Chương 12: GIẤC MƠ BỊ ĐÁNH CẮP
- Ông Sáu đặt chai rượu rổng trên nền gạch . Đã 9 giờ sáng. Buổi điểm tâm chấm dứt sau một hơi ợ dài phun ra toàn mùi rượu. Củ khoai lang luộc nằm trơ vơ một mình trong chiếc đĩa nhựa màu xanh lá. Ông Sáu đảo mắt nhìn củ khoai một lúc. Đột ngột, ông soài chân hất văng chiếc đĩa. Củ khoai lăn tròn rồi biến mất giữa những bao to bao nhỏ, bị lát chất đống ở góc phòng.
Đã hơn hai năm tròn, kể từ ngày Phúc, con ông, mất. Hai năm là một khoảng thời gian khá dài đủ để nổi đau, nổi nhớ nhạt nhòa. Nhưng không hiểu sao tim ông vẫn buốt, thân xác ông vẫn lạnh giá như ngày lịêm xác con. Làm sao ông có thể thở được với cảm giác nầy!
Ông Sáu khệnh khạng đứng lên ,tiến tới cái tủ thờ , bíu chặc mép tủ nhìn tấm hình vợ, hình con trai bằng đôi mắt mọng nước.
- Giá như tui chết thay cho bà thì thằng Phúc chắc vẫn còn sống. Tại tui tham, tui ích kỷ, chỉ muốn giữ đất..tại tui.
- Cứ như vầy làm sao anh sống nổi , hử?
Tiếng bà Năm sang sảng. Ông Sáu rời tay khỏi tủ thờ. Trời đất, cứ mỗi lần ông muốn khóc , muốn tâm sự với vợ con là y như rằng bà Năm xuất hiện “phá đám”. Cái cảm giác nầy khiến ông bực bội không chịu nổi. Ông đưa tay chỉ ra phía cửa, líu ríu:
- Bà đi dìa cho tui. Mới sáng sớm…
Bà Năm cười:
- Giờ nầy mà sớm. Nếu đi đồng thì đã cày gần xong một công rồi…
- Vậy sao bà vẫn chưa đi.
Bà Năm làm thinh. Ông Sáu bỉu môi:
- Bà cũng như tui, như nhà Bảy Tưng…chỉ còn một mình thì cày với ai, đúng không?
Bà Năm cúi đầu lặng im. Miệng bà méo xệch..Vài phút sau, bà la toáng lên, vẫn câu nói quen đến thuộc lòng:
- Ai nói tui ở một mình?. Tụi nó đang ngủ. Tui bắt tụi nó ngủ sớm. Nhưng tụi nó ngủ miết, không đứa nào chịu dậy hết.
Chợt bà ngồi sụp xuống, kêu to :
– Con ơi, thằng Nhơn, con Lành ơi, tới giờ cơm rồi…Bây đi miết..đi miết.. Để ruộng ai canh? để con bây ai giữ?
Ông Sáu tỉnh hẳn cơn say. Ông bối rối lay lay vai bà Năm, cố gắng dỗ dành:
- Chị Năm à, tỉnh lại đi. Chuyện qua rồi. Bình tỉnh đi…
Ruột ông cũng quặn thắt theo câu dỗ của mình. Nước mắt rưng rưng.
-Trời ơi, chuyện gì vậy? Mà sao chị Năm ở đây?
Ông Quang đứng chàng ràng trước cửa nhà Ông Sáu, một tay cầm cuốc, một tay xách bị lát đựng cơm. Nhìn thấy cảnh bà Năm sắp lên cơn, ông vội vàng dựng cuốc, thả cái bị ngoài ngỏ.
Ông Sáu gật gật đầu.
- Kéo bã lại giùm chút. Tự nhiên bã qua nhà …
Ông ngưng ngang vì sực nhớ câu nói của mình động đến nỗi đau của bà Năm.
