Thị độc học sĩ Trần Phương

946

Nguyễn Thanh

(Vanchuongphuongnam.vn) – Nghệ sĩ ưu tú Trần Phương (sinh năm 1935), tên thật là Nguyễn Bá Thế (1) sinh tại Bình Phước, Châu Thành, Long Xuyên (An Giang). Mới 13 tuổi, anh rời gia về với quê hương Nam bộ. đình (1948) đi tham gia kháng chiến. công tác trong ngành Quân báo Long Châu Hà (Long Xuyên, Châu Đốc, Hà Tiên). Sau 6 năm hoạt động, Trần Phương đã hoàn thành tốt nghĩa vụ của một chiến sĩ Quân báo, với nhiều kỷ niệm đẹp về tình đồng đội và tình quân dân. Năm 1954, hiệp định Genève (1954) được ký kết, Trần Phương tập kết ra Bắc. Với giọng nói thiên phú đầy nội lực, sau 2 năm, tại miền Bắc đang tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, tháng 12 năm 1956, Trần Phương đã trúng tuyển vào chung kết cuộc thi thử giọng đọc và được điều về đài Tiếng nói Việt Nam. Từ đó, thính giả trong cả nước quen dần với tên Trần Phương và ngày càng yêu mến giọng đọc truyện khỏe khoắn và rất truyền cảm của anh. Thời chiến, báo chí, truyện sách in không nhiều, phương tiện truyền thông còn thiếu thốn, nên để biết tin tức, thính giả chỉ còn trông cậy vào chiếc máy

NSUT Trần Phương

Những cánh phượng hồng lác đác rơi trên sân trường báo hiệu không gian thời khắc sang hè. Cuối năm học 1963, trong khi đang dạy học tại trường trung học Long Mỹ, bổng như đất bằng dậy sóng, tôi bị gọi đi học khóa sĩ quan trù bị Thủ Đức. Tôi âm thầm trốn biệt hiệu trưởng và đám học trò thân yêu, lánh mặt về Cần Thơ dạy tư. Qua thời gian gần một thập niên, năm 1970, tôi xin dạy giờ lại tại trường trung học Cờ Đỏ (Cần Thơ), nơi một quận lỵ heo hút cách xa thành phố hơn năm mươi cây số và tôi tiếp tục trở lại học Văn khoa. Khoảng thời gian này, phái đoàn Việt Nam chuẩn bị những bước đầu cho việc ký Hiệp định hòa bình tại Paris (1972). Dạy ở Cờ Đỏ ba ngày, chiều thứ tư mỗi tuần, tôi về Cần Thơ để bắt đầu từ sáng thứ năm đến chủ nhật, vừa đi dạy thêm tại trường tư, vừa vào giảng đường Đại học. Sinh viên ghi danh học Đại học khi ấy, không phải đóng học phí và cũng bị không hạn chế về tuổi tác nên tôi được vào học rồi tốt nghiệp Cử nhân (sau đó lên Sài Gòn tiếp tục ghi danh ban Cao học Văn chương (Faculuté de Lettres).Trong giai đoạn này, chính quyền đương thời chủ trương bắt lính và quân sự hóa học đường. Các phong trào chống đối của sinh viên tiến bộ Cần Thơ thường nổ ra ngày đêm qua các cuộc hội thảo, mít-tinh…. Họ hát nhạc phản chiến của các nhạc sĩ : Trương Quốc Khánh (1947-1999), Trịnh Công Sơn (1939-2001), Miên Đức Thắng, … với sự tham dự của các nhà giáo, nhà văn yêu nước như Lữ Phương , Lý Chính Trung  …qua các bài thuyết trình về tình hình đất nước. Thường thì sau đêm không ngủ, sáng sớm hôm sau, anh em sinh viên cùng nhau rầm rộ, hăng hái xuống  đường đi biểu tình. Là dân có máu văn nghệ báo chí, tôi có dịp góp một phần nhỏ công sức, tham gia vào phong trào bị bị chính quyền lúc ấy kêu gọi giải tán hoặc bị đàn áp tả tơi bằng lưu đạn cay hay xịt nước vòi rồng bằng xe chữa cháy… tại đại lộ Hòa Bình hay Đại học Khu II đường Tự Đức (nay là Lý Tự Trọng)

Trong thời gian trốn về dạy học ở Cần Thơ trong tình trạng bất phục tùng, có ngày tôi về nhà muộn với đôi mắt đỏ hoe, mặt mày phờ phệch, quần áo lấm lem vì ăn lựu đạn cay và uống nước vòi rồng của cảnh sát trong các lần tham gia biều tình với sinh viên. Mấy đứa em trong nhà và bà con hàng xóm thấy vậy ngạc nhiên hỏi, tôi bảo là đi dạy học, bị xe ủi té xuống mương lộ. Nhưng nỗi mệt nhọc ấy của tôi tan biến đi rất nhanh và niềm vui trong sáng thực sự lại đến với tôi chỉ trong khoảnh

                                                                 1

khắc. Giờ rảnh rổi buổi trưa hay tối, trong giờ nghỉ ngơi, tôi haycầm chiếc radio bỏ túi hiệu Sony vô sâu phía sau nhà, nằm một mình trên chiếc võng lác, mở máy vặn nhỏ, áp sát radio vào tai nghe lén tin tức phát đi từ đài phát thanh của MTDTGPMN hay  đài Tiếng nói Việt Nam tại Hà Nội..

 Thú vị nhất là ban đêm nằm võng hay vào giường, trước khi ngủ, tôi chờ nghe chương trình “Đọc truyện đêm khuya”của đài Hà Nội, qua một giọng nam Nam bộ quen thuộc của phát thanh viên. Dù rất ngưỡng mộ giọng đọc nhưng “văn kỳ thinh, bất kiến kỳ hình”, tôi thực sự chỉ nghe tiếng người đọc mà chưa biết mặt mày phát thanh viên như thế nào. Qua các truyện đọc, anh diễn tả còn hơn là một kịch sĩ tài danh. Trong mỗi truyện anh đọc, phát thanh viên đã nhập vai thật tài tình. Không phải anh chỉ đóng vai một nhân vật duy nhất trong tuồng như các diễn viên bình thường trên sân khấu, mà dường như khi đọc truyện, anh như đã vào vai đủ các nhân vật ở mọi tình huống hỉ nộ ái ố… Do vậy, chân thành mà nói là tôi rất nghiện giọng đọc của anh, một giọng đọc mà anh em văn nghệ sĩ thường bảo là “giọng vàng trên sóng đài”.

 Mãi cho đến sau ngày thống nhất, khi công tác trong hội Văn nghệ giải phóng (nay là hội Nhà văn Thành phố Cần Thơ), tôi mới có dịp được gặp tận mặt thần tượng tôi bằng xương bằng thịt :  Nghệ sĩ ưu tú Trần Phương, khi anh hồi kết trở lại Nam bộ làm việc ở đài Phát thanh Truyền hình Thành phố Cần Thơ.

 Nghệ sĩ ưu tú Trần Phương (sinh năm 1935), tên thật là Nguyễn Bá Thế (1) sinh tại Bình Phước, Châu Thành, Long Xuyên (An Giang). Mới 13 tuổi, anh rời gia về với quê hương Nam bộ. đình (1948) đi tham gia kháng chiến. công tác trong ngành Quân báo Long Châu Hà (Long Xuyên, Châu Đốc, Hà Tiên). Sau 6 năm hoạt động, Trần Phương đã hoàn thành tốt nghĩa vụ của một chiến sĩ Quân báo, với nhiều kỷ niệm đẹp về tình đồng đội và tình quân dân. Năm 1954, hiệp định Genève (1954) được ký kết, Trần Phương tập kết ra Bắc. Với giọng nói thiên phú đầy nội lực, sau 2 năm, tại miền Bắc đang tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, tháng 12 năm 1956, Trần Phương đã trúng tuyển vào chung kết cuộc thi thử giọng đọc và được điều về đài Tiếng nói Việt Nam. Từ đó, thính giả trong cả nước quen dần với tên Trần Phương và ngày càng yêu mến giọng đọc truyện khỏe khoắn và rất truyền cảm của anh. Thời chiến, báo chí, truyện sách in không nhiều, phương tiện truyền thông còn thiếu thốn, nên để biết tin tức, thính giả chỉ còn trông cậy vào chiếc máy

2

thu thanh. Nhờ Trần Phương mà đồng bào hai miền, hiểu được tình hình trong nước và thế giới, cùng với những truyện hay của các tác giả nổi tiếng.. Qua Trần Phương, người ta biết được những tác phẩm đỉnh cao viết về Nam bộ trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ: Đất rừng phương Nam của (Đoàn Giỏi), Hòn đất (Anh Đức), Cánh đồng hoang  (Nguyễn Quang Sáng), Người mẹ cầm súng (Nguyễn Thi), Rừng xà nu (Nguyên Ngọc)… Có truyện đã nghe anh đọc trên đài, về sau có dịp đọc lại trên sách, báo, ai cũng công nhận là Trần Phương đã làm cho truyện ấy hay hơn gấp mấy lần. Nhiều nhà văn đã biết ơn Trần Phương, vì nhờ anh mà những tác phẩm của họ được đi sâu vào lòng thính giả với xúc cảm không thể nào phai được. Một dạo, thính giả đột nhiên thắc mắc vì không được nghe giọng đọc quen thuộc bổng trầm của anh trong chương trình “Đọc truyện đêm khuya” trên đài Tiếng nói Việt Nam. Vỡ lẽ ra, nghệ sĩ Trần Phương đi công tác ở Liên Xô hết 4 năm 7 tháng và sau đó, tại Côn Minh (Trung Quốc) 1 năm rưởi. Trong một lần, sau ngày thống nhất, nhà văn Võ Đắc Danh từ Cà Mau đi tìm người đọc thuyết minh cho phim tài liệu “Đất lành” của anh. Khi đến Cần Thơ, nhà văn ghé thăm nhà thơ Lê Chí ở đường 30/4 :

  – Mày định thuê ai đọc thuyết minh ? Nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Bông sen hỏi nhà văn Võ Đắc Danh.

 – Chưa biết, để lên Sài Gòn xem. Nếu tìm được anh Trần Phương thì tốn kém bao nhiêu tôi cũng mướn. Nhà thơ Lê Chí bật cười :

  – Ông Trần Phương ở sát đây (số 34/21, B.11  Chung cư  Phước Kiến, đường

Tầm Vu, TP. Cần Thơ) chớ đâu xa mà lên Sài Gòn kiếm. Tính ra đến nay, nghệ sĩ Trần Phương đã đọc thuyết minh cho nhà văn Võ Đắc Danh tất cả được năm bộ phim mà nhà văn rất hài lòng.

Ông Nguyễn Văn Quân, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long cũng bộc bạch chân tình trong một lần hội ngộ anh em : “Năm 1970, một đêm nọ, tôi vừa chèo xuồng, vừa nghe Trần Phương đọc trên đài truyện ngắn của nhà văn Đoàn Giỏi. Đến đoạn cao trào thì ô buýt thụt, tôi phải nhảy xuống sông chém vè, chừng lên lại xuồng thì anh đọc xong truyện rồi, tiếc hùi hụi”.  Trong một tiệc cưới ở Đức Hòa năm 1980, nghệ sĩ Trần Phương được mời, có mặt ông Bốn Vũ, nguyên Giám đốc đài phát thanh Long An kể lại : “Khi được nghe ông giới thiệu Trần Phương với bà con đa phần là dân kháng chiến rất ghiền nghe đài thì nhiều người ồ lên một tiếng

3

mừng rạng rỡ. Sau đó nghệ sĩ ‘giọng vàng trên sóng đài’ Trần Phương phải chuếnh choáng với cơn bão mừng cụng ly tới tấp của anh em ngưỡng mộ từ nhiều bàn khác đến mời anh”. Có lần, trước năm 1975, trong một bức thư của một cô nữ du kích ở Trà Vinh gởi cho anh có đoạn viết : “ Nghe chú “đọc truyện đêm khuya, cháu nghĩ là ngày giải phóng đã đến gần”. Thực ra ở đài Tiếng nói Việt Nam có nhiều phát thanh viên giọng đọc Bắc Nam đủ tiêu chuẩn như : Nguyễn Thơ, Lan Hương (người Bạc Liêu), rất dịu dàng trong chương trình “Đọc truyện đêm khuya”, Minh Đạo (người Bến Tre), thì dõng dạc khí thế trong các bài bình luận. Nhưng độc đáo một mình với nét riêng, Trần Phương sở hữu được cả hai phẩm chất trên. Từ đó, người ta nghĩ rằng được giọng đọc tốt như vậy là anh phải tuân thủ theo một chế độ đặc biệt về làm việc, nghỉ ngơi, ăn uống như các nghệ sĩ nổi tiếng. Thực tế, là bạn thân gần gũi anh từ lâu, tôi thấy nghệ sĩ Trần Phương cũng sống bình thường như mọi người chớ không có gì khác lạ. Trừ các buổi công tác phải ăn bữa tại quán bình dân, vì còn độc thân, thường ngày anh tự làm cơm giản đơn ăn nhà. Nhưng sở thích riêng của nghệ sĩ Trần Phương là món cá mặn chưng gừng trong bữa cơm và cháo trắng – hột vịt muối điểm tâm buổi sáng. Còn phì phèo thì ngày xưa, anh hút Trị An, rồi Con Mèo (Craven A), nhưng hơn ba năm nay, Trần Phương chia tay hẵn với giống cỏ tương tư  (tương tư thảo : thuốc lá). Về quan hệ bạn bè, trong lúc nhà văn Sơn Nam thích gần gũi với người nghèo, Nguyễn Ngọc Tư chỉ chơi một mình thì Trần Phương làm bạn với những chó, mèo hàng xóm thường hay đến nhà. Trần Phương không bao giờ xài điện thoại di động, chắc là sợ bị quấy rầy vì anh bận rộn liên miên với công việc hằng ngày.

Hiện nay, dù đã quá tuổi bát tuần, nhưng ngoài thời gian vẫn tiếp tục cộng tác với đài Phát thanh Thành phố Cần Thơ (số 409  đường 30/4, Thành phố Cần Thơ), trong chương trình “Đọc truyện đêm khuya” , nghệ sĩ Trần Phương còn huấn luyện giọng đọc cho các em có mơ ước làm phát thanh viên trong tương lai. Thỉnh thoảng Trần Phương cũng có bài viết trên Tuần báo Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (2) vì anh cũng có chân trong hội Nhà báo Thành phố Cần Thơ, nên anh rất ít khi có thì giờ rảnh rổi.

Với những đóng góp hiệu quả cho sự nghiệp kháng chiến trong suốt thời gian gần bảy thập niên (1948-2017) bằng tất cả công sức của mình, từ khi còn ở trong nước cho đến khi ra hải ngoại (Liên Xô và Trung Quốc) công tác một thời

gian, Trần Phương đã đạt được những thành tựu tốt đẹp và anh xứng đáng được

4

Chủ tịch nước Lê Đức Anh phong tặng Nghệ sĩ ưu tú (ngày 14/1/1993). Nhận xét về anh, ông Thiên Giang (tác gỉả quyển “Muốn thành học trò giỏi” – NXB Phạm Văn Tươi, trước 1975, Sài Gòn) – một một trí thức cao tuổi, nhà văn tiến bộ và cũng là bác sĩ Trần Kim Bảng – qua một bức thư đề ngày 05/03/198, gởi cho Trần Phương, trong đó ông đã coi anh như một lương y vì giọng đọc của anh đã làm cho ông quên hết mệt nhọc buồn bã. Ông Thiên Giang còn ví von đánh giá anh rất tinh tế và thâm thúy: “Ngày xưa, dưới chế độ phong kiến có Thị Độc Học Sĩ, một quan chức của triều đình chuyên đọc chầu vua. Ngày nay, Trần Phương cũng là một Thị Độc. Nhưng anh không đọc cho một ông vua nghe, mà đọc cho toàn dân nghe. Chức Thị Độc ngày nay cao hơn nhiều so với ngày xưa. Chúc anh giữ mãi giọng đọc lâu dài để nhân dân cả nước trong đó có tôi được nhờ. Bởi vì truyện chưa hay mà cứ để Trần Phương đọc cũng hóa hay”. Nhà thơ Huy Cận, khi nghe anh em nhắc chuyện bức thư của ông Thiên Giang, đã trầm ngâm khoảnh khắc rồi khe khẽ : Thị Độc Học Sĩ, nghệ sĩ ưu tú Trần Phương, rồi sau đó tác “Lửa thiêng” gật nhẹ đầu, khẳng định lại tài hoa của anh : Thị độc Học sĩ  Trần Phương. Thôi, đủ rồi ! ”.

Khác với: Nguyễn Bá Thế (1925-1996) bút danh Nhất Tâm, Nam Xuân Thọ, Thế Nguyên…là nhà  văn, chuyên sưu khảo và viết báo, sinh quán tại xã Thường Thạnh, quận Cái Răng, TP Cần Thơ, là Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ Giải phóng TP. Cần Thơ sau 1975.

(2)  Các bài viết của Trần Phương đã đăng Tuần báo Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh: + Chín năm chân đất (18/9/2014) ; Hồi ức bên một dòng kinh (18/8/2016), ký Nguyễn Bá Thế ; Hiệp định Paris công bố ở đâu ? (số Xuân Đinh Dậu, 2017)