Phan Cát Cẩn – Câu chuyện cung đình – 3

722

15.6.2017-22:20

 Nhà văn Phan Cát Cẩn

 

>> Câu chuyện cung đình – kỳ 1

 

Câu chuyện cung đình

Kỳ 3

 

TRUYỆN KÝ CỦA PHAN CÁT CẨN

 

Chương ba:

 

NGƯỜI TỬ TÙ

 

NVTPHCM- Trong lúc cả nhà đang vui mừng tiệc tùng. Nhờ ánh sáng hắt từ sân tỏa ra, bỗng Hồng Yến thấy một người đàn ông áo cũ, quần đen thủng hai đầu gối, co chân nằm trên chiếc xe tay, chiếc nón lá cũ rách không vành úp kín khuôn mặt. Chiếc xe tay được đỗ sát bên búi tre về phía bờ ao. Thoáng ngạc nhiên và thương cảm, Hồng Yến bước lại vỗ nhẹ vào khung xe và cất tiếng gọi. Ông ơi, ông ơi . Ông dậy vào nhà cho ấm, ở ni lạnh dữ. Người đàn ông kéo cái nón lá ra khỏi mặt, ngồi thẳng lại trên xe, nhìn Hồng Yến khá lâu và im lặng. Đó là người đàn ông ngoài năm mươi tuổi, khuôn mặt xương gân guốc, tóc rối bù che kín tai, đôi mắt sáng, đặt đôi chân trần xuống đất.

 

– Cháu có phải con gái quan Tả Đô Ngự sử Nguyễn Đình Tấn?

 

– Dạ, phải.

 

– Có nghĩa cháu sắp được tiến cung làm vợ ông Bảo Đại, hôm nay gia đình mở tiệc khao mừng?

 

– Hồng Yến thưa, không phải rứa, chị cháu ạ.

 

– Không, ta nghe nói cụ Nguyễn Đình Tấn có một cô con gái?

 

– Dạ, cháu là con nuôi.

 

– Thôi nhà cháu đang có việc thì vào nhà đi, mặc ta.

 

– Thưa, mời ông vào dự tiệc cho vui. Không, không được, phu xe là kẻ hầu, kẻ hầu không được theo ông chủ dự tiệc là vô lễ.

 

– Rứa cháu mang cơm canh ông dùng bữa?

 

– Cũng không được đâu cháu, cháu vào nhà đi.

 

Hồng Yến lặng nhìn người phu xe tội lỗi rồi bước vào nhà.

 

Đèn sáng, cửa khép kín Cung phi Phước An đang cuống quýt thay quần áo cho Hồng Yến. Bộ ngực còn chũm cau mới nhú, còn lép chưa đến độ nhô cao. Hồng Yến mặc cái áo lụa vàng mỏng tang thấy cả cái yếm tím bên trong, cô giáo Phước An thốt lên: Trời ơi ! Em ngây thơ quá. Bà Tấn nhà ngoài thúc cô giáo Phước An mau đưa Hồng Yến ra chào quan khách. Mặc nốt cái độn ngực cô giáo Phước An dẫn Hồng Yến ra mắt quan khách. Tiếng pháo lại nổ ran…

 

Đêm ấy, khách và người thân đã ra về. Ngoài sân chỉ còn những bộ bàn ghế bỏ không. Những ngọn đèn ba dây treo cao tỏa sáng xuống thềm nhà. Bà Tấn, Hồng Yến đã ngủ trong buồng.   Gian giữa ông Tấn và lão Ngoạn còn ngồi đàm luận về Lão Tử…

 

– Thưa cụ giới học vấn vẫn xếp Lão Tử vào loại vô vi theo chủ nghĩa tự nhiên, nhưng theo kẻ công bộc này thì Lão Tử là hữu vi ở chỗ. Lão Tử không làm những việc mà kẻ khác thường làm, làm cái việc không làm khác hẳn người đời suy tưởng, bay cao theo đạo biến của trời mà áp dụng cho đạo người. Đấy là hữu vi.

 

– Ông phân giải có lý.