Ông Quang nhìn mấy vái vỏ chai lăn lóc ở góc nhà, tắc lưỡi trách:
-Anh đó, không chịu giữ sức, lỡ bịnh thì làm sao! .
Bà Năm long đôi mắt nhìn ông Quang. Chợt bà vùng mạnh cười to, quơ tay cầm đại cái ghế đẩu gỗ bổ lên đầu ông Sáu . Ông gục ngay tại chỗ trước đôi mắt hốt hoảng của ông Quang. Bà Năm chạy nhanh ra khỏi nhà vừa khóc vừa kêu con inh ỏi.
Khi ông Sáu tỉnh dậy, trời đã về chiều. Mớ mây xám hổn độn sà thấp trên đầu những ngọn cây bạc hà trẻ trông tựa tấm vỏng lớn đang chụp lên toàn khu xóm.
Cảm giác mềm mại của tấm nệm dưới lưng khiến ông giật mình ngồi dậy. Đây không phải giường ngủ của ông , có nghĩa đây không phải là nhà ông. Ông đang ở đâu? Căn phòng xa lạ và trống trải nhưng sạch sẽ. Ông nhớ mình đang giữ tay bà Năm, rồi một vật cứng đập vào đầu khiến ông ngất đi , không biết gì nữa.
Đầu ông vẫn còn nhói đau. Ông đưa tay sờ chỗ bị thương và biết mình đã được băng bó cẩn thận . Nén cơn váng vất, ông đứng dậy lần ra cửa sổ.
Mặt ông Sáu tái lại. Không phải bệnh xá, cũng không phải một trong những căn nhà thân thuộc trong khu định cư. Xung quanh ,những ngọn đồi chập chùng,nhấp nhô. Phía xa, thật xa, từng khối mây xám đang lập lòe ánh chớp báo hiệu một cơn giông sắp đến.
- Bác Sáu, bác có còn đau nhức chỗ nào không?
Nghe tiếng , ông Sáu quay lại. Nhìn thấy người gọi, chân ông chợt mềm nhủn, ông bám vào bậu cửa, mắt trợn trừng, lắp bắp:
-Đừng dọa bác..đừng…Lệ à…
- Trời, bác Sáu làm như gặp ma không bằng. Cháu đây mà.
- Nhưng …nhưng……
Lệ mỉm cười tiến đến gần, dìu bác Sáu ngồi xuống giường.
-Bác còn yếu, đừng đứng bên cửa sổ, lỡ gió máy…Cháu đây..Cháu có chết đâu, vẫn sống ..còn sống khỏe nữa là…
Bàn tay Lệ ấm nóng nắm tay ông Sáu. Ông cũng nắm lấy và cảm nhận được làn da người sống. Nước mắt ràn rụa, ông nghẹn ngào:
– Đúng là cháu rồi..cháu Lệ đây mà.. Nhưng ..người ta nói..
Lệ cười, đôi mắt thỏ đỏ lên óng nước:
-Không quan trọng đâu bác. Thực tế, cháu vẫn ở đây..
Ánh mắt ông Sáu sáng rở , đây hy vọng.Ông run run hỏi:
– Vậy..hồi đó là …giả..Vậy, thằng Quân…nhà bác cũng cũng…
Ông lắc đầu lia lịa
– Không phải..bác đã tự tay…không phải đâu…
Lệ đưa tay quệt những giọt nước mắt cứ tuông rơi không ngừng. Gương mặt người anh họ như hiện rõ trước mắt cô.
“-Anh đâu cần phải lên huyện,lên tỉnh học mới xây nhà được. Chỉ cần vài vụ mùa trúng là có ngay.
– Đủ ăn rồi, mình đi học lại cũng đâu muộn màng gì, chỉ sợ mấy cô gái không đợi được thôi…ha ha…
– Tại sao nông dân làm ruộng lại không có ruộng, còn thằng kinh doanh lại lấy ruộng của nông dân.Đã buôn bán thì phải công bằng. Đè người xuống đất đen cho mình trèo lên làm giàu, mà chính quyền ủng hộ, tiếp tay thì phi lý quá, anh không chấp nhận.”
Những câu nói chân chất, thật thà của Quân khiến Lệ không ngừng đau đớn mỗi khi nhớ lại- Tâm hồn đơn giản của cô bắt đầu đặt ra những câu hỏi phức tạp. Cuộc sống cô đã biến đổi lúc nào không hay. Cho đến một thời điểm…
– Đến lúc ông cũng phải tỉnh ra ..
Giọng nói quen thuộc vọng vào từ bên ngoài. Bà Năm bước vào nhà, dáng đi nhẹ nhàng, khỏe mạnh cùng đôi mắt tinh tường.
- Ủa, chị Năm, sao chị cũng chạy lại đây?
- Chạy cái con khỉ. Ông mà còn say sưa be bét là tôi còn vác ghế phang ông dài dài…
- Hình như chị Năm…
Lệ mỉm cười.
- Dì Năm không bệnh tật hoặc điên rồ gì đâu. Dì giả đó.
Ông Sáu trố mắt nhìn quanh. Ông bắt đầu cảm nhận có chuyện gì đó bất thường ở đây. Cái gì cũng giả hết, vậy là sao? Ông Sáu véo tay mình, sờ lên tấm đệm, cánh cửa, bấm mấy ngón chân xuống sàn nhà. Tất cả đều thật. Chỉ có những con người quanh ông là giả. Ông đưa tay chỉ một vòng trước mắt.
- Các người đang lừa tui hả? Đừng nghĩ ông già nầy mất trí. Không ..Tui..tui..
Một ý nghĩ thoáng qua. Ông Sáu quắc mắc la lớn:
- Đừng có ý nghĩ rằng làm vậy tao sẽ quên con , quên mối thù nầy..Không đời nào, không đời nào..Tụi bây biến hết đi, biến hết đi…
Ông Sáu vật vả. Vết thương rỉ máu. Cái băng gạc rớm hồng. Lệ hốt hoảng chạy tới giữ tay bác Sáu. Cô bật khóc. Bà Năm hốt hoảng chạy ra ngoài. Có tiếng lao xao rồi hai bóng người lặng lẽ bước vào.
Ông Sáu ngây người, dụi mắt. Ông lắp bắp khua tay:
- .ma..Đây là chỗ người chết..Ma..ma…
Ông quỵ xuống ngất lịm.
Lệ nhìn người thanh niên vừa đến. Cô thở dài:
- Có cần đưa bác Sáu tới đây không? Bác không sốc mới là lạ.
Dì Năm cười buồn:
- Làm sao ổng có thể sống cô đơn như vậy trong khu định cư? Như dì vậy. Ngày nào cũng căm hận với đời vì mất người thân, vì cô đơn, cùng quẩn, đói nghèo..Nếu không về đây, chắc chi Dì chữa trị hết bệnh điên của mình. Từ từ ảnh sẽ hiểu ra thôi.
Người thanh niên mặc áo y tá đang chích cho bác Sáu một mũi thuốc, gật đầu:
- Tui chỉ lo nhứt là người nầy… Giống gì mà giống như cặp song sinh. Nếu ngày nào cũng thấy thì khó nguôi ngoai được.
Dì Năm thở dài:
-Ừ thì thằng Phước là anh em con cậu ruột nên giống nhau. Nhưng ngó cho kỷ sẽ thấynhiều cái khác. Rồi anh Sáu cũng biết thôi.
Phước im lặng. Anh sửa cái chăn đắp kín ngực bác Sáu rồi ra hiệu mọi người đi ra ngoài.
2-
Lam bước ra sân. Hôm nay không có mưa nhưng bầu trời vẫn một màu nhờn nhợt. Lam đã quyết định cô sẽ trở lại thành phố. Không còn gì để luyến tiếc hoặc làm ở đây, kể cả Lệ. Mấy hôm nay cô không liên hệ được với cô bạn thân. Lam hơi lo lắng. Sau chuyến thăm Lệ ở đập Tỉnh Thức, Lam có cảm giác Lệ hôm nay không phải Lệ của hai năm về trước. Vẫn gương mặt ngây thơ có phần ngốc nghếch, vẫn đôi mắt thỏ hồng lên khi xúc động, nhưng Lam khó đóan biết được Lệ đang nghĩ gì, muốn gì. Hình như Lệ đang cất giấu một bí mật nào đó. Lệ biết điều Lam không biết và Lệ cũng chẳng có ý định thổ lộ với Lam.
‘ Chẳng lẽ nó nghĩ mình không cùng phe với nó?”
Lam lắc đầu bực bội nói to:
- Cậu nghĩ tớ là ai vậy hả?
- Tôi nghĩ cô là kẽ trốn chạy..
Lam giật mình nhìn ra cổng. Thanh đang tựa lưng vào một thân cau già, nheo mắt nhìn cô. Bực mình, Lam to giọng:
- Ai khiến anh đến đây? Tôi nhớ đã trả lại cho anh đủ số tiền…
Thanh bước đến cạnh Lam. Anh mỉm cười.
- Tiền? Đâu phải là tất cả. Lời hứa của cô kìa. Cô đã hứa rồi nuốt lời khiến kế hoạch của tôi bể hết. Nếu ai cũng chỉ trả lại tiền hợp đồng rồi phủi tay thì những thiệt hại sau nầy ai sẽ gánh?
- A, vậy anh xuất hiện ở đây để đòi đền bù sao? Tôi nghèo lắm, không gánh hết được đâu. Vả lại, từ đầu tôi đâu có xin việc.
Mặt Thanh nghiêm lại. Anh nói nhỏ:
- Chúng ta vào nhà nói chuyện đi. Tôi thực sự có chuyện muốn nói với cô.
Lam đưa tay định từ chối, nhưng không hiểu sao cô lẳng lặng bước .
Thanh nhìn quanh quất từng góc nhà. Thở ra một hơi dài, anh lẳng lặng ngồi xuống chiếc ghế gỗ độc nhất. Giọng anh trở nên ấm áp và rõ ràng:
- Hẳn cô nghĩ tôi có mưu đồ gì xấu xa với cô sao?
Lam im lặng. Cô ngó mông ra ngoài khung cừa nhỏ. Thanh cười nhẹ:
- Cô lầm rồi. Chúng tôi cần cô thật đấy.
- Chúng tôi?
- À…không quan trọng tôi hoặc chúng tôi. Điều tôi mong muốn nhất hiện nay là cô tiếp tục công việc..tôi nhờ.
Lam cười gằn:
- Anh nhờ gì nhỉ? Mà thường người vắng mặt mới phải nhờ. Giờ đây, anh cần gì ở tôi nữa. Anh muốn gì cứ việc tự làm..…Anh…
Lam im bặt. Cô che miệng khi nghĩ mình nói quá nhiều. Đâu cần thiết…Mà..anh ta muốn gì ở cái thôn kỳ lạ nầy. Một cái thôn muốn đi lên …cứ như muốn biến mảnh đất nầy thành một nước…Ôi.. Lam bụm miệng khi ý nghĩ trên vừa xẹt qua đầu.. Chẳng lẽ…chẳng lẽ họ đang âm mưu…một âm mưu ..lớn… có thể liệt vào cái tội tày đình: phản loạn?
Lam run rẩy chỉ tay về phía Thanh lắp bắp:
- Anh…anh là mật…vụ hả? Anh đang..đang…
Cô nhớ những cuốn phim trinh thám , tình báo đã xem trên đài, trên mạng..hoảng hốt xua tay lia lịa:
- Tôi không biết gì hết..không thấy gì hết..Đừng lôi tui vô..Tui mua vé rồi nhé…ngày mai..không sáng mai là tui về thành phố….
