Sớm để còn kịp quay về bán hàng cho những người đào vàng đói bụng vì đào bới cật lực. Nhình đã không giấu mẹ việc bỏ học nữa hình như bị mẹ quật cho một trận bằng roi trâu.

 

Vài hôm nữa trôi qua tôi gặp lại thằng Khảnh ở phố huyện. Nó buộc đằng sau xe máy lỉnh kỉnh đủ thứ túi hộp. Khảnh phóng vút qua tôi còi xe bin bin rồi dừng khựng ngay trước mặt tôi:

 

– Có về cùng không gửi xe đạp đi rồi tao chở về.

– Tao đi xe đạp quen rồi.

– Quen gì mà quen. Ngồi xe máy một hôm xem có sướng không.

 

Thấy tôi nhìn đống đồ buộc sau xe máy Khảnh nói:

 

– Tao đi mua đồ cưới vợ đấy. Phải hai ba chuyến nữa mới đủ. Tao sẽ làm đám cưới như người Kinh không thiếu cái gì.

 

– Cái gì? Tôi run bần bật – Mày cưới vợ á?

– Chứ sao. Ngày xưa bằng tuổi tao bố tao đã có hai đứa con rồi đấy.

 

Tôi cứng hàm không nói câu nào nữa lách xe sang bên cạnh leo lên đạp như điên.

Khảnh rè rè xe máy phía sau:

 

– Thôi không đi xe máy thì thôi vậy. Mấy hôm nữa tao cưới vợ mượn mày làm phù rể nhé.

 

*

*   *

 

Mặc dù không muốn tí nào nhưng đôi chân vẫn đưa tôi tới cổng nhà Nhình. Trong nhà ồn ào đông đúc tiếng máy nổ phát điện chạy phành phành trên nhà dưới gầm sàn ngoài chuồng trâu chỗ nào cũng sáng choang.

 

Tôi đang định quay về thì đúng lúc một bóng người đi tới là Nhình đang lễ mễ bê cái chõ đồ xôi bằng gỗ to tướng.

 

– Quáng à? Sao không vào nhà. Mấy hôm nay bận quá không sang được. Quáng khỏi hẳn chưa đấy? Đi vào nhà đã. Khiêng hộ Nhình với nặng quá.

 

Nhình bỏ cái chõ xuống tôi miễn cưỡng xách một bên tai chõ lên.

Họ hàng nội ngoại nhà Nhình đến rất đông.

 

Em gái Nhình thấy tôi thì chạy ra:

 

– Anh Quáng à anh Khảnh nói đã nhờ anh làm phù rể hử. Có khi em bảo chị Nhình làm phù dâu luôn.

 

Nhình quát em:

 

– Linh tinh. Chị gái thì làm phù dâu cho em thế nào được.

 

Mồ hôi tự dưng vã ra đầm đìa đầu tóc gáy lưng bàn tay bàn chân tôi y như lúc cơn sốt vừa dứt. Tôi giằng cái chõ nặng trình trịch từ tay Nhình vác lên vai đi phăm phăm hai bước một lên cầu thang.

 

 

TRUYỆN NGẮN:

 

>> Hội xuân con Mén đi đâu? – Mai Hương

>> Đường mưa – Tống Ngọc Hân

>> Người quê – Y Mùi

>> Hạt phấn cuối cùng – Lê Quang Trạng

>> Xin hãy tin em – Nguyễn Thị Thu Huệ

>> Dưới chân đèo cả – Chu Quang Mạnh Thắng

>> Tạp hoá – Phát Dương

>> Tết sớm ở làng chài – Nguyễn Quốc Trung

 

 

>> ĐỌC TRUYỆN NGẮN TÁC GIẢ KHÁC…