 

– Thưa cụ Lão Tử đã để lại hàng trăm bài từ, bài thơ, tản văn, khảo cứu rất thâm sâu…

 

Hai cánh cửa được đẩy ra ông Tấn và lão Ngoạn ngạc nhiên khi thấy người phu xe tức NGƯỜI TỬ TÙ đứng ngay trước mặt. Anh ta trấn tĩnh hướng lên bàn thờ còn nghi ngút khói trầm hương, và hai ngọn nến còn le lói vái lạy năm vái.

 

– Bẩm cụ lớn Tả đô Ngự sử, thưa bác đao phủ tôi xin được thắp nén hương trước vong linh các bậc tiền nhân. Người tử tù bước tới châm hương lên cái lư đồng thành kính vái lạy. rồi quay sang với vẻ thận trọng. Bẩm cụ lớn tôi xin hỏi, hiện giờ có còn vị khách lạ nào ở trong nhà không.

 

– Khách đã về hết chỉ còn ta và bác Ngoạn thôi.

 

– Vậy bẩm Cụ lớn và bác Ngoạn, tôi chỉ xin thưa Cụ một điều chí cốt rồi đi ngay để khỏi liên lụy đến thanh danh của Cụ. Bẩm Cụ, tôi là kẻ suốt đời mang ơn cụ. Chính Cụ và Bà đã rủ lòng thương nhận nuôi cháu Thanh Ngọc từ lúc nhỏ để cho mẹ cháu yên lòng tái giá với tôi, tôi có được cảnh đời êm ấm.

 

– Vậy anh là dượng cháu Thanh Ngọc?

 

– Dạ, vâng. Lần trước cháu Thanh Ngọc về thăm nhà có nói với mẹ cháu. Em Yến được tiến cung, con sẽ ở lại suốt đời hầu hạ hai Cụ.

 

– Đúng, cháu Thanh Ngọc cũng nói với ta điều ấy. Vậy điều gì là “chí cốt” mà anh không ngại đêm khuya tìm đến đây để nói với ta?

 

– Thưa Cụ ngay từ năm 1917 Đảng Cộng Sản Nga đã cùng thợ thuyền, nông dân làm cách mạng đánh đổ Vua Chúa Nga Hoàng, từ đấy phong trào Cách Mạng đã phát triển ra khắp từ Âu sang Á. Nước Nam ta cũng thế, đã thành lập Đảng của giai cấp công nhân cùng nông dân đánh đuổi bọn Tây xâm lược và lật đổ Triều Đình vua chúa phong kiến.

 

– Anh biết chắc như vậy? thưa Cụ , chắc chắn là như vậy. Thưa Cụ, vậy khi Cách Mạng nổ ra liệu tên Pasquier Toàn quyền Đông Dương ở Hà Nội, tên Charles khâm sứ Trung Kỳ ở Huế có còn đất sống? Và hơn hết Bảo Đại, người sắp làm con rể Cụ có còn ngồi ở Ngai Vàng? Còn cháu Hồng Yến sẽ ra sao, hay cam chịu sống cuộc đời dang dở? Đây là những điều thực bụng muốn xin thưa với Cụ. Giờ tôi xin phép ra về.

 

– Ta cũng đã biết, trước nhất cảm ơn anh vì thân tình đó. Nhưng việc cháu Hồng Yến tiến cung đã thành định mệnh rồi. Nhưng chắc không vì ta nuôi cháu Thanh Ngọc để cho người quả phụ kia lấy ngươi mà ngươi phải vượt mấy trăm cây số vào đây?

 

– Thưa Cụ Tả Đô Ngự sử và bác Ngoạn. Tôi được biết Cụ đây rất ghét Tây cai trị và đã khóc khi vua Duy Tân bị đi đày.

 

– Ta hỏi anh sao buổi chiều không vào dự tiệc mà lại phải đến gặp ta giữa đêm khuya?

 

– Bẩm cụ, bởi tôi là kẻ tử tù không dám làm khách của một quan đại thần như Cụ.

 

– Bị án ở đâu? Bẩm cụ từ thời vụ án “Khởi nghĩa Duy Tân” tôi bị tội ” Trảm giam hậu” người đứng thứ năm sau bốn vị chí sĩ đã bị hành hình!

 

 

– Vậy anh là Vũ Đức?

 

– Bẩm vâng tên tôi là Vũ Đức. Thưa Cụ cũng là nhờ bác đao phủ Ngoạn đây tái sinh.          

 

– À ra thế. Chín năm qua ta cứ nghĩ anh đã bị chém đầu. Anh có nhớ ngày, tháng, năm nào anh bị hành hình?

 

– Thưa Cụ ngày mồng 10 tháng 8 năm 1923.

 

– Đúng rồi ngày 10 tháng 8 năm 1923. là ngày viên toàn quyền Merlin đến Huế nhận chức Toàn Quyền Đông dương thay chỗ cho viên Toàn quyền cũ Baudoin đến hạn kỳ về Pháp.          

 

Lão Ngoạn lúc này mới nói chen vào câu chuyện, trình thưa Cụ.

 

– Cụ tha thứ để bề tôi của cụ xin giải trình: Bẩm Cụ tử tù Vũ Đức được cụ đồng tình tôi mới dám giải thoát cho hắn. Lúc này Người Tử Tù đứng dậy quỳ xuống, hai bàn tay đan vào nhau hướng về Cụ Tấn và Bác Ngoạn kính cẩn vái lạy ba lần ơn cứu mạng của hai người…

 

– Thưa Cụ, ông Ngoạn nói: Chắc cụ còn nhớ năm 1916. Năm ác liệt và lầm than nhất. Đời tôi phải trải qua những ngày khủng khiếp nhất. Bởi sau khi cuộc khởi nghĩa Duy Tân thất bại, theo lệnh của tên Khâm sứ Trung kỳ, chính tôi phải xử chém bốn nhà chí sĩ Trần Cao Vân, Thái Phiên, Nguyễn Quang Siêu, Tôn Thất Đề vào ngày 17 tháng 5 năm 1916 tại bãi An Hòa. Kết liễu bốn vị nớ xong tôi như thằng điên loạn, vứt thanh Long đao bên cột chém, dân chúng ném đất, ném đá vào tôi, tôi lao đầu chạy một mạch về nhà thay quần áo tắm rửa qua loa, nốc nửa cút rượu rồi lên giường nằm đến ngày hôm sau mới tỉnh, mà vẫn run. Vì nghĩ mình đã giết bốn vị anh hùng.

 

– Ông Tấn. Thật là hổ thẹn với lương tâm, cả triều đình bất lực, nước đã mất, các đại thần mọi người không tự chủ với cả bản thân mình. Huống hồ ông, một tên đao phủ, ông chống lệnh thì bản thân ông cũng không toàn tính mạng.

 

– Thưa cụ đúng là như vậy. Và bẩy năm sau mới có quyết định xử tiếp Bác Vũ Đức đây. Đúng là vào đầu tháng 8 năm 1923. Thời ấy ai cũng sợ tên mật thám Sô Nhi, nhưng Cụ cho biết hắn đã bị Bộ Thuộc Địa gọi về Pháp để ra Toàn án Pa Ri về vụ kiện mạo danh ” Hội những người yêu cố đô Huế” để quyên tiền trục lợi riêng cho bản thân. Cũng vì vậy mới có cơ hội giải thoát cho Bác Đức…

 

Khám đường là nhà lao giam giữ tử tù được xây dựng từ năm 1804 ( Đời Gia Long) chiều dài 100m, rộng 60m, cao 2m5( 4 thước ta), trên khu đất cao giữa đầm lầy vây kín bốn bề. Muốn vào khám phải đi qua cửa chánh Tây rồi bước chậm trên chiếc cầu tre nối tiếp nhau qua một chòi gác mới đến cổng khám đường. Trời nắng gắt lão Ngoạn quần áo nai nịt đeo thanh Long đao sáng loáng cùng hai phu đào huyệt chôn tù qua cổng chính vào khám đường. Đến chòi canh, người lính trên chòi nhận ra lão Ngoạn liền vẫy tay cho vào trước, hai phu đào đất đứng ngoài cổn chờ.

 

Người lính hỏi lão Ngoạn định cho thằng mô được về chầu âm phủ? Chìa tờ  lệnh xuất tù ra. Người lính canh bảo lão cứ vào…. Lão Ngoạn im lặng đi về cửa khám đường. Hai người lính mặc binh phục màu cứt ngựa, súng trường đeo trước ngực dẫn Vũ Đức quần áo tử tù đóng triện đỏ, tóc mọc kín tai, hai tay trói quặt phía sau lưng cùng bước ra. Đến chòi canh, lão Ngoạn dừng lại bảo hai phu ra bãi chém biểu hai thằng khiêng hòm cứ để “hòm” ở nớ. Rồi hai thằng mi đi đào huyệt. Rộng hẹp, nông sâu cứ đào như cũ. Rồi lão Ngoạn dẫn hai cả bọn, hai thằng lính lẫn tử tù đi về quán thịt cầy… Tử tù bị trói vào gốc cây trước quán. Lão Ngoạn dẫn hai tên vào trong nhà, một lúc sau mâm thịt cầy đầy ụ và bốn chai rượu Vạn Vân đã cạn, tất cả say khướt. Hai tên lính đứng lên lảo đảo. Từ trong có hai ả trẻ trung son phấn, váy dài quét đất, yếm mỏng, tóc cuốn, đuôi gà vắt vẻo đi ra cười nói liếc mắt đưa tình quyến rũ, lẳng lơ.

 

– Hai ả hỏi lão Ngoạn : Các anh mần trên cạn hay hạ thủy ở mô?

 

– Lão Ngoạn hướng về hai tên lính. Hai mi chọn đi? quay lại lão Ngoạn hỏi hai ả mô, có hai? Ả đậm người hơn bảo chỉ có hai chúng em còn bọn nớ có khách đi xuống thuyền cả rồi. Thôi hai đứa cứ chờ ở ni bọn ta đi công chuyện xong sẽ quay lại.

 

Lão Ngoạn đặt lên mâm mấy đồng bạc trắng hoa xòe …. Hai tên lính và lão Ngoạn dẫn tử tù tới bãi chém An Hòa. Mặt trời ngả về Tây. Lão Ngoạn trói tử tù Vũ Đức vào cột  trên mô đất cao giữa bãi chém An Hòa. Bãi An Hòa rộng chưng hơn hecta, cao hơn xung quanh gần một mét, xa dân cư. Xung quanh toàn cây lúp xúp, lưa  thưa. Bốn đống củi khô, xếp cùng bốn bó rơm góc bãi. Hai người lính nhìn mặt trời lặn thì nóng ruột muốn quay về quán để đàn đúm với hai ả đang chờ, nên bực tức, kêu ca với nhau.

 

– Hai thằng đào huyệt thì đi đâu mất dạng mãi không về, chắc đi ăn lại say rồi. Vừa nói xong thì hai phu đeo một bị cói đã về, chúng đặt bị cói rồi lấy ra bày lên tấm ván thiên một cái la bàn kim đỏ, một chai rượu , một xấp bánh tráng, một bát cơm trắng, ba trái trứng luộc, một nải chuối, một trái bưởi, đồ vàng mã, tiền giấy âm phủ, quần áo giấy, một con thuyền giấy… Lão Ngoạn bảo tất cả im lặng để lão thắp hương, rót rượu cúng âm hồn. Lão Ngoạn lẩm nhẩm: Sinh ký, tử quy, sống gửi, thác về. Đặng vong linh tử tù Vũ Đức được siêu thoát, đến thời khắc mô hợp thuận tử tù Vũ Đức được phép lìa trần, thì xin thiên thần, thiên tướng quyền năng, bất tử cho mũi kim chỉ về quê quán của kẻ tử tù. Chỉ khi nớ kẻ đao phủ này mới khai đao hóa kiếp tử tù…. Lão đốt thêm hương, vái lạy rồi đi giật lùi ra xa chỗ cúng. Hai tên lính sốt ruột đứng ra xa nói chuyện riêng, lần đầu đưa tử tù đi hành hình mà lắm thủ tục rườm rà thế. Lão Ngoạn bảo bọn lính chúng mi không biết sổ sách Nam tào, Bắc đẩu trên Thiên đình ghi rõ cả rồi. Năm mô, tháng mô, ngày mô, giờ mô nó mới tận số, tau mới khai đao. Lão Ngoạn cầm cái la bàn đi đi, lại lại chờ cho kim nó trỏ về phương bắc, vì người tử tù này quê quán tận ngoài Vinh Nghệ An. Mặt trời đã khuất núi phía Tây, khói chiều lơ lửng trên các mái rạ thôn quê, phố phường xứ Huế. Trên sông Hương thuyền câu, thuyền chài đã cập bến. Tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân dài vang vọng xa xa. Sương chiều buông phủ, bãi chém An Hòa bỗng mờ ảo thê lương. Lão Ngoạn nhìn vào la bàn quát lớn, đã đến giờ nó tận số. Bọn mi mô, hai thằng lính đi đốt lửa mau, hai thằng phu giúp tau và chuẩn bị hòm và nổi trống báo hiệu hành hình. Hai thằng lính cuống cuồng đi đốt bốn đống lửa, hai phu đến cạnh cột, cởi trói nhanh và lão Ngoạn đã nâng thanh Long đao rồi chém xuống bóng đen cạnh cột đổ xuống nằm sóng xoài trên đất, người phu xúc vội vài xẻng đất đổ lên chỗ hành hình. Lão Ngoạn thét, cho xác nó vào quan tài. Lão Ngoạn và hai phu cuốn vội vải liệm đưa xác tử tù vào áo quan, đậy nắp đóng đanh choang choang. Hai tên lính đốt được bốn đống lửa quay lại mọi việc đã xong. Lão Ngoạn bảo chúng mi có muốn xem đầu nó không thì tau bảo hai thằng phu cậy áo quan cho mà xem.

               

– Hai thằng lính đều nói: Thôi bố ạ chúng con sợ người chết lắm. Lão Ngoạn bảo tất cả đưa quan tài lên xe bò để kéo đi chôn.

               

– Hai tên lính: Chúng con có phải đi chôn không bố?

– Lão Ngoạn nói dưới đó có phu sẵn rồi. Tau cho tụi bay về quán, rồi về khám, nhưng chúng mi phải ký vào biên bản hành hình đã. Lão Ngoạn rút ra tờ biên bản viết sẵn đặt lên tấm ván thiên áo quan. Trong ánh sáng lập lòe hai tên lính ký làm ba bản, một tên ngập ngừng, lão Ngoạn gắt sao mi không ký?

 

– Dạ con không biết chữ.  

 

– Không biết chữ thì điểm chỉ vào. Lão Ngoạn lấy trong túi ra thỏi mực Tàu rồi thủy nước nhãi mài thỏi mực lên nắp quan tài thành thứ nước đen quánh bảo tên lính xoa vào ngón tay trỏ, bên tay phải điểm chỉ vào biên bản. Lúc đó lão Ngoạn mới nói. Cho phép tụi mi về.        

               

– Hai tên lính cuống quýt.Chúng con chào bố.                          

 

Lão Ngoạn và hai phu đẩy xe bò chở quan tài tử tù ra khỏi bãi An Hòa….!

 

Thay lời kết:

 

Cuối năm 1932 và cả năm 1933 không có cuộc nạp phi Nguyễn Hồng Yến con Tả Đô Ngự Sử

Nguyễn Đình Tấn vào làm vợ vua Bảo Đại. Vì khi Bảo Đại hỏi ý kiến khâm sứ trung kỳ Huế,

Charles bác bỏ hoàn toàn và nói: Ngài phải lấy người bên Công giáo để được nước Đại Pháp ủng

hộ chắc chắn…

 

Vào một buổi tối mùa hè 1933 ông Lê Phát An đưa cháu là Nguyễn Hữu Thị Lan đi dự dạ tiệc tại Dinh Đốc Lý Darles, Đà Lạt. Bảo Đại đã mời Thị Lan khiêu vũ và với sự sắp đặt một cách khéo léo, tinh vi của vợ chông viên khâm sứ Huế Charles, với mục đích chính trị, cuộc hôn nhân giữa Bảo Đại – Nam Phương đã được tổ chức vào ngày 20 tháng 3 năm 1934!

 

 

>> XEM TIỂU THUYẾT – HỒI KÝ CỦA TÁC GIẢ KHÁC