Thanh bật cười. Anh tự hỏi tấm bằng thạc sĩ tâm lý học có giúp được cô có cái nhìn sâu sắc hơn?. Anh thở dài , hình như anh nhìn người phiến diện quá. Ở cái thời buổi nầy, bằng cấp chỉ là mớ giấy lộn, chẳng có chút giá trị thực học nào. Anh đã tin tưởng vì cô từng viết một luận văn nhỏ về những biến đổi kỳ lạ của thôn Tỉnh Thức, luận văn không hoàn chỉnh và bị giáo sư phụ trách đòi thay đổi đề tài. Bài viết lẫn lộn trong những luận văn không đạt yêu cầu, được tạm lưu giữ trong kho thư viện chờ ngày thanh lý. Lam muốn giữ lại để làm tài liệu cho việc viết báo của mình. Cô photo vài bản. Một trong bản in lọt vào tay Thanh.
- Này..tại sao anh muốn tôi viết những bài nói về thôn Tỉnh Thức. Mà một cái thôn đang vươn lên đổi mới cật lực thì có gì phải bàn. Lẽ ra anh chỉ nên nhờ tôi viết những điều tốt đẹp..đằng nầy..
- Thế cô đã thấy những điều gì tốt đẹp ở đây?
Thanh nhướng mày, nói tiếp như tự trả lời câu hỏi của mình:
- Thôn đã phát triển thành nông đô mới. Có đủ thứ mà một quận lớn cũng không có. Thôn Tỉnh Thức sẽ là thôn ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất nước để quản lý . Rằng thôn đi đầu trong công cuộc đổi mới với chuẩn đầy đủcác cấp học từ mẫu giáo lên Đại Học. Và..nhiều nhiều dự án dân sinh như..xây dựng một bệnh viện hiện đại, một ….sân bay..thậm chí một khu nghiên cứu khoa học…
Lam to tiếng:
- Tôi chưa viết một chữ về những điều ấy. Tôi đã nhìn thấy kế hoạch đó khi nó còn nằm trên giấy và đến bây giờ tôi vẫn cho đó là điều hoang tưởng lớn nhất của chính quyền Tỉnh Thức. Nhưng , suy cho cùng, nghĩ đến những lợi ích cho người dân đâu phải là một cái tội.
- Vậy cô hãy viết bài ngợi khen những thành quả của Tỉnh Thức đi…
Lam trợn mắt, giọng cô nhỏ lại:
-Ca ngợi ư? Ca ngợi cái gì…
Thanh đứng lên cười gằn:
-Ca ngợi sự vĩ đại của nông đô Tỉnh Thức…
Nói xong, anh quay lưng đi ra ngòai không ngoái lại.
Lam chửng lại một chút rồi chạy theo lắp bắp:
- Anh Thanh…tôi…tôi…không thể..
Nhưng Thanh đã mất hút sau những hàng rào dâm bụt để lại một mình Lam ngơ ngác giữa màn mưa mỏng đang bắt đầu phủ xuống vạn vật.
Tự nhiên Lam có cảm giác như có điều gì đó đang xảy ra , đang loang như vết dầu. Cô cũng hoang tưởng? hay cô mắc bệnh tâm lý chây ì bởi bầu không khí ẩm ướt, buốt lạnh ở đây? Nổi bức bối không lời làm Lam chỉ muốnvung tay chân, chạy nhanh, hít thở để trái tim bớt nặng nề. Trong vô thức cô bước đi. Khi dừng lại, cô thấy mình đang đứng trên bờ sông Tỉnh Thức.
Nhưng không chỉ mình cô. Một bóng người mảnh khảnh, tóc buông dài xỏa tung trong gió, đã đứng đó tự bao giờ. Ngạc nhiên, Lam đến gần. Cô gái quay lại, mỉm cười. Đôi mắt ánh hồng ướt rượt. Lam thở ra, kêu nhỏ:
-Lệ…
– Ừ, tớ đây. Nghe đồn cậu sẽ ở lại đây cả năm, sao bây chừ lại muốn về. Chưa được nửa tháng?
