Nhà văn Phạm Thanh Quang

2516

(Vanchuongphuongnam.vn) – Nhà văn Phạm Thanh Quang sinh năm 1951, quê quán Thượng Lâm, Mỹ Đức, Hà Nội, hiện nay ở Biên Hòa, Đồng Nai. Anh nguyên là sĩ quan pháo binh Quân đội Nhân dân Việt Nam – trước 1975 hoạt động trên chiến trường miền Đông Nam bộ. Năm 1993, anh chuyển sang làm Phó chủ tịch Thường trực Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đồng Nai. Nhà văn Phạm Thanh Quang là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam.

Nhà văn Phạm Thanh Quang

Tác phẩm xuất bản:
– Dòng xoáy cuộc đời (tiểu thuyết, NXB Thanh Niên, 1989)
– Tình yêu thuở ấy (tập truyện ngắn, NXB Đồng Nai, 1993)
– Chiều sông quê (tập thơ, NXB Văn Học, 1996)
– Ráng mỡ gà (kịch bản phim truyện, giải thưởng Hãng Phim truyện VN, 1997)
– Sương khói quê nhà (tập Thơ, NXB Hội Nhà Văn, 1999)
– Khoảng lặng không gian (tập thơ, NXB Hội Nhà Văn, 2000, Giải thưởng VHNT Trịnh Hoài Đức năm 2000)
– Địa linh (tập truyện ngắn, NXB Thanh Niên, 2001, Giải thưởng Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam năm 2001)
– Lạc giữa hành tinh (truyện dài thiếu nhi, NXB Kim Đồng, 2003)
– Tìm lại mỹ nhân (tập truyện ngắn, NXB Hội Nhà Văn, 2004)
– Ảo ảnh (Kịch bản phim truyện truyền hình 33 tập HTV7, phát trên giờ vàng, 2005)
– Tình chiều (tập thơ, NXB Hội Nhà Văn, 2009)
– Nhóm lửa giúp bà (thơ thiếu nhi, NXB Đồng Nai, 2012)
– Cua kềnh vượt vũ môn (truyện dài thiếu nhi, NXB Kim Đồng, 2019)

Giải thưởng:
– Giải nhì Cuộc thi truyện ngắn tỉnh Đồng Nai 1985 với truyện ngắn “Hương xoài”.
– Giải khuyến khích Cuộc thi truyện ngắn Thành phố Hồ Chí Minh 1986 với truyện ngắn “Cùng nghĩ về đồng đội”.
– Giải khuyến khích Cuộc thi kịch bản phim truyện của Hãng Phim truyện Việt Nam 1997 với kịch bản “Ráng Mỡ Gà”.
– Giải nhì về thơ Giải thưởng VHNT Trịnh Hoài Đức lần thứ nhất năm 2000 với tập thơ “Khoảng lặng không gian”.
– Giải ba Giải thưởng Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam năm 2001 với tập truyện ngắn “Địa Linh”.
– Giải Tư Cuộc thi Thơ, truyện giành cho bé do Bộ Giáo dục Đào tạo và Hội Nhà Văn Việt Nam tổ chức năm 2004 với bài thơ “Cùng đi”.

Quan niệm văn học:

Hình ảnh tư liệu: