Gương mặt nghệ nhân, nhà thơ Hồ Đắc Thiếu Anh

400

Sinh ra tại Huế, được biết đến trong vai trò là một chuyên gia ẩm thực, một nhà thơ, nhà hoạt động từ thiện… Gần 50 năm sống xa quê, nhà thơ Hồ Đắc Thiếu Anh vẫn giữ nguyên giọng Huế và cả nếp sống Huế trong chính gia đình mình… Bà là một trong những người Huế xa quê đã góp phần lan tỏa văn hóa Huế, nếp sống Huế, tạo nên tiếng thơm của người phụ nữ Huế : công – dung – ngôn – hạnh đến với mọi miền.

                                   Nhà thơ, kỷ lục gia Hồ Đắc Thiếu Anh 

Có phụ thân từng làm quan triều Nguyễn, Bộ Lễ rồi Bộ Học và cũng là một trong những Ủy viên phiên dịch sử liệu Việt Nam tại trường Đại học Luật khoa Huế, còn mẹ là một nghệ nhân ẩm thực.Từ nhỏ, bà đã bộc lộ đam mê văn chương, bên cạnh đó còn có một đam mê khác là công việc nội trợ, nhất là ẩm thực. Ban đầu thì đựờc theo phụ mẹ vào bếp quạt lò, lặt rau, làm bánh trái… Dần dần được mẹ cho múc dọn cỗ, rồi được cho vô bếp nấu nướng, chiên xào…Điều bà ưa thích nhất không phải là những lời khen khích lệ mà chính là được ngồi gần mẹ để nghe mẹ giảng giải về chuyện xưa chuyện nay và cái đạo của người vào bếp.

Những món ăn do nhà thơ, nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh chế biến 

Bên cạnh đó bà còn được Sư bà của bà là ngừơi thân trong gia đình trao truyền cái đạo làm người để cống hiến cho đời lòng yêu thương, từ đó bà cùng gia đình thường xuyên nấu món chay phát từ thiện cho người nghèo vào ngày rằm và mồng một hàng tháng.
Tốt nghiệp đại học Kinh tế, nhưng đam mê với nghề bếp. Chính vì vậy, sau 8 tiếng làm việc ở cơ quan, ngoài việc nấu nướng cho gia đình, bà dành trọn thời gian vào việc quảng bá văn hoá ẩm thực truyền thống Huế, món cung đình và món chay bằng cách nhận tư vấn bếp ăn cho các nhà hàng, mở lớp dạy nấu ăn, thừong xuyên tổ chức các buổi dạy nấu ăn thực dữơng cho chị em Phụ nữ tại địa phương, trao nghề giúp ngừơi nghèo có công ăn việc làm…Sau này, bà còn học lấy chứng chỉ Cử nhân Anh văn để có điều kiện học hỏi thêm văn hóa ẩm thực phương Tây. Bà được mời làm tư vấn về món ăn Huế , món chay cho nhiều nhà hàng lớn ở Sài Gòn, Hà Nội, cộng tác viên của chương trình Sức Sống Mới , Vui Sống Mỗi ngày, Nụ Cười Ngày Mới trên sóng truyền hình HTV7, VTV1, VTV3, hứơng dẫn món Huế tại trường Nghiệp Vụ Du Lịch Sài Gòn, huấn luyện nấu món ăn Việt cho một nhà hàng ở Australia, hướng dẫn nấu món chay cho một số chùa tại các nứơc Úc và Mỹ
Là thành viên Trong Ban Biên Tập Tủ sách Nhớ Huế, viết về văn hóa ẩm thực cho các tạp chí Sài Gòn tiếp thị, Du Lịch, Món Ngon Việt Nam, phụ trách trang ẩm thực chay cho các tạp chí Vô Ưu, Hương Từ Bi… bởi kiến thức ẩm thực của bà ngang tầm với một chuyên gia chứ không chỉ đơn thuần là “người làm bếp”, danh xưng mà bà vẫn luôn khiêm tốn tự nhận.
“Tôi lập nghiệp từ nghề chuyên môn kinh tế để làm kế sinh nhai, nhưng lại chọn thơ văn để làm dịu cuộc sống, mỗi câu chữ đựơc cẩn trọng trau chuốt là cách tôi yêu ngôn ngữ quê hương và tôn trọng độc giả. Rồi tôi lại đem thơ văn vào trong ẩm thực, dạy nấu ăn bằng cách kể về câu chuyện riêng của từng món. Ngay từ khi tôi còn trẻ, nhiều người đã gọi cách tôi theo đuổi đam mê là nhà thơ dấn thân không ngại khó, riêng tôi duy nhất chỉ biết mang một chữ Tâm để cống hiến cuộc đời tròn đầy yêu thương này, đựoc đem hạnh phúc cho ngừoi là hạnh phúc của chính mình như một sự trả ơn các bậc tiền bối, Sư bà và mẹ tôi đã trao truyền cái đạo làm ngừơi và cái đạo trong việc bếp núc” – Nghệ nhân tâm sự –
Với bà, nấu ăn là một công việc nghiêm túc, nấu ăn cần nhất phải sạch, phải ngon và lành, phải nấu bằng tình yêu thương, mỗi món ăn là một lời chúc lành gởi đến thực khách đó cũng là điều bà dạy con gái, dạy học trò, là điều bà làm gương cho mọi người khi vào bếp cùng bà, hiểu để chia sẻ và có trách nhiệm với mỗi món ăn mà mình nấu ra cho dù đó là món đãi khách hay món phát từ thiện.


Ngoài những tác phẩm thơ văn nhẹ nhàng sâu lắng dành cho quê Huế và mẹ, bà cùng với con gái nghệ nhân văn hóa ẩm thực Nguyễn Hồ Tiếu Anh hiện là Giám Đốc Công ty TNHH Ẩm thực Ngon và Lành đã đồng biên soạn các tập sách: Bánh Việt truyền thống mùa lễ hội; An lạc mùa chay – món chay dâng mẹ; Nấu ngon ăn lành; Món cuốn xanh – gói yêu thương trong dinh dưỡng lành ; Mứt Việt – vị ngọt tết xưa; Bánh Việt thống mùa Lễ hội…
Được biết nghệ nhân đã được Tổ chức Kỷ Lục Gia Việt Nam vinh danh là “Kỷ Lục Gia “ với danh hiệu “ Nhà thơ, Nghệ nhân Văn hoá Ẩm thực Việt Nam có nhiều đóng góp vào công cuộc giữ gìn, nâng tầm và phát triển nền văn hoá ẩm thực Việt Nam cùng gần 70 bài thơ được các nhạc sĩ phổ thành ca khúc “.

Hiện nay, nghệ nhân đang đảm nhiệm chức vụ chủ nhiệm CLB Nghệ nhân Ẩm thực Dân gian và Đương Đại, Phó Ban Nghệ nhân, thành viên Ban Tư vấn của Hiệp hội ẩm thực Việt Nam, Chủ nhiệm CLB Bếp chay VN, giáo viên gia chánh tại các Trung tâm Đào tạo, tại tư gia các lớp ẩm thực , và cũng là Phó Giám Đốc Unesco Trung Tâm Văn hoá Ẩm thực Việt Nam.