Lam hất tung một viên sỏi dưới chân. Viên sỏi bay vèo xuống mặt nước đục ngầu của giòng sông rồi chìm lỉm.
- Cậu nhớ thành phố ư? Hay cậu chán cả tớ?
Lam bật cười:
- Tin tức nhanh thiệt. Cậu ấy à. Ừ tớ chán cậu như chán bánh ích nhân đậu. Cậu bây giờ yên ổn với công việc. Còn tớ , thạc sĩ thạc siết gì mà chạy kiếm việc như ngựa lồng, chẳng đâu ra đâu.
Lệ nhướng mày:
- Bằng cấp cao là một cái tội đó. Bộ cậu không biết sao?
- Biết, biết hết..nhưng tớ…Tớ đã từng mơ ước..
Lệ ngồi xuống một khúc cây gảy và ra hiệu cho Lam ngồi cạnh mình.
- Tớ biết, ai mà chẳng có mơ ước. Lớp 9 như tớ thuộc loại dốt chữ bộ không có mơ ước sao?
Cả hai ngồi nhìn ra giòng sông đã không còn phẳng lặng. Bờ bên kia tựa rất xa khi sương mù phủ dầy trên những hàng cây ven bờ.
- Hồi đi học, tớ rất muốn trở thành một kỹ sư cầu đưỡng để xây một cái cầu giây văng băng qua giòng Tỉnh Thức. Cầu sơn màu xanh đỏ với những bồn hoa nối dài dọc hai bên, trồng vạn thọ. Tớ nhớ ai đó đã cười tớ quá quê mùa , chẳng kinh tế, khi có ý tưởng trồng vạn thọ hai bên thành cầu. Nhưng tớ thích thì sao? Cây cầu tớ xây cơ mà. Đêm nào tớ cũng mơ thấy mình đi dạo trên chiếc cầu đó…
Lệ mỉm cười:
- Cậu mơ thành kỹ sư mà đi học triết, học tâm lý…Đúng là khi mơ, cái gì cũng có thể…Nhưng cái gì khiến cậu muốn thành người xây cầu nhỉ?
Lam ngó mông về phía chiếc cầu gảy. Cây cầu tạm trông đơn giản và yếu ớt so với giòng sông đang nở rộng. Cô thở dài:
- Hồi ấy hoặc bây giờ tớ vẫn mong Tỉnh Thức sẽ có một cây cầu vửng chắc để hai thôn nối liền nhau, mọi người thoải mái qua lại trao đổi.
- Cậu yên chí đi, cầu sẽ có thôi bởi chính quyền đã sáp nhập hai thôn, nhiều dự án công trình đang giải phóng mặt bằng…
Lệ ngưng câu nói nửa chừng, cô dập nhẹ lên vai Lam cười tinh quái:
- Ừa, nếu hồi đó có cầu, cậu đâu phải bơi thuyền sang sông chơi với bọn tớ , đổi bưởi lấy sỏi trắng, đến suýt chết đuối.. Cậu nhớ chứ?
- Chết đuối?
Lam rùng mình. Nổi sợ khi bị chìm dưới lòng sông lạnh giá vẫn chưa nguôi ám ảnh cô . Lam thụt lùi như muốn tránh xa mặt nước. Lệ nắm tay Lam giữ lại :
– Tụi mình có rất nhiều kỷ niệm ở giòng sông này…Nhưng chỉ nên nhớ đến những kỷ niệm đẹp…Tớ muốn sống thanh thản..Tớ…
Đôi mắt Lệ ửng hồng, nước mắt tràn mi. Những hình bóng thân yêu cứ lướt qua như cuộn phim quay dở.
“ Tôi đưa em sang sông, Chiều xưa mưa rơi âm thầm. Để thấm ướt chiếc áo xanh, và đẫm ướt mái tóc em….Tôi đưa em sang sông, bàn tay nâng niu ân cần. Sợ bến đất lấm gót chân. Sợ bến gió buốt trái tim….”(*)
Tiếng huýt sáo giai điệu bài hát ngày xưa vang lên da diết.
Lam bàng hoàng. Ngày ấy, khi tỉnh lại trong vòng tay bạn bè, một học sinh đã nói với cô:
- Nếu không có cậu ấy , cậu chết chắc..May phước.
Trong trạng thái lơ mơ, cô chỉ nhìn thấy một dáng người gầy gò quay lưng vừa đi vừa huýt sáo điệu nhạc nầy.
Mọi chuyện rồi rơi vào quên lảng. Việc lôi một con bé suýt đuối nước vào bờ không phải là điều gì ghê gớm. Con sông quá quen thuộc và hiền hòa. Xui thôi….Năm sau, một cái cầu nhỏ cũng đã được bắt qua sông. Và chẳng ai nhớ gì nữa.
Nhưng rồi hôm nay, khi câu chuyện cũ được nhắc lại. Nỗi sợ xưa bị đánh thức. Và lạ thay, cùng lúc một điệu hát bỗng bật lên mang âm điệu ngày cũ, của một thời thanh xuân bình lặng, tưởng đã quên mà vẫn còn nhớ.
- Hình như tớ chưa cám ơn người đã cứu tớ hồi đó. Không biết cậu ta còn đây hay đã lang bạt nơi đâu. Giá được gặp mặt, tớ sẽ mới cậu ấy một ly cà phê thật ngon. Nhớ quá thời lội sông.
Lệ nhìn Lam:
- Cậu bỏ Tỉnh Thức thì làm sao tìm được người?
Lam nhìn thẳng vào mắt Lệ, nghiêm nghị hỏi:
- Cậu có gì dấu tớ? Cậu không giống Lệ của hai năm trước. Cả thôn mình cũng như có điều gì đó bất ổn. Những người tớ quen cũng thay đổi rất nhiều. Tớ thật sự chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra ở đây, nhưng tớ cảm giác mọi thứ sắp đến cao trào. Tớ sợ…
- Cậu không làm nốt việc mình đã làm à ? Nhưng cũng phải, tội vạ gì cậu phải ở lại đây chứ?
- – Cậu nói đúng, tớ muốn lập nghiệp ở thành phố, lấy chồng, sinh con. Ở đây, chắc tớ ế mất. Chờ một thời gian, tớ bán căn nhà vườn nầy lấy vốn mua một căn chung cư, yên phận.
- Chắc hai chữ Tỉnh Thức sẽ biến mất trong tâm thức cậu. Cả con bạn nầy cũng vậy.
Lam vỗ vai Lệ:
-Cậu giận tớ sao?
– Không. Tớ có vệc phải về. Ngày mai, tớ phải đi làm. không tiễn cậu được. Về mạnh giỏi.
Lam nhìn Lệ :
- Xin lỗi cậu..Tớ…mà thôi, cậu đi đi, tớ ngồi đây một lát nữa.
Khi Lệ đi rồi, Lam thẩn thơ đi dọc ven sông. Cô chìm trong những hồi ức không đầu không đuôi. Cô từng có một ước mơ lý tưởng nhưng cô không có điều kiện để thực hiện nó. Hình như xã hội hôm nay với những thực tế nghiệt ngã khiến những hoài bảo tuổi trẻ trở nên không tưởng. Cô không phải là mẫu người hèn yếu. Cô đau lòng khi thấy tuổi trẻ của mình và bạn bè thời niên thiếu đi qua phí hoài. Không phải công danh, cũng chẳng phải vì lợi ích cá nhân mà là vì Thượng Đế đã ban cho người trẻ bầu nhiệt huyết, sức khỏe, sự minh mẫn để gánh vác trách nhiệm tương lai. Vậy mà, cô đã đóng góp được gì cho cái tương lai dù đơn giản nhất.
Lam nhìn qua bên kia sông, những ngôi nhà mái đỏ mái xanh lấp phủ gần hết những mảnh ruộng mà một thời là niềm tự hào , là tượng trưng cho sự no ấmcủa người dân Tỉnh Thức. Chính quyền nói đó là tương lai, và cuộc sống mới sẽ thay đổi cuộc đời của dân thôn. Chỉ có điều không biết có bao người nhìn thấy những đám mây mù đầy sương thảm đạm càng lúc càng lược bỏ ánh nắng ấm và sự lạnh lẻo đeo bám vào tâm hồn từng người khiến ai cũng muốn co cụm để lẩn tránh nổi sợ hãi vô hình đe dọa mình. Họ không tự vệ được bởi họ không biết nổi sợ đó đến từ đâu và ai làm ra nó. Đối với người dân quê, thấp cổ bé miệng , quanh năm chỉ biết căm cụi lao động kiếm miếng ăn cho gia đình,họ không thể phân biệt được cái được cái mất vô hình và họ cũng không thể lựa chọn điều tốt nhất cho tương lai mình. Chấp nhận và cam chịu là những gì họ phải làm , phải nhận.
Lam bật cười cay đắng khi những ý nghĩ đó lướt qua đầu. Đó cũng là những điều Thanh đã nói với cô khi thảo hợp đồng làm việc.
- Cô hãy về và thể hiện mình là đứa con của Tỉnh Thức: thử lắng nghe, tìm hiểu và giúp đỡ họ bằng lý trí và sở học của mình.
Lam nhíu mày:
-Chẳng lẽ chẳng có ai làm điều đó , và tôi sẽ làm được sao?
-Thì cô cứ giúp họ biết mơ ước là đủ rồi…
Thanh vổ vai Lam rồi biến đi thật nhanh không cho Lam chút thời gian nào để tìm kiếm câu trả lời thích hợp.
Ngẩm lại lời căn dặn có vẽ “dạy đời” đó của Thanh, Lam bực bội nói to:
- Hoang đường.
Những âm thanh vừa tăng âm chợt bị nén lại . Miệng Lam vẫn còn há hốc. Cách cô vài mươi bước chân, bên gốc cây si, chỗ bến đò ngày trước, Thanh và Lệ đang sóng vai nhau nhìn ra sông .
– Lệ quen Thanh à? Như vậy Thanh đâu phải người lạ.
Tò mò, Lam cố tìm hiểu, nhưng gió ngược chiều nên Lam không nghe cả hai đang nói chuyện gì.
- Cả hai là tình nhân? Có thể lắm vì những ngày sau nầy Lệ rất lạ lùng.
Chẳng lẽ Lệ không còn tình cảm gì với Hải đúng như lời Lệ từng nói. Mà cũng phải, họ khác nhau về suy nghĩ, tính cách và cả cuộc sống thì đến một lúc nào đó hai người rẻ nhánh là điều hiển nhiên thôi. Mãi suy nghĩ Lam không thấy Lệ đã rời đi từ lúc nào. Nhưng Thanh vẫn còn đứng đó. Anh cứ nhìn mông sang bờ bên kia . Gió hất tung hai cánh áo sơ mi không cài nút để lộ chiếc áo thun màu trắng. Lam bàng hoàng. Và không suy nghĩ, không dè dặt, Lam chạy đến bên Thanh, cô nói trong hơi thở gấp vì đi nhanh và cũng vì cơn giận bản thân ùa đên cùng lúc:
- Tôi sẽ ở lại và sẽ tiếp tục công việc dang dở.
Thanh mở to mắt nhìn Lam. Lam nhắc lại, giọng nhỏ hơn:
- Tôi sẽ ở lại Tỉnh Thức để thực hiện hợp đồng. Anh phải chuyển lại số tiền tôi gửi cho anh ngay ngày mai.
Thanh nhìn Lam tỏ vẻ không hiểu. Anh im lặng một giây rồi quay đi sau khi buông mấy tiếng hờ hửng:
- Cám ơn cô..nhưng.. cô không hối hận đó chứ?
Kim Hài