Nhà thơ Trần Đăng Khoa

2617

(Vanchuongphuongnam..vn) – Nhà thơ Trần Đăng Khoa sinh ngày 24-4-1958 tại Tỉnh Hải Dương. Năm 8 tuổi ông đã có nhiều bài thơ đăng trên báo, năm 10 tuổi, ông đã xuất bản tập thơ đầu tiên với nhan đề “Từ góc sân nhà em “(1968). Cũng trong năm 1968, ông đã cho ra mắt tập thơ thứ hai là “Góc sân và khoảng trời”, trong đó, bài thơ “Hạt gạo làng ta” sáng tác năm 1968, là bài thơ phổ biến nhất được phổ nhạc. Ông được mệnh danh là “Thần đồng thơ trẻ” từ đấy.

Khi đang còn học lớp 10 tại trường phổ thông cấp 3 Nam Sách, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã nhập ngũ và phục vụ chiến đấu tại quân số tại Tiểu đoàn 691 Trung đoàn 2 Quân tăng cường Hải Hưng.

Sau khi đất nước hòa bình thống nhất, ông được điều về quân chủng hải quân. Sau đó ông theo học Trường Viết văn Nguyễn Du và được cử sang học tại Viện Văn học Thế giới M. Gorki thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Nga.

 Trong quá trình công tác, ông từng giữ các chức vụ:  Biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Trưởng ban Văn học Nghệ thuật, Giám đốc Hệ Phát thanh có hình VOVTV của Đài tiếng nói Việt Nam, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Đài Tiếng nói Việt Nam. Hiện nay, ông là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa

Tác phẩm xuất bản:

Từ góc sân nhà em, năm 1968.

Góc sân và khoảng trời, tập thơ, năm 1968, tái bản khoảng 30 lần, được dịch và xuất bản tại nhiều nước trên toàn thế giới

Tuyển tập thơ Trần Đăng Khoa (tập 1) năm 1970

Trường ca Trừng phạt năm 1973

Khúc hát người anh hùng, trường ca, năm 1974.

Tuyển tập thơ Trần Đăng Khoa (tập 2) năm 1983

Bên cửa sổ máy bay, tập thơ, năm 1986.

Chân dung và đối thoại, tiểu luận phê bình, Hà Nội: Nhà xuất bản Thanh niên, năm 1998, tái bản nhiều lần.

Bài “Thơ tình người lính biển” đã được Hoàng Hiệp phổ nhạc.

Đảo chìm, tập truyện – ký, đến đầu năm 2009 đã tái bản 25 lần.

Hầu chuyện Thượng Đế, đàm thoại văn học, năm 2015, gồm 80 bài.

Đảo chìm Trường Sa, tuyển tập thơ văn, năm 2016.

 

Giải thưởng văn học:

Giải thưởng thơ của báo Thiếu niên Tiền phong các năm 1968, 1969, 1971

Giải nhất báo Văn nghệ năm 1982

Giải thưởng Nhà nước năm 2000

Và nhiều giải thưởng cao quý khác

 

Quan Niệm văn học:

 

Ảnh tư